Phòng thay quần áo

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy bột mì theo phương pháp khô với năng suất 50 tấn sản phẩmca (Trang 74)

Tính cho 60% nhân viên ở ca đông nhất (98 người). Tính trung bình 10 người có một phòng.

Vậy cần xây dựng 10 phòng để phù hợp với số lượng nhận viên đông nhất là 98 người. Kích thước mỗi phòng: (3 x 3 x 3,6) m. 7.2.9. Kho vật tư Kích thước: (18 x 6 x 6) m. 7.2.10. Kho bao bì Kích thước: (12 x 6 x 6) m. 7.2.11. Nhà để xe Kích thước (24 x 3 x 3) m. 7.2.12. Gara ôtô Kích thước: (18 x 12 x 6) m.

7.2.13. Trạm bơmKích thước: (6 x 6 x 3,6) m. Kích thước: (6 x 6 x 3,6) m. 7.2.14. Nhà trực bảo vệ Kích thước: (3 x 3 x 3,6) m. Bảng tổng kết tính xây dựng các công trình Bảng 7.1- Bảng tổng kết tính xây dựng các công trình

Stt Tên công trình Kích thước, m Diện tích, m2

01 Kho nguyên liệu 60519 3060

02 Nhà sản xuất chính 184524 810 (4 tầng) 03 Kho chứa bột 42366 1512 04 Kho chứa cám 24186 432 05 Nhà hành chính 35108,4 350 (2 tầng) 06 Nhà xử lý nước 663,6 36 07 Bể nước 1266 72 08 Đài nước D = 4, L = 9 16 09 Trạm bơm 663,6 36 10 Trạm biến áp 3,63,66 12,96 11 Trạm phát điện dự phòng 63,66 21,6

12 Nhà ăn, hội trường 1696 144

13 Nhà tắm, vệ sinh 121,83,6 21,6

14 Nhà thường trực bảo vệ 333,6 9

15 Nhà thay quần áo 3033,6 90

16 Kho vật tư 1866 108

17 Kho bao bì 1266 72

18 Nhà xe 2433,6 72

19 Gara ôtô 18126 216

Tổng diện tích xây dựng nhà máy, Fxd 7091,16

7.3. Tính khu đất xây nhà7.3.1. Diện tích khu đất,Fkđ 7.3.1. Diện tích khu đất,Fkđ xd xd kd K F F = , m2 Trong đó: Fkđ: Diện tích khu đất của nhà máy.

Fxd: Diện tích xây dựng công trình. Kxd: Hệ số xây dựng.

Khi đó: Fkđ = 70910,35,16 = 20260,457m2. 7.3.2. Hệ số sử dụng,Ksd kd sd sd F F K = .100, % Trong đó:

-Ksd: Hệ số sử dụng, nó đánh giá các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của việc bố trí mặt bằng nhà máy.

-Fsd: Diện tích sử dụng khu đất, Fsd =Fxd +Fcx +Fgt +Fhr

Với:

+ Fcx: Diện tích cây xanh (bằng 25% diện tích công trình). Fcx = 0,25 7091,16= 1772,79 m2. + Fgt: Diện tích giao thông (bằng 50% diện tích công trình).

Fgt = 0,57091,16= 3545,58 m2. + Fhr: Diện tích hè rãnh (bằng 10% diện tích công trình).

Fhr = 0,17091,16= 709,116 m2.

Vậy: Fsd = 7091,16+ 1772,79 + 3545,58 + 709,116= 13118,646 m2. Ta có: Ksd = 13118,64620260,457 = 0,65

Vậy: Kxd = 35%, Ksd = 65%

7.3.3. Khu đất mở rộng, Fmr

Chọn diện tích khu đất mở rộng bằng 70% diện tích nhà sản xuất chính Fmr= 810 x 70% = 567 m2

CHƯƠNG 8 HÚT BỤI 8.1. Tầm quan trọng của việc thông gió và hút bụi

Đối với các nhà máy chế biến, bảo quản lương thực thì việc hút bụi có vai trò rất quan trọng. Riêng đối với nhà máy sản xuất bột mì, bụi được sinh ra từ nhiều khâu: làm sạch, nghiền, rây, đóng bao...Do đó để tạo được điều kiện môi trường trong lành cho công nhân làm việc thì công tác hút bụi phải được thực hiện tốt. Hiệu quả làm sạch khí phải cao.

8.2. Lập sơ đồ mạng và tính toán8.2.1. Lập mạng hút bụi 8.2.1. Lập mạng hút bụi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào việc bố trí thiết bị ở các tầng trong nhà máy và tính chất bụi và bột ở từng công đoạn khác nhau mà ta sẽ thành lập những mạng hút và xử lý khác nhau. + Mạng 1: Bao gồm 1 sàng tạp chất 1, 6 chân gàu tải, 1 máy tách đá, 1 máy chọn hạt và 1 xilo chứa phụ phẩm

+ Mạng 2: Bao gồm 4 cân tự động, 6 đầu gàu tải, 3 xilo chứa hạt sau sang tạp chất 1, sang tạp chất lần 2 cà máy xát hạt.

+ Mạng 3: Bao gồm 2 máy nghiền búa, 5 máy nghiền thô và 5 máy nghiền mịn.

+ Mạng4: Bao gồm 4 sàng làm giàu tấm lõi, rây phân loại hệ nghiền thô và rây phân loại hệ nghiền mịn.

+ Mạng 5: Bao gồm 3 cân tự động, rây kiểm tra bột loại 1, rây kiểm tra bột loại 2, 2 xi lô chứa bột loại 1, 2 xilo chứa bột loại 2 và xilo chứa bột trước đóng bao

+ Mạng 6: Bao gồm 1 chân gàu tải, 1 cân tự động, 1 xilo chứa cám và 1 xilo chứa cám trước đóng bao.

8.2.2. Phương pháp tính

Để tính toán mạng hút bụi ta có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau: + Phương pháp tổn thất áp suất đơn vị.

+ Phương pháp độ dài tương đương.

+ Phương pháp tổn thất áp suất cục bộ tương đương. + Phương pháp lỗ tròn tương đương.

+ Phương pháp vận chuyển đơn vị thể tích.

Tuy nhiên, phương pháp tổn thất áp suất đơn vị được áp dụng nhiều hơn cả: Biết lưu lượng L, chọn đường kính d của ống để có vận tốc chuyển động của không khí (vkk) nằm trong phạm vi cho phép, tính tổn thất áp suất (tức là sức cản của đường ống), sau đó chọn máy quạt có khả năng gây được hiệu số áp suất đủ để thắng sức cản của đường ống.

Đầu tiên ta chọn tuyến đường ống bất lợi nhất, gọi đó là tuyến ống chính và đánh số các đoạn của nó bắt đầu từ ngọn đến gốc. Mỗi đoạn có lưu lượng không khí không đổi nên ta chọn đường kính không đổi.

Tổng sức cản của hệ thống, ∆Pht. ( ) ∑ = ∆ + ∆ = ∆ n i i cb i ms ht P P P 1 ) ( ) ( Trong đó: ht P

∆ : Tổn thất áp suất của toàn bộ hệ thống. )

(i

ms

P

∆ , ∆Pcb(i): Lần lượt là tổn thất áp suất ma sát và cục bộ trên đoạn thứ i.

Ta có: ∆ =λ× × ×γ g v d l Pms 2 2 = R×l, kg/m2 λ: Hệ số ma sát, không thứ nguyên.

l: Độ dài của đoạn ống, m. d: Đường kính ống, m.

v: Vận tốc chuyển động của dịch thể (không khí và bụi) trong ống, m/s. g: Gia tốc trọng trường, m/s2.

γ: Trọng lượng đơn vị của dịch thể, kg/m2. ∆ =ξ× ×γ g v Pcb 2 2 ξ: Hệ số sức cản cục bộ.

Tính toán xong tuyến chính, tiếp theo ta cần tính các nhánh phụ. Nguyên tắc tính nhánh phụ:

Từ 1 điểm nút, tổn thất áp suất trên các nhánh quy về đó hoặc xuất phát đi đều bằng nhau. Ta có: ∑ ∑∆ −∆ = l P P R' i cb Trong đó:

∑∆Pi : Tổng tổn thất áp suất toàn phần của các đoạn trên tuyến ống chính nối song song với nhánh phụ đang xem xét.

l: Tổng số độ dài trên các nhánh ống phụ.

* Các bước tình toán:

+ Bước 1: Trên cơ sở đường ống của mạng ta đánh số thứ tự các đoạn và ghi rõ độ dài cũng như lưu lượng.

+ Bước 2: Căn cứ vào lưu lượng L, chọn vận tốc v thích hợp. Dùng bảng phụ lục 3 [3, tr 380] tra được đường kính ống d, tổn thất ma sát đơn vị R và áp suất động Pđ. Những số liệu tra được ghi vào bảng tính (cột 4, 5, 6 và 9). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bước 3: Nhân trị số R ở cột 6 với độ dài l của đoạn ống (cột 3) ta được hệ số tổn thất áp suất ma sát trên đoạn ống và ghi vào cột 7. Nhà máy sử dụng ống làm bằng tôn nên hệ số hiệu chỉnh độ nhám và nhiệt độ không khí được bỏ qua.

+ Bước 4: Thống kê các chướng ngại cục bộ trên mỗi đoạn ống và dùng bảng phụ lục 4 [3, tr396] tra ra hệ số sức cản ξ của chúng, tổng cộng lại theo từng đoạn

và ghi vào cột 8.

+ Bước 5: Nhân trị số ở cột 8 với áp suất động (cột 9) ta được trị số tổn thất cục bộ ghi vào cột 10.

+ Bước 6: Cộng các trị số thu được ở cột 7 và 10 ta được tổn thất toàn phần trên mỗi đoạn ghi vào cột 11. Tổng các trị số ở cột 11 ta được tổn thất toàn phần trên toàn bộ hệ thống.

+ Bước 7: Tiếp theo tính các nhánh phụ. Hiệu số áp suất của các nhánh phụ biết được, từ đó chọn đường kính.

CHƯƠNG 9 KIỂM TRA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

Trong môi trường kinh tế cạnh tranh thì chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm rất quan trọng đối với doanh nghiệp.Việc kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm có chính xác hay không thì việc lấy mẫu và phương pháp lấy rất quan trọng. Mẫu lấy phải đại diện cho lô hàng về yêu cầu cần kiểm tra.

9.1. Kiểm tra nguyên liệu đầu vào

9.1.1. Các yêu cầu chung đối với nguyên liệu9.1.1.1. Đặc tính chung 9.1.1.1. Đặc tính chung

Hạt lúa mì phải nguyên vẹn, sạch, không có mùi lạ, mùi hôi .

9.1.1.2. Đặc tính liên quan đến sức khỏe

-Hạt lúa mì không chứa các chất phụ gia, chất độc hại, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất nhiễm bẩn khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mức tối đa cho phép được quy định bởi Ủy ban tiêu chuẩn hóa thực phẩm CAC.

-Hạt lúa mì không được chứa các loài côn trùng sống.

9.1.1.3. Đặc tính lý hóa của hạt lúa mì

-Độ ẩm của hạt lúa mì không được lớn hơn 15,5% (phần khối lượng).

- Dung trọng “khối lượng trên 100 lít” của hạt lúa mì phải được xác định bằng dụng cụ đã hiệu chuẩn và không được nhỏ hơn 70kg/100l.

-Lượng tối đa của hạt lúa mì bị hư hỏng (hạt vỡ, hạt lép, hạt không bình thường, hạt bị sinh vật gây hại) và các hạt ngũ cốc khác, không được vượt quá 15% tổng khối lượng.

