Cạnh tranh trên thị trường hệ thống truyền thông đa phương tiện

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ sản PHẨM hệ THỐNG TRUYỀN THÔNG đa PHƯƠNG TIỆN tại CÔNG TY cổ PHẦN THƯƠNG mại AIC (Trang 34)

Có rất nhiều các công ty lớn nhỏ đang tham gia vào thị trường sản phẩm hệ thống truyền thông đa phương tiện trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, khác với thị trường của các loại sản phẩm khác, thị trường sản phẩm hệ thống truyền thông đa phương tiện có nhiều nét riêng biệt và đặc thù.

Trên thị trường Việt Nam, hầu như các nhà phân phối sản phẩm hệ thống truyền thông đa phương tiện là các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp này được các hãng, tập đoàn sản xuất thiết bị điện tử âm thanh ở nước ngoài ủy quyền và trở thành các nhà phân phối chính thức.

Là một công ty lớn ở thị trường miền bắc về thiết bị âm thanh, điện tử, cộng thêm quá trình hoạt đồng lâu dài trên thị trường nên công ty cổ phần thương mại AIC là một trong những đơn vị phân phối lớn nhất các sản phẩm hệ thống truyền thông đa phương tiện. Trong quá trình hoạt động kinh doanh và nghiên cứu thị trường, công ty đã xác định các đối thủ cạnh tranh chính của mình như sau.

Bảng 2: Các đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại AIC.

Sản phẩm Đối thủ cạnh tranh 1. Hệ thống âm thanh hội nghị, Hệ

thống âm thanh biểu diễn, hệ thống hội nghị truyền hình,

Công Ty TNHH Điện Tử Thái Hưng , Công Ty Cổ Phần Sao Mai

2. Hệ thống thông báo công cộng, camera quan sát, hệ thống kiếm soát vào ra

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Và Thương Mại CECOM , công Ty TNHH Dịch Vụ & Thương Mại Công Nghệ Đạt Khang

(Nguồn: Số liệu phòng kinh doanh)

Với nhóm sản phẩm đầu tiên, có rất nhiều các nhà phân phối, công ty cung cấp các sản phẩm hệ thống âm thanh hội nghị, hệ thống âm thanh biểu diễn, hệ thống hội nghị truyền hình. Tuy nhiên, đối thủ cạnh tranh lớn nhất và trực tiếp nhất với công ty cổ phần thương mại AIC là Công Ty TNHH Điện Tử Thái Hưng , Công Ty Cổ Phần Sao Mai.

Công ty cổ phần Sao Mai, công ty này thành lập từ năm 2005 nhưng đang cạnh tranh trực tiếp với công ty cổ phần thương mại AIC về mảng cung cấp thiết bị âm thanh hội nghị, âm thanh biểu diễn. Công ty này là nhà cung cấp của các hãng như hãng OHM (Vương Quốc Anh-UK), Hãng Adamson (Canada). Nexo (Pháp), Sennheiser (Đức) Behringer (Đức).

Công ty TNHH Điện Tử Thái Hưng cũng được xác định là một trong những đối thủ chính của công ty AIC. Công ty này cũng cung cấp các sản phẩm như hệ thống âm thanh hội nghị, hệ thống âm thanh biểu diễn, hệ thống hội nghị truyền hình nhưng lại từ các hãng nước ngoài nổi tiếng khác như EXA audio, EV, EKARS, LEAD STAR, GOLDSKY, TAGNNGQY, PRO MAIN, YAMAHA, JBL, CROWN, SHURE, SOUNDCRAFT, SGM, GENI, NEO NEON, CR-LASER. Công ty này được thành lập khá lâu từ năm 2002 với kinh nghiệm 10 năm hoạt động trên thị trường hệ thống truyền thông đa phương tiện. Ngoài ra công ty này có một điểm mạnh là có hơn 100 đại lí phân phối sản phẩm trên cả nước và có chế độ hậu mãi khá chu đáo.

Với nhóm sản phẩm thứ 2, công ty cổ phần thương mại AIC xác định có hai đối thủ cạnh tranh chính là Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Và Thương Mại CECOM và công Ty TNHH Dịch Vụ & Thương Mại Công Nghệ Đạt Khang. Hai công ty này có lợi thế về sản phẩm. Sản phẩm của 2 công ty này đều rất đa

dạng và đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Mặc dù các thương hiệu của hai công ty này cung cấp chưa hẳn là những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường nhưng lại có giá thành linh hoạt và tương đối rẻ hơn so với sản phẩm của công ty cổ phần thương mại AIC. Theo nghiên cứu thị trường của phòng kinh doanh công ty cố phần hương mại AIC, giá thành sản phẩm hệ thống camera quan sát, hệ thống thống báo công cộng và hệ thống kiểm soát vào ra của hai công ty đối thủ cạnh tranh rẻ hơn từ 5-7% giá của công ty AIC.

Ngoài những đối thủ cạnh tranh chính đề cập ở trên, công ty cổ phần thương mại AIC còn phải cạnh tranh với hơn 500 công ty điện máy lớn nhở trên địa bàn Hà Nội và hàng ngàn các công ty khác ở các tỉnh. Đặc biệt, công ty gặp phải áp lực cạnh tranh rất lớn từ các nhà cung cấp các sản phẩm có nguồn gôc từ Trung Quốc, có giá thành rẻ hơn rất nhiều. Ngoài ra các sản phẩm hàng giả hàng nhái từ Trung Quốc cũng khiến các các sản phẩm chính hãng của công ty gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ.

Có thể nói, Công ty cổ phần thương mại AIC đang bị cạnh tranh mạnh từ phía các đối thủ cạnh tranh của mình. Thông qua việc phân tích một cách tổng thể những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh cũng như khái quát tình hình thị trường Việt Nam hiện nay, sẽ là cơ sở để công ty đưa ra được những kế hoạch tiêu thụ và chiến lược kinh doanh phù hợp để đạt hiệu quả hơn và dần chiếm lĩnh ngày càng được nhiều thị phần.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ sản PHẨM hệ THỐNG TRUYỀN THÔNG đa PHƯƠNG TIỆN tại CÔNG TY cổ PHẦN THƯƠNG mại AIC (Trang 34)