Nhà sản xuất chính

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy bột mì theo phương pháp khô với năng suất 50 tấn sản phẩmca (Trang 70)

-Nhà sản xuất chính được chia làm hai phân xưởng: + Phân xưởng chuẩn bị hạt trước khi nghiền. + Phân xưởng nghiền, rây phân loại, và đóng bao.

-Kích thước của các phân xưởng phụ thuộc vào kích thước và cách bố trí các thiết bị. Hai phân xưởng được đặt chung trong một dãy nhà. Và lợi dụng tính tự chảy của hạt, nhà sản xuất chính được xây dựng cao tầng (4 tầng).

+ Nhịp nhà: 18 m.

+ Bước cột: 6 m.

+ Chiều cao nhà: 24m

+ Chiều dài nhà: 45 m.

7.1.3. Kho chứa bột

-Lượng bột loại I và II được sản xuất ra trong ngày là: Q = 50 ×3 =150 tấn. -Các loại bột này được chứa trong các bao khối lượng 25kg/bao, xếp chồng các bao trên kệ và bảo quản trong kho. Kho chứa bột thiết kế có thể chứa được lượng bột sản xuất trong 7 ngày. Và chọn kích thước bao: f = 0,5 x 0,4 = 0,2m2

-Diện tích kho chứa bột:

F = α.Qq..mZ..f

, m2

Trong đó: Q: Lượng bột sản xuất trong 1 ngày, T. Z: Số ngày dự trữ, ngày.

f: Diện tích mỗi bao khi chứa, chọn kích thước bao: (0,5 x 0,4)m q: Trọng lượng mỗi bao, q = 25kg = 0,025T.

m: Số bao trong một chồng, m = 10 bao.

α: Hệ số khoảng cách giữa các chồng bao, α = 1,1

Vậy: F =1,1x18910x,270,025x7x0,2 = 1165,9032 m2 -Diện tích cột và lối đi chiếm 20%.

F’ = 1165,9032 x 0,2 = 233,18 m2 -Diện tích kho cần xây dựng:

Fkho = 1165,9032 + 233,18 = 1399,0832 m2 -Chọn kích thước kho: Fkho = 42 x 36 = 1512 m2

7.1.4. Kho chứa cám

-Lượng cám được sản xuất ra trong ngày là: Q = 1,6364 ×24 = 39,2736 tấn.

-Cám được chứa trong các bao khối lượng 40kg/bao, xếp thành kệ và bảo quản trong kho. Kho chứa cám thiết kế có thể chứa được lượng bột sản xuất trong 7 ngày. Chọn kích thước bao (0,7 x 0,5)m

-Diện tích kho chứa cám:

F = α.Qq..mZ..f

, m2 Trong đó: Q: Lượng cám sản xuất trong 1 ngày, tấn.

Z: Số ngày dự trữ, ngày.

f: Diện tích mỗi bao khi chứa, chọn kích thước bao: (0,7 x 0,5)m q: Trọng lượng mỗi bao, q = 40kg = 0,04 tấn.

m: Số bao trong một chồng, m = 8 bao.

α: Hệ số khoảng cách giữa các chồng bao, α = 1,1

Vậy: F = 1,1x39,82736x0,04x7x0,35 = 330,76 m2 -Diện tích cột và lối đi chiếm 20%.

F’ = 330,76 x 0,2 = 66,152 m2 -Diện tích kho cần xây dựng:

Fkho = 330,76 + 66,152 = 392,192 m2 -Chọn kích thước kho: Fkho = 24 x 18 = 432m2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7.1.5. Nhà hành chính

Diện tích của các phòng trong nhà hành chính được tính trung bình là 8÷12 m2

cho một cán bộ lãnh đạo và 4m2 cho mỗi nhân viên ở nhà máy. Nên ta có diện tích các phòng như sau:

Phòng giám đốc: 12 m2 Phòng phó giám đốc 2 x 9 = 18 m2 Phòng tổ chức hành chính 5 x 4 = 20 m2 Phòng Marketing 5 x 4 = 20 m2 Phòng kế toán tài chính 5 x 4 = 20 m2 Phòng kế hoạch 5 x 4 = 20 m2 Phòng kỹ thuật - công nghệ 5 x 4 = 20 m2

Phòng KCS 50 m2 Phòng khách 20 m2 Phòng họp 40 m2 Hội trường 300 m2 Phòng y tế 20 m2 Tổng diện tích 560 m2

Chọn diện tích phụ của nhà hành chính chiếm 25% diện tích của các phòng nên diện tích của toàn bộ khu nhà: 560 + (560 x 0,25) = 700 m2

Nhà hành chính được xây dựng 2 tầng nên diện tích của một tầng: 700/2 = 350 m2 Kích thước nhà hành chính: + Tầng 1: 35 m x 10 m + Tầng 2: 35 m x 10 m + Toàn bộ khu nhà: (35 x 10 x 8,4) m 7.2. Kích thước các công trình phụ 7.2.1. Nhà xử lý nước

-Nhà máy có hệ thống xử lý nước để cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt phòng khi có sự cố.

-Kích thước: (6 x 6 x 3,6)m.

7.2.2. Bể chứa nước

Kích thước: (12 x 6 x 6)m.

7.2.3. Đài nước

-Chứa nước do máy bơm bơm lên nhằm đảm bảo sự liên tục của dòng nước cho sản xuất và sinh hoạt.

- Kích thước: D = 4m, L = 9m.

7.2.4. Trạm biến áp

-Dùng để hạ thế điện cao áp xuống điện áp nhà máy cần dùng. - Kích thước: (3,6 x 3,6 x 6) m.

7.2.5. Trạm phát điện dự phòng

-Nhà máy có trang bị máy phát điện dự phòng để việc cung cấp điện được liên tục khi có sự cố mất điện.

- Kích thước: (6 x 3,6 x 6) m.

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy bột mì theo phương pháp khô với năng suất 50 tấn sản phẩmca (Trang 70)