Tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Trang 50)

9. Kết cấu của Luận văn

1.3.5.Tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Theo từ điển tiếng Việt: “Tự chủ là tự điều hành, quản lý một công việc của mình mà không bị ai chi phối”. “Trách nhiệm là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái thì phải gánh chịu hậu quả”. Khái niệm trách nhiệm phản ánh sự ràng buộc của hành vi hay lời nói của một đối tượng đối với kết quả của các hành vi, lời nói đó.

Ngày 9/5/2005 Chính phủ ban hành Nghị định 115/NĐ-CP (Nghị định 115) quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu KH&CN công lập; Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp KH&CN (Nghị định 80).

Nghị định 115 và Nghị định 80 của Chính phủ là hai giải pháp quan trọng về tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học, quy định việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao nhất cho các tổ chức KH&CN công lập, đó chính là cơ chế của doanh nghiệp KH&CN, Nhà nước cho phép các tổ chức KH&CN được lựa chọn 3 loại hình tổ chức:

Thứ nhất, là tổ chức KH&CN nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách phục vụ quản lý nhà nước, được ngân sách tiếp tục đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên nhưng sử dụng theo phương thức khoán tương ứng với nhiệm vụ được giao. Loại hình tổ chức này về cơ bản vẫn được Nhà nước bao cấp như trước đây nhưng với mức độ tự chủ cao hơn.

Thứ hai, là tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí hoạt động (gọi tắt là tổ chức chuyển đổi), được hiểu là đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên (quỹ lương và chi hoạt động bộ máy), sau khi chuyển đỏi vẫn là một tổ chức KH&CN hoạt động theo luật KH&CN, được Nhà nước tiếp tục hỗ trợ kinh phí thông qua nhiệm vụ và đầu tư phát triển, đồng thời nếu có hoạt động sản xuất kinh doanh thì được hưởng quyền lợi khác như doanh nghiệp mới thành lập.

Thứ ba, là doanh nghiệp KH&CN, được hiểu là doanh nghiệp đa sở hữu mới khởi nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực KH&CN theo luật Doanh nghiêp, sản xuất kinh doanh các sản phẩm mới dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học, bí quyết công nghệ, vườn ươm tạo công nghệ, được hưởng chính sách ưu đãi cao của Nhà nước trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển.

Nghị định 115 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, KH&CN, về tài chính và tài sản, tổ chức và biên chế của các tổ chức KH&CN. Như vậy, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong lĩnh vực nghiên cứu này là: quyền được chủ động sáng tạo về nhiệm vụ, tài chính, tài sản, tổ chức và biên chế, tạo điều kiện gắn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất, kinh doanh và đào tạo nhân lực, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa các hoạt động KH&CN.

* Các hình thức thu hút nhân lực KH&CN chất lƣợng cao

Thu hút nhân lực KH&CN theo nhiệm vụ, dự án diễn ra đa dạng dưới nhiều hình thức như:

- Ký hợp đồng theo công việc và trả thù lao theo quy định Nhà nước hoặc quốc tế đối với chuyên gia, tư vấn. Ví dụ, như nhân viên trong các phòng thí nghiệm, chuyên gia có trình độ cao thực hiện từng công đoạn, tính chất công việc của dự án và nhận thù lao theo giờ.

- Thuê theo thời vụ: được áp dụng cho ban chỉ đạo dự án, bộ phận quản lý trả tiền thuê theo tháng; theo tính chất dự án nghiên cứu về nông nghiệp, giáo dục đào tạo, y tế,…

- Thuê theo thời gian: đối với người làm hành chính, lái xe, kế toán… thì chủ nhiệm dự án ký hợp đồng dài hạn, với mức lương theo quy định của Nhà nước. Đối với các dự án nước ngoài trả theo quy định chung của thế giới.

* Kết luận Chương 1

Qua việc nghiên cứu khái niệm về quản lý nhân lực, yếu tố con người cùng với các hệ khái niệm công cụ cho thấy các nhiệm vụ, dự án KHCN có thành công hay không chính là nguồn lực con người. Chính vì vậy việc thu hút nhân lực KH&CN chất lượng cao trong thời kỳ hiện nay là yếu tố sống còn của mỗi quốc gia cũng như của từng địa phương, từng tổ chức khoa học và công nghệ, từng doanh nghiệp.

Thu hút nhân lực KH&CN bằng nhiều con đường, nhưng thu hút theo nhu cầu công việc, trả lương theo nhiệm vụ, dự án có tính khả thi cao trong điều kiện nền kinh tế thị trường, phù hợp với đặc điểm nhân lực KH&CN, có như vậy mới thu hút được các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia có trình độ cao cho dự án KHCN.

Mặt khác qua nghiên cứu lý thuyết DĐXH không kèm di cư (hiện tượng đa vai trò-vị thế việc làm, nghề nghiệp) và DĐXH kèm di cư cho thấy chính sách thu hút nhân lực KH&CN theo nhu cầu công việc, trả lương theo nhiệm vụ, dự án phù hợp với lý thuyết DĐXH, giải quyết được sự thiếu hụt về nhân lực khoa học trong các cơ quan khoa học, ở các địa phương, góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ cán bộ khoa học.

CHƢƠNG II.

HIỆN TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHẤT LƢỢNG CAO TẠI VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2.1.1. Về chức năng nhiệm vụ:

Phát triển khoa học công nghệ là một chủ trương lớn mà Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trước năm 1970 Đảng và Nhà nước đã có chủ trương xây dựng một Trung tâm khoa học của cả nước và đến ngày 20/5/1975 Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) có Nghị định số 118/CP thành lập Viện Khoa học Việt nam nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Ngày 25/12/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 108/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Theo đó Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ; cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội; đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao theo quy định của pháp luật.

Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Chính phủ dự thảo nghị định quy định, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; chiến lược, quy hoạch, các chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các dự án, đề án quan trọng của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

2. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập mới, đổi tên, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam thuộc thẩm quyền của Thủ tướng.

a) Nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ trong các lĩnh vực: toán học; vật lý; hóa học; sinh học; công nghệ sinh học; công nghệ thông tin; điện tử, tự động hóa; công nghệ vũ trụ; khoa học vật liệu; đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học; khoa học trái đất; khoa học và công nghệ biển; môi trường và năng lượng; dự báo, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

b) Nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và môi trường;

c) Triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ;

d) Đề xuất và chủ trì thực hiện các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước theo sự phân công của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao; tổ chức đào tạo sau đại học về khoa học tự nhiên và công nghệ theo quy định của pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Báo cáo và cung cấp thông tin động đất, cảnh báo sóng thần với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

6. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường khoa học, công nghệ.

7. Tham gia thẩm định trình độ công nghệ, xét duyệt luận chứng kinh tế- kỹ thuật các công trình trọng điểm, quan trọng của nhà nước và của các địa phương theo sự phân công của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

8. Quyết định các dự án đầu tư của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam theo quy định của pháp luật.

9. Quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

a) Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

b) Quyết định phân bổ chỉ tiêu kế hoạch, kiểm tra việc chi tiêu, chịu trách nhiệm quyết toán;

c) Quản lý tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.

11. Thực hiện hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ theo quy định của pháp luật.

12. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

2.1.2. Về cơ cấu tổ chức:

Tính đến nay (tháng 12/2014) Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam có 51 đơn vị trực thuộc bao gồm: 06 đơn vị giúp việc Chủ tịch Viện, 34 đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học (27 đơn vị do Thủ tướng Chính phủ thành lập và 07 đơn vị do Chủ tịch Viện thành lập); 06 đơn vị sự nghiệp khác (05 đơn vị do Thủ tướng Chính phủ thành lập và 01 đơn vị do Chủ tịch Viện thành lập); 04 đơn vị tự trang trải kinh phí và 01 doanh nghiệp Nhà nước.

Các đơn vị của Viện Hàn lâm KH&CN tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Một số đơn vị đóng tại Phú Thọ, Hải Phòng, Huế, Nha Trang và Đà Lạt. Ngoài ra, Viện còn có hệ thống trên 100 đài trạm thuộc 17 Viện nghiên cứu chuyên ngành, phân bố tại 35 tỉnh, thành phố đặc trưng cho hầu hết các vùng địa lý của Việt Nam (đồng bằng, ven biển, trung du, miền núi và hải đảo) để khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, triển khai thực nghiệm về địa chất, địa từ, địa động lực, địa lý, môi trường, tài nguyên và thử nghiệm vật liệu…Viện Vật lý địa cầu hiện đang quản lý 53 đài trạm trở thành đơn vị có số đài trạm lớn nhất trong hệ thống.

a) Lãnh đạo Viện Hàn lâm và KH&CN Việt Nam:

Lãnh đạo Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam có Chủ tịch và ba Phó chủ tịch. - Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ

hoạt động của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

- Các Phó Chủ tịch là người giúp Chủ tịch Viện, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Viện, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Viện và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công.

b) Các đơn vị giúp việc Chủ tịch Viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập gồm: - Ban Tổ chức-Cán bộ;

- Ban Kế hoạch-Tài chính; - Ban Hợp tác quốc tế;

- Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ; - Ban Kiểm tra;

- Văn phòng;

- Cơ quan đại diện của Viện tại thành phố Hồ Chí Minh.

c) Các đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam do Chính phủ thành lập gồm:

1.Viện Toán học 2. Viện Vật lý 3. Viện Hóa học

4. Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên 5. Viện Cơ học

6. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật 7. Viện Địa lý

8. Viện Vật lý địa cầu 9. Viện Hải dương học

10.Viện Tài nguyên và Môi trường biển 11.Viện Địa chất và Địa vật lý biển 12. Viện Khoa học năng lượng 13. Viện Khoa học vật liệu 14. Viện Kỹ thuật nhiệt đới 15. Viện Công nghệ thông tin 16. Viện Công nghệ sinh học

17. Viện Công nghệ môi trường 18. Viện Công nghệ hóa học 19. Viện Công nghệ vũ trụ

20. Viện Cơ học và Tin học ứng dụng 21. Viện Sinh học nhiệt đới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22. Viện Kỹ thuật nhiệt đới

23. Viện Khoa học vật liệu ứng dụng

24. Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang 25. Viện Hóa sinh biển

26. Trung tâm Vệ tinh quốc gia

27. Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên

d) Các đơn vị sự nghiệp khác do Chính phủ thành lập

1. Trung tâm Thông tin–Tư liêu 2. Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam

3. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ 4. Trung tâm Phát triển công nghệ cao

5. Trung tâm Tin học và tính toán

đ) Các đơn vị nghiên cứu do Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam thành lập gồm:

1. Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học 2. Viện Vật lý thành phố Hồ Chí Minh

3. Viện Địa lý tài nguyên TP. Hồ Chí Minh 4. Viện Nghiên cứu Khoa học miền Trung 5. Viện Sinh thái học miền Nam

6. Viện Nghiên cứu hệ Gen

7. Trung tâm Đào tạo Tư vấn và chuyển giao công nghệ

Cơ cấu tổ chức của các đơn vị nghiên cứu Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam như sau:

- Ban lãnh đạo: Viện trưởng và các Phó viện trưởng. - Hội đồng khoa học.

- Phòng Quản lý tổng hợp: Làm công tác văn phòng, tổ chức cán bộ, hợp tác quốc tế, kế hoạch, tài chính, kế toán, văn thư và các công việc khác phục vụ cho hoạt động chung của toàn Viện.

- Các phòng chuyên môn và các Trung tâm (nếu có).

Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức của các đơn vị nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Cơ sở vật chất

Trong nhiều năm qua Viện Hàn lâm KH&CNVN được Nhà nước từng bước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ trong đó có 4 phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia (PTNTĐ) về Công nghệ Gen; Công nghệ mạng; Vật liệu và linh kiện điện tử; Công nghệ tế bào thực vật, cùng nhiều phòng thí nghiệm nghiên cứu cấp viện khác. Nhiều phòng thí nghiệm của Viện được trang bị các thiết bị nghiên cứu hiện đại đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Viện.

Hội đồng khoa học P. Quản lý tổng hợp

Các phòng nghiên cứu Các Trung tâm (nếu có)

Viện có các khu sản xuất thử nghiệm nhằm trực tiếp phục vụ công tác phát triển công nghệ, đưa kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tế. Viện đang tích cực trình Chính phủ xây dựng Khu Công nghệ cao của Viện tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

2.1.3. Vài nét về nhân lực khoa học và công nghệ

Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam là một cơ quan khoa học nghiên cứu đa ngành lớn nhất của cả nước trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Tính đến tháng 12/2014 lực lượng khoa học trên 4000 cán bộ, viên chức trong đó có 2419 cán bộ trong biên chế; 41 GS, 152 PGS, 31 TSKH, 707 TS, 846 ThS và 718 cán bộ, viên chức có trình độ trình độ đại học.

Bảng 2.1. Nhân lực phân theo trình độ tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Năm Trình độ GS PGS TSKH TS ThS ĐH 2010 45 189 47 632 633 822 2011 40 177 40 635 684 826 2012 37 169 36 662 714 826

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Trang 50)