Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến yểm trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ sản PHẨM hệ THỐNG TRUYỀN THÔNG đa PHƯƠNG TIỆN tại CÔNG TY cổ PHẦN THƯƠNG mại AIC (Trang 60)

Việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ sẽ làm cho công tác quản lý, điều khiển các kênh tiêu thụ gặp nhiều khó khăn hơn đặc biệt đối với lực lượng bán hàng không thuộc lực lượng bán hàng cơ hữu của công ty do việc mua đứt bán đoạn sản phẩm của công ty ảnh hưởng đến lợi nhuận của lực lượng bán hàng này do đó họ có thể đầu cơ tích trữ sản phẩm gây nhiễu thị trường hay việc bán các sản phẩm đã quá hạn sử dụng, sản phẩm đã hư hỏng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng người tiêu dùng cuối cùng từ đó ảnh hưởng đến uy tín của công ty trên thị trường.

Do đó để đảm bảo quản lý mạng lưới tiêu thụ sản phẩm được tốt, công ty phải thường xuyên kiểm tra chặt chẽ lực lượng bán hàng này đồng thời phải tìm hiểu kỹ lưỡng khi có những đơn đặt hàng, mua hàng lớn và dành cho họ những lợi ích nhất định. Hơn nữa công ty phải không ngừng dùng các biện pháp truyền thông hướng dẫn sử dựng cho khách hàng như: hướng dẫn sử dụng cho khách hàng bằng cách viết tài liệu hướng dẫn đi kèm với thiết bị, hướng dẫn thông qua quảng cáo giới thiệu sản phẩm, thông qua hội chợ triển lãm...

3.3.4. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến yểm trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm phẩm

Việc xác định rõ thị trường mục tiêu của mình là rất quan trọng, hơn nữa từ hoạt động này, công ty có thể tìm kiếm được đoạn thị trường mục tiêu, tức là đoạn thị trường để công ty có thể phát huy hết tiềm năng của mình và đạt được thị trường của mình, nhưng trong tương lai, với nền kinh tế thị trường có tốc độ tăng trưởng lớn, nhiều thay đổi, công ty cần có kế hoạch theo dõi sát thị trường, phát hiện được những thay đổi của thị trường một cách nhanh nhất, qua đó, lập chiến lược bán hàng cho phù hợp.

Hiện nay công ty đng có những biện pháp khai thác các sản phẩm tương đối hợp lí .Tuy nhiên công ty vẫn phải tiếp tục nghiên cứu chính sách sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh để từ đó rút ra phương hướng cho công ty có biện pháp ứng phó kịp thời với mọi tình thế. Đối với mặt hàng công nghệ cao của công ty thì chất lượng và giá cả là yếu tố hàng đầu .

Với các khách hàng của công ty thì nhu cầu chất lượng là trên hết do đó chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà họ sử dụng có đảm bảo được nhu cầu đó hay không sẽ quyết định đến việc tiêu thụ sản phẩm và uy tín của

công ty. Vì vậy công ty cần chú ý đến chất lượng của sản phẩm ngay từ khâu nhập hàng về và cả trong khâu lắp đặt, bảo dưỡng.

Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng đó là giá cả của sản phẩm. Tuy mặt hàng kinh doanh của công ty không phải là sản phẩm mới nhưng không phải vì thế mà sự cạnh tranh không cao, hiện nay cũng có khá nhiều các công ty đang kinh doanh cùng mặt hàng với công ty và hầu hết đều muôn khẳng định sự có mặt cũng như yếu tố tiên phong của mình trong lĩnh vực sản phẩm công nghệ cao, đặc biệt tại hai thị trường lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho nên chiến lược giá có tầm ảnh hưởng rất lớn đề kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Nguồn hàng hiện nay của công ty khá ổn định tuy nhiên toàn bộ sản phẩm đều phải nhập từ nước ngoài nên chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái, thuế nhập khẩu, các chính sách của Nhà nước cho nên cũng tạo ra những thay đổi trong giá sản phẩm đầu vào của Công ty. Để đảm bảo có đủ sản phẩm cung ứng cho thị trường trong kỳ kế hoạch thì Công ty phải củng cố quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài với các nhà cung cấp truyền thống.

Trong thời gian tới công ty cần phải trú trọng hơn nữa các hoạt động xúc tiến cụ thể:

Xây dựng chiến lược, chính sách xúc tiến cho từng sản phẩm cụ thể trong từng thời gian cụ thể và trên những khu vực thị trường cụ thể.

Dành cho quảng cáo một khoản ngân sách nhất định, đảm bảo quảng cáo trên nhiều phương tiện có hiệu quả. Tiếp tục quảng cáo trên những thị trường đã tiêu thụ tốt, đồng thời quảng cáo trên những thị trường mới tiêu thụ được ít sản phẩm.

Sử dụng các hình thức khuyến mại phù hợp cho cả nhà trung gian phân phối và người tiêu dùng, cuối cùng. Do đó công ty phải có một khoản ngân sách nhất định cho các chiến dịch khuyến mại. Hiện nay công ty mới sử dụng chính sách khuyến mại cho các trung gian phân phối mà chưa có chính sách khuyến mại cho người tiêu dùng cuối cùng như vậy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty mới đạt được những kết quả nhất định. Để hoạt động tiêu thụ đạt kết quả cao hơn, công ty cần có một khoản ngân sách nhất định để khuyến mại cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các hình thức khuyến mại như: tặng vật phẩm mang biểu tượng của công ty cho khách hàng, quay sổ số, bốc thăm trúng thưởng, giảm giá cho khách hàng khi họ mua nhiều lần...

Kết hợp quảng cáo với khuyến mại và các hoạt động xúc tiến trong các chiến dịch nhất định như vậy sẽ đạt được kết quả hơn khi thực hiện các hoạt động xúc tiến riêng lẻ.

Tham gia hội chợ, triển lãm nhằm giới thiệu, giao dịch bán sản phẩm đồng thời là dịp để công ty tìm hiểu nhu cầu khách hàng, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh.

Đẩy mạnh các hoạt động bán hàng trực tiếp: Xây dựng mối quan hệ với khách hàng khi giao tiếp trong quá trình bán hàng trực tiếp

Để hoạt động xúc tiến yểm trợ đạt hiệu quả cao, công ty cần phải xây dựng chương trình hoạt động cụ thể bao gồm các công việc như:

Xác định mục tiêu cho hoạt động xúc tiến cụ thể. Các hoạt động xúc tiến của công ty có thể được tổ chức kết hợp hay tổ chức riêng lẻ, song mỗi hoạt động xúc tiến phải được xây dựng theo những mục tiêu cụ thể nhất định , các mục tiêu này có thể dựa trên mục tiêu của chiến lược tiêu thụ sản phẩm, mục tiêu chiến lược kinh doanh; mục tiêu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong một thời gian kế hoạch hay mục tiêu Marketing của công ty. Các mục tiêu này giúp cho công ty định hướng được và xây dựng được các bước tiến hành có hiệu quả.

Xác định ngân sách cho hoạt động xúc tiến. Mỗi hoạt động xúc tiến cần phải có một khoản ngân sách phù hợp. Do vậy công ty phải dành cho các hoạt động xúc tiến những khoản ngân sách phù hợp với các hoạt động xúc tiến cụ thể. Để xác định ngân sách cho mỗi hoạt động xúc tiến, công ty có thể dựa vào các phương pháp sau để xác định: phương pháp dựa vào khả năng của công ty, phương pháp dựa vào tỷ lệ % doanh thu, phương pháp dựa vào ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến của đối thủ cạnh tranh.

Xây dựng phương án, kế hoạch cho hoạt động xúc tiến cụ thể. Mỗi hoạt động xúc tiến cụ thể cần phải được xây dựng thành kế hoạch, phương án cụ thể từ đó các cán bộ làm nhiệm vụ này của công ty sẽ làm việc có hiệu quả cao

Triển khai hoạt động xúc tiến. Để triển khai hoạt động xúc tiến có hiệu quả, công tác chuẩn bị là hết sức quan trọng. Do đó công ty phải chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự. Một số hoạt động xúc tiến phải được làm thử nghiệm như quảng cáo và sau khi nghiên cứu, đánh giá có khả năng đem lại kết quả cao mới được đưa vào triển khai thực hiện. Một số hoạt động xúc tiến, các cán bộ nhân viên làm nhiệm vụ này phải được đào tạo huấn luyện kỹ lưỡng như: khuyến mại, bán hàng trực tiếp, tham gia hội chợ triển lãm . Sau khi chuẩn bị song, công ty tiến hành triển khai theo kế hoạch đã định.

Đánh giá kết quả hoạt động xúc tiến. Sau khi kết thúc mỗi hoạt động xúc tiến công ty cần phải đánh kết quả hoạt động xúc tiến để rút ra bài học kinh nghiệm, tìm ra điểm yếu và điểm mạnh để khắc phục...

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ sản PHẨM hệ THỐNG TRUYỀN THÔNG đa PHƯƠNG TIỆN tại CÔNG TY cổ PHẦN THƯƠNG mại AIC (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w