9.1.2. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu 9.1.2.1. Kiểm tra lượng tạp chất

a) Mục đích

Xác định được hàm lượng tạp chất có trong nguyên liệu từ đó có biện pháp bảo quản và xử lý kịp thời. Xác định được định mức nguyên liệu cần đưa vào sản xuất, lượng tạp chất cần tách ra và lượng sản phẩm thu được. Định giá nguyên liệu.

b) Tiến hành :

Lấy 1000 hạt theo phương pháp lấy mẫu. Phân ra thành từng nhóm theo các chỉ tiêu như: hạt lép, hạt vỡ, hạt bị sinh vật gây hại, hạt không bình thường, tạp chất ngoại lai, tạp chất vô cơ…Đếm số lượng từng nhóm từ đó biết được tỷ lệ từng loại tạp chất có trong nguyên liệu.

9.1.2.2. Kiểm tra dung trọng lúa mìa) Mục đích a) Mục đích

Xác định được chất lượng của lúa mì, lúa mì có dung trọng càng lớn thì hạt lúa càng chắc, mẩy, chất lượng càng tốt. Theo yêu cầu thì dung trọng của hạt lúa mì phải lớn hơn 70kg/100l.

b) Tiến hành

Đổ hạt lúa mì rơi tự do vào 1 phểu nhỏ, ở dưới hứng ống đong có dung tích xác định thường là 1l. Hứng đầy ống đong rồi gạt ngang miệng ống, đem cân phần lúa trong ống đong ta biết được khối lượng của 1 lít lúa mì, từ đó suy ra dung trọng.

9.2. Các phương pháp xác định chỉ tiêu chất lượng9.2.1. Kiểm tra độ ẩm của bột ( hạt ) 9.2.1. Kiểm tra độ ẩm của bột ( hạt )

-Kiểm tra độ ẩm của bột (hạt) lấy mẫu trong kho và ngay trên dây chuyền đang hoạt động (bán thành phẩm).

-Kiểm tra độ ẩm bột bằng phương pháp sấy nhanh ở nhiệt độ 1300C trong thời gian 30-45 phút (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9.2.2. Kiểm tra độ chua ( độ axit ) của bột

Độ chua hay độ axit của bột đo bằng độ, và được biểu thị bằng số ml NaOH 1N dùng để trung hòa hết lượng axit có trong 100g bột.

9.2.3. Kiểm tra chất lượng gluten của bột mì

-Sau một thời gian bảo quản, bột mì sẽ xảy ra quá trình chín bột và gluten trong bột có xu hướng thay đổi từ yếu đến mạnh.

-Cách tiến hành :

Lấy 30g bột cho vào bát sứ rồi cho tiếp 17ml nước vào. Dùng đũa thủy tinh quấy bọt và nước cho thật đều. Dùng tay nhào khối bột và viên tròn rồi cho vào bát

sứ, đậy lại và để yên trong 20 phút cho bột ngấm nước đều. Lúc đó protein trong bột sẽ trương nở và trở nên đàn hồi. Rửa bột, dùng tay bóp cục bột và rửa bằng nước, sau đó đổ tất cả qua rây rồi thay nước khác để rửa tiếp. Cứ rửa mãi cho đến khi nào nước rửa trong và không cho phản ứng với dung dịch iot là được. Phần không tan chính là gluten. Thu hồi gluten lại và làm khô, tiến hành cân. Hàm lượng Gluten tươi trong bột được tính bằng % so với lượng bột đem xác định :

X= M.100/N, % Trong đó: X là hàm lượng Gluten tươi của bột, %

M: khối lượng Gluten tươi thu được, g N: Lượng bột dùng phân tích, g

-Đối với bột tốt thì lượng gluten tươi khoảng 25 30% khối lượng bột.

9.2.4. Kiểm tra độ tro

-Chuẩn bị dụng cụ, chén nung được rửa sạch rồi đem vào lò nung cho bay hơi nước. Sau đó đem vào bình hút ẩm và làm nguội , đem cân chén ta được m1.

-Cân 3 ÷ 5g bột cho vào chén và đem cân ta được m2. Đem chén có chứa bột vào lò nung có nhiệt độ 6000C tiến hành nung khoảng 4÷6h lấy chén nung ra cho vào bình hút ẩm để nguội đến nhiệt độ phòng rồi cân ta được m3. Tiếp tục nung đến khi nào thấy m3 không đổi thì được.

Phần trăm của độ tro được tính: G( W)

G X − × × = 100 100 100 1 , % Trong đó: G : Lượng cân = m2 - m1, g

m1, m2, m3 lần lượt là khối lượng của cốc sứ, của cốc và bột trước khi nung, của cốc và bột sau khi nung.

G1 : Lượng tro = m3- m1, g W : Độ ẩm của bột, %

X : Hàm lượng tro tính bằng % chất khô.

9.2.5. Kiểm tra màu của bột

Nguyên tắc: So sánh bột thử với bột mẫu chuẩn bằng cách sử dụng máy đo màu của bột. Đưa cuvet có độ màu chuẩn vào để chuẩn máy về vạch số 0 và cân

30g bột bỏ vào cuvet cho thêm vào đó 50ml nước cất có t0 = 20-220C đánh tan đều và rót vào cuvet (tránh nổi bọt ở bề mặt làm việc) đem đặt vào máy và nhấn nút start cho máy tự đo và kết quả được hiển thị trên màn hình.

9.2.6. Xác định mùi vị của bột

Lấy khoảng 20g bột, đổ trên giấy sạch, rồi ngửi mùi. Khi nghi ngờ mùi của bột mì thì xác định mùi của nó theo vị của bánh nướng từ bột.

9.2.7. Kiểm tra protein

Chỉ số protein của hạt và bột rất quan trọng trong nhà máy bột mì.. Để xác định hàm lượng protein của bột, nhà máy dùng phương pháp Ken-dan(Kieldahl).

9.2.8. Kiểm tra khối lượng đóng bao của bột và cám

Việc kiểm tra khối lượng bột và cám được đóng bao trong quá trình sản xuất là rất quan trọng.Chất lượng bột thành phẩm phải đạt được những yêu cầu sau:

* Chỉ tiêu cảm quan: + Trạng thái bề ngoài bột mịn, đều hạt. + Màu sắc: trắng ngà đến ngà vàng.

+ Mùi: không có mùi hôi, mốc và những mùi khác lạ. + Vị: vị bình thường không có vị đắng hay vị chua. + Tạp chất: không có tạp chất nhìn thấy bằng mắt thường và khi nhai không có cảm giác sạn.

* Chỉ tiêu hoá lí: + Độ ẩm ≤ 13,5%. + Độ tro ≤ 1%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Độ axit ≤ 2% (% tính bằng ml NaOH 0,1N). + Gluten thô, ướt 28% khối lượng.

CHƯƠNG 10 AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP

10.1. An toàn lao động

An toàn lao động trong nhà máy đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất. Vì vậy cần phải đặc biệt quan tâm và phổ biến rộng rãi để cho mọi thành viên trong nhà máy hiểu rõ tầm quan trọng của nó. Nhà máy cần đưa các nội quy, biện pháp chặt chẽ để đề phòng một cách có hiệu quả nhất.

10.1.1. Các nguyên nhân gây ra tai nạn

- Tổ chức lao động và sự liên hệ giữa các bộ phận không chặt chẽ. - Các thiết bị bảo hộ lao động còn thiếu hoặc không đảm bảo an toàn. - Ý thức chấp hành kỷ luật của công nhân chưa cao.

- Vận hành máy móc không đúng quy trình kỹ thuật. - Trình độ thao tác của công nhân còn yếu.

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy bột mì theo phương pháp khô với năng suất 50 tấn sản phẩmca (Trang 74)