PHƯƠNG TIỆN TẠI VIỆT NAM
2.1.1. Nhu cầu tiêu dùng hệ thống truyền thông đa phương tiện tại Việt Nam Nam
Khi Việt Nam mở cửa hội nhập với AFTA, APEC và quan hệ song phương Việt Mỹ ngày càng phát triển, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng gay gắt, thậm chí nguy cơ phá sản hàng còn rất lớn. Có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho hiện tượng này. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng do Nhà Nước bảo hộ hàng hóa trong nước bằng chính sách đánh thuế hàng nhập khẩu dẫn đến hàng trong nước không thể cạnh tranh công bằng với hàng hóa nước ngoài. Một lý do nữa được đưa ra là khả năng quản lí kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước rất yếu. Đặc biệt là việc áp dụng công nghệ hiện đại và điều hành và quản lí doanh nghiệp. Không chỉ với các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước cũng còn khá lung túng với việc đưa công nghệ hiện đại vào quản lí các công việc hành chính. Dẫn đến các công việc liên quan đến hành chính, hội họp mất nhiều thời gian và chưa hiệu quả.
Ngày nay, ứng dụng công nghệ vào quản lí quá trình kinh doanh tại các doanh nghiệp, điều hành quản lí tại các cơ quan công quyền của nhà nước bằng cách phát huy và sử dụng lợi thế của công cụ máy tính, thiết bị hiện đại đã trở thành một xu hướng phát triển tất yếu của thế giới.
Đứng trước xu hướng đó, một số doanh nghiệp Việt Nam đã sớm nhận thức được điều này. Ho đã và đang tiến hành ứng dụng một số thành tựu của công nghệ trong quy trình quản lý của mình và đã thu được những hiệu quả hữu ích trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh. Không những thế việc này còn tạo ra được ưu thế cạnh tranh trên thương trường, hỗ trợ cho việc thiết lập và điều hành doanh nghiệp theo phương thức tiên tiến hơn, đồng thời định hướng được tương lai phát triển, mở rộng các nội dung hoạt động kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó, đa số các doanh nghiệp khác còn có những nhận thức chưa đúng đắn về tính tích cực của công nghệ truyền thông nên chưa có định hướng rõ ràng trong việc ứng dụng công nghệ vào quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh. Theo con số thống kê chưa đầy đủ thì chỉ có hơn 10% các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã và đang sử dụng công nghệ truyền thông như một trợ thủ đắc lực trong quá trình quản lý tại doanh nghiệp. Tuy nhiên
cùng với sự phát triển đi lên của thời đại trong công nghệ quản lý, cộng với những nhận thức đúng đắn về vai trò của công nghệ truyền thông của các doanh nghiệp Việt Nam, kết hợp với hàng loạt các chính sách ưu đãi trong việc ứng dụng và phát triển công khoa học công nghệ từ phía Nhà nước, chúng ta có thể nhìn thấy được khả năng phát triển trong tương lai của thị trường công nghệ truyền thông Việt Nam là rất lớn.