Thực trạng dịch vụ chứng khoán của các công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước đối với HOẠT ĐỘNG DỊCH vụ CHỨNG KHOÁN của các CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 26)

+ Giai đoạn 2000 - 2005:

Qua 5 năm hoạt động đã có 14 CTCK được thành lập và hoạt động trên TTCK. Năm 2005, cả 14 công ty đều có lãi. Các CTCK SSI, Bảo Việt, ACB, VCBS... đều có mức lợi nhuận trên 30%

Chất lượng hoạt động của các Công ty chứng khoán:

Tính đến năm 2004, các công ty chứng khoán mở rộng hoạt động nghiệp vụ, có kết quả kinh doanh và tiềm năng phát triển khả quan:

Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng các loại hình dịch vụ và tiện ích phục vụ người đầu tư cũng ngày càng được nâng cấp và đa dạng hoá. Các dịch vụ như môi giới, tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán…được các công ty chứng khoán đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Các dịch vụ gia tăng giá trị như liên kết tài khoản với ngân hàng, báo giá chứng khoán qua điện thoại, theo dõi giao dịch chứng khoán trực tuyến, đặt lệnh giao dịch qua điện thoại, Internet... được các CTCK đưa vào áp dụng ngày càng nhiều, đem lại lợi ích thiết thực cho người

đầu tư. Nguồn vốn điều lệ của các CTCK đã lên tới trên 810 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh đã ổn định hơn sau một số năm đầu khó khăn, đến năm 2004 các CTCK đều có lãi và đã thực hiện trích quỹ dự phòng tài chính để tăng vốn điều lệ. Cụ thể:

Về kết quả triển khai các hoạt động nghiệp vụ được cấp phép: Các CTCK đã chủ động triển khai mạnh hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp: cung cấp dịch vụ định giá doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hoá, thực hiện đấu giá phát hành cổ phiếu qua CTCK, tư vấn niêm yết và phát hành bổ sung tăng vốn qua thị trường chứng khoán. Trong năