Để đánh giá độc tính bán trường diễn chúng tôi tiến hành trên chuột cống ở 2 mức liều 6 g/kg cân nặng và mức liều gấp đôi (12 g/kg cân nặng). Thông thường
67
đối với các nghiên cứu đánh giá độc tính bán trường diễn, người ta thường đánh giá ở 2 mức liều: liều tương đương liều có tác dụng khi thử tác dụng dược lý và liều gấp 3 lần liều thứ nhất. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi cũng đánh giá độc tính bán trường diễn của Testin với 2 mức liều trong đó liều thứ 2 gấp đôi liều thứ nhất (liều có tác dụng dược lý). Lý do: Với liều 18 g/kg cân nặng chuột cống lượng mẫu thử sau khi phân tán trong NaCMC 0,5% thu được hỗn dịch khá đặc, khi cho động vật thí nghiệm uống mẫu thử một số chuột đi phân đen (màu gần giống như màu cao thuốc), một số chuột có dấu hiệu đi phân lỏng hơn so với bình thường. Hơn nữa khi thử pha mẫu thử để đảm bảo cho chuột cống uống mẫu thử với liều 18 g/kg cân nặng (liều gấp 3 lần liều 1), mặc dù đã tăng thể tích thuốc cần phải cho uống lên tới 2ml/100g chuột/1 lần uống nhưng hỗn dịch mẫu thử vẫn rất đặc, rất khó cho uống và các chuột đều bị tiêu chảy ngay trong ngày đầu tiên cho uống mẫu thử vì vậy chúng tôi chỉ có thể thử độc tính bán trường diễn ở 2 mức liều là 6 g/kg và 12 g/kg cân nặng chuột cống.
Trong suốt quá trình nghiên cứu, chuột ở các lô đều ăn uống bình thường mặc dù ở các lô uống mẫu thử chuột ít vận động hơn. Ở lô chuột uống chế phẩm Testin liều cao (12 g/kg cân nặng) một số chuột ỉa phân đen (màu giống cao thuốc không phải là máu) và một số bị tiêu chảy nhẹ.
Về cân nặng của chuột: kết quả thể hiện qua hình 3.15 cho thấy cân nặng chuột đều tăng ở các lô, chuột ở lô uống Testin cả 2 mức liều đều có xu hướng tăng chậm hơn lô chứng tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê tại tất cả các thời điểm nghiên cứu (p > 0,05).
Về các chỉ số huyết học: Tại thời điểm trước khi cho chuột uống mẫu thử (N0), sau khi cho chuột uống mẫu thử 14 ngày và 28 ngày số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính ở các lô uống thuốc (ở cả hai mức liều 6 g/kg và 12 g/kg cân nặng) đều khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi so với lô chứng (p > 0,05). Số lượng hồng cầu, tỷ lệ hematocrit giảm nhẹ so với lô chứng ở cả 2 lô chuột uống mẫu thử liều 1 và liều 2 tại thời điểm 14 ngày sau uống mẫu thử (p < 0,05). Tuy nhiên sau khi dùng thuốc 28 ngày, hai chỉ số này lại tăng lên và khác biệt không có ý nghĩa thống kê với lô chứng. Đối với hàm lượng hemoglobin
68
và số lượng tiểu cầu, kết quả thí nghiệm cho thấy lô chuột uống Testin liều cao (12g/kg cân nặng) ở thời điểm 14 ngày sau uống mẫu thử hai chỉ số này có giảm, song các thông số này trở về khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với lô chứng vào thời điểm 28 ngày sau uống mẫu thử.
Mặc dù số lượng hồng cầu, tỷ lệ hematocrit, hàm lượng hemoglobin và số lượng tiểu cầu giảm nhưng thông thường đối với các động vật nói chung (kể cả ở người), các tế bào máu (bao gồm cả hồng cầu và tiểu cầu) đều có khoảng giao động khá lớn giữa các cá thể và giới hạn bình thường cho phép cũng khá rộng. Để xem xét xem liệu việc giảm số lượng hồng cầu, tỷ lệ hematocrit, hàm lượng hemoglobin và số lượng tiểu cầu có ý nghĩa trên thực tế hay không cần phải so sánh các giá trị này với giới hạn bình thường của động vật nghiên cứu. Tuy nhiên chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào chính thức công bố về giới hạn bình thường của các thông số huyết học trên chuột cống trắng tại Việt Nam vì vậy không thể tiến hành so sánh. Mặt khác, cũng trong nghiên cứu này, khi tiến hành so sánh các thông số trên tại thời điểm 14 ngày sau uống mẫu thử với thời điểm ngay trước khi cho uống mẫu thử (thời điểm N0) kết quả cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Hơn nữa, đến ngày 28 sau khi uống mẫu thử số lượng hồng cầu, tỷ lệ hematocrit, hàm lượng hemoglobin và số lượng tiểu cầu đều trở về bình thường khi so sánh với lô chứng (p > 0,05). Vì vậy, có thể đưa ra nhận xét là Testin có làm giảm số lượng hồng cầu, hematocrit, hemoglobin và tiểu cầu trên động vật thực nghiệm nhưng mức độ ảnh hưởng không nhiều.
So sánh kết quả đánh giá độc tính bán trường diễn của Testin với một nghiên cứu về độc tính bán trường diễn của Bá bệnh đã được công bố trước đây cho thấy, trên thỏ, dịch chiết rễ Bá bệnh liều 4 g/kg và liều 12 g/kg cân nặng thỏ đều làm giảm số lượng hồng cầu, hemoglobin, hematocrit và số lượng bạch cầu ở cả hai thời điểm đánh giá là 14 ngày và 28 ngày sau khi cho thỏ uống mẫu thử. Nghiên cứu này cũng cho thấy dịch chiết nước rễ bá bệnh không ảnh hưởng đến số lượng tiểu cầu và công thức bạch cầu [13].
Như vậy tại thời điểm 14 ngày sau uống mẫu thử cũng giống như dịch chiết nước Bá bệnh, cao Testin có làm giảm hồng cầu, hematocrit, hemoglobin, số lượng
69
tiểu cầu nhưng không làm giảm bạch cầu. Đặc biệt các thông số huyết học này ở các lô dùng Testin đều trở về bình thường sau khi cho chuột tiếp tục uống mẫu thử đến ngày thứ 28. Điều này có thể do trong công thức của Testin ngoài thành phần Bá bệnh còn có các thành phần khác như Câu kỷ tử, Đương quy, Hoàng kỳ. Đây là các dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền với các tác dụng bồi bổ cơ thể. Cụ thể Câu kỷ tử được coi là vị thuốc bổ toàn thân, dùng cho cơ thể suy nhược, can thận âm quy, tinh huyết bất túc, lưng gối đau mỏi, hoa mắt [22]. Ngoài ra, Câu kỷ tử còn có tác dụng khác như tăng cường miễn dịch, bảo vệ gan, bảo vệ thần kinh, tác dụng chống oxy hóa… Các thành phần tan trong nước của Đương quy được chứng minh là có tác dụng tăng lực trong thí nghiệm chuột nhắt trắng bơi gắng sức, tăng rõ rệt sức đề kháng cơ thể động vật [22]. Hoàng kỳ có tác dụng kích thích phát triển cơ thể, làm tế bào sinh trưởng nhanh hơn trong nuôi cấy tế bào in vitro, tăng lượng tế bào hoạt động, kéo dài tuổi thọ tế bào [23].
Tóm lại, rất có thể việc kết hợp các vị thuốc có tác dụng bồi bổ cơ thể như trên làm giảm độc tính trên hệ tạo máu của cao Testin so với việc chỉ dùng Bá bệnh đơn thuần.
Cũng trong thí nghiệm đánh giá độc tính bán trường diễn của Testin, kết quả trình bày ở bảng 3.8 cho thấy: tại các thời điểm trước khi uống mẫu thử, sau uống mẫu thử 14 và 28 ngày hoạt độ ASAT, hoạt độ ALAT, nồng độ protein toàn phần đều khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa lô uống cao Testin liều 1 và liều 2 với lô chứng (p > 0,05). Cấu trúc vi thể thận, gan của chuột lô uống mẫu thử cũng cho thấy sự khác biệt không đáng kể so với lô chứng. Chứng tỏ chế phẩm Testin ở các mức liều đã thử không ảnh hưởng tới chức năng gan, thận động vật thí nghiệm. Kết quả này cũng phù hợp với công bố của TS. Dương Thị Ly Hương về độc tính bán trường diễn của dịch chiết nước rễ Bá bệnh trên chức năng gan thận, theo đó dịch chiết nước rễ bá bệnh với liều 4 g/kg và 12 g/kg thỏ cho uống liên tục 28 ngày không làm thay đổi các chỉ số ASAT, ALAT, protein toàn phần, cholesterol toàn phần của thỏ [25].
70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Từ nghiên cứu về tác dụng trên chức năng sinh sản và độc tính của cao đặc Testin trên chuột đực thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Về hoạt tính androgen của cao đặc Testin
+ Trên chuột cống đực non thiến: cao đặc Testin liều 12 g/kg làm tăng khối lượng cơ nâng hậu môn và tuyến tiền liệt.
+ Trên chuột cống đực trưởng thành: cao Testin liều 6 g/kg làm tăng khối lượng tinh hoàn và cơ nâng hậu môn, liều 12 g/kg làm tăng khối lượng cơ nâng hậu môn và túi tinh.
2. Về tác dụng tăng cường chức năng sinh dục
Dùng liều 6 g/kg cao đặc Testin liên tục trong 7 ngày trên chuột cống đực trưởng thành có tác dụng làm tăng tỷ lệ chuột xuất tinh và xâm nhập lại, đồng thời làm giảm thời gian xuất tinh, thời gian sau xuất tinh, thời gian giữa các lần xâm nhập so với lô chứng.
3. Về độc tính của cao đặc Testin
+ Xác định được LD50 của cao đặc là 33,47 g/kg (31,75 g/kg- 34,47 g/kg) + Về độc tính bán trường diễn: khi cho chuột cống sử dụng liều lặp lại 6 g/kg và 12 g/kg liên tục trong 28 ngày, cao Testin có thể hiện độc tính trên máu (làm giảm số lượng hồng cầu, hematocrit, hemoglobin và số lượng tiểu cầu). Tuy nhiên độc tính này không đáng kể. Ngoài ra, cao Testin không ảnh hưởng đến chức năng và hình thái mô học của gan, thận chuột.
Kiến nghị
Để có thể sử dụng bài thuốc Testin có hiệu quả trong điều trị suy giảm chức năng sinh dục nam, đề tài xin có một số kiến nghị như sau:
1. Đánh giá tác dụng của cao đặc Testin trên một số bệnh lý mắc kèm suy sinh dục theo tuổi như loãng xương, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid...…
2. Tiếp tục đánh giá về độ an toàn của cao Testin thông qua đánh giá độc tính di truyền.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trần Quán Anh (2009), Bệnh học giới tính nam, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 232-252.
2. Lê Thanh Bình (2007), Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Bá bệnh, khóa luận tốt nghiệp dược sĩ khóa 2002-2007, trường Đại học Dược Hà Nội.
3. Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội (2006), Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 204, 227, 236, 249, 277, 280- 287.
4. Bộ môn Dược lý, Trường Đại học Dược Hà Nội (2004), Dược lý học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
5. Bộ môn Dược lý, Trường Đại học Dược Hà Nội (2004), Giải phẫu sinh lý, Nhà xuất bản Y học Hà Nội tr. 210- 211.
6. Bộ môn Hóa sinh, Trường Đại học Dược Hà Nội (2005), Hóa sinh học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 241- 245.
7. Bộ môn Sinh lí học, Trường Đại học Y Hà Nội (2007), Sinh lí học, tập 2, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 340- 350.
8. Bộ Môn Y học cổ truyền dân tộc, Trường Đại Học Y Hà Nội (2006), Y học cổ truyền (Đông Y), Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
9. Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 10. Bộ Y Tế (1996), Quyết định về việc ban hành “Quy chế đánh giá tính an toàn và hiệu lực của thuốc cổ truyền” số 371/ BYT-QĐ ngày 12/3/1996.
11. Hoàng Việt Dũng (2014), Nghiên cứu tác dụng tăng cường chức năng sinh dục nam của OS35 trên chuột cống đực thực nghiệm, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Hải Hà (2008), Tổng quan các mô hình nghiên cứu tác dụng của thuốc trên chức năng sinh sản nam, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
13. Dương Thị Ly Hương (2012), Nghiên cứu tác dụng lên chức năng sinh sản và độc tính của rễ Bá bệnh (Eurycoma longifolia J.) thu hái tại Việt Nam trên động vật thực nghiệm, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
14. Văn Ngọc Hướng, Nguyễn Việt Hảo, Vũ Thị Minh Thư (2007), "Phân lập và xác định cấu trúc phân tử của các alcaloid trong vỏ cây bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack)", Tuyển tập các công trình Hội nghị khoa học và công nghệ hóa học hữu cơ toàn quốc lần thứ 4, Hội hóa học Việt Nam, tr. 407- 411.
15. Nguyễn Mạnh Linh, Thu Hằng, Minh Lộc (2002), Phòng chữa bệnh nam khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
16. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 55, 82, 303, 412, 506, 573, 850, 887.
17. Hoàng Duy Tân, Trần Văn Nhủ (1995), Tuyển tập phương thang đông y,
Nhà xuất bản Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh.
18. Trần Mỹ Tiên, Nguyễn Mai Thanh Tâm, Trần Công Luận, Nguyễn Thị Thu Hương (2012), “Nghiên cứu tác dụng hướng sinh dục nam của Ba kích (Morinda officinalis How.)”, Chuyên đề Y học cổ truyền, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 16(1).
19. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1997), Hải Thượng Lãn Ông Y Tông tâm lĩnh, tập 2, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 265- 275.
20. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (2001), Hải Thượng Lãn Ông Y Tông tâm lĩnh, tập 3, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 137- 142.
21. Viện Dược Liệu (2009), Cây thuốc Nghệ An, Nhà xuất bản Nghệ An. 22. Viện Dược Liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam , tập 1,NXB Khoa học và kỹ thuật.
23. Viện Dược Liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật.
24. Viện Dược Liệu (2011), Công trình nghiên cứu khoa học viện dược liệu 2006- 2011, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
25. Viện Dược Liệu (2006), Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, tr. 15- 40, 220- 229.
Tiếng Anh
26. Abdul Rahman A. S., Sim Yap M. M., Shakaff A. Y. Md., Ahmad M. N., Dahari Z., Smail Z. I., Hitam M. S. (2004), "A microcontroller-based taste sensing system for the Eurycoma longifolia", Sensor and Actuators B, 101, pp. 191- 198.
27. Adimoelja A., Adaikan P. G. (1997), “Protodioscin from herbal plant
Tribulus terrestris L. improves male sexual functions possibly via DHEA”,
International Journal of Impotence Research, 9(1), p. S64.
28. Ågmo A. (1997), "Protocol Male rat sexual behavior", Brain Research Protocols, 1, pp. 203- 209.
29. Ang H. H. (1997), "Eurycoma longifolia Jack enhances libido in sexually experienced male rats", Experimental Animals, 46(4), pp. 287- 290.
30. Ang H. H., Ikeda S., Gan E. K. (2001), "Evaluation of the Potency Activity of aphrodisiac in Eurycoma longifolia Jack", Phytotherapy Research, 15, pp. 435- 436.
31. Ang H. H., Lee K. L. (2005), “Analysis of lead in Tongkat Ali hitam herbal preparations in Malaysia”, Environmental Toxicology and Chemistry, 87, pp. 521- 528.
32. Ang H. H., Sim M. K. (1998), “Aphrodisiac effects of Eurycoma longifolia root in non- copulator male rats”, Fitoterapia, 69, pp. 445- 447.
33. Ang H. H., Sim M. K. (1998), “Aphrodisiac evaluation in sexually naive male mice after chronic administration of Eurycoma longifolia Jack”, Natural Product Sciences, 4, pp. 58- 61.
34. Ang H. H., Sim M. K. (1998), “Eurycoma longifolia Jack and orientation activities in sexually experienced male rats”, Biological & Pharmaceutical Bulletin, 21, pp. 153- 155.
35. Ang H. H. and Sim M. K. (1997), "Eurycoma longifolia Jack enhances libido in sexually experienced male rats", Experimental Animal, 46(4), pp. 287- 290.
36. Arsyad K. M. (1996), “Effect of protodioscin on the quantity and quality of sperms from males with moderate idiopathic oligozoospermia”, Medical Biology Division of Andrology, 22(8), pp. 614- 618.
37. Bhasin S., Cunningham G. R., Hayes F. J. et al. (2010), “Testosterone therapy in men with androgen deficiency syndromes: an Endocrine Society clinical practice guideline”, Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism, 95(6), pp. 2536- 2559.
38. Brinkmann A. O. (2001), “Molecular basis of androgen insensitivity”,
Molecular and Cellular Endocrinology, 179(1-2), pp. 105- 109.
39. Chan K. L., Choo C. Y., Abdullah N. R., Ismail Z. (2004), “Antiplasmodial studies of Eurycoma longifolia Jack using the lactate dehydrogenase assay of Plasmodium falciparum”, Journal of Ethnopharmacology, 92, pp. 223- 227.
40. Chen J., Chiou W. F., Chen C. C., Chen C. F. (2000), "Effect of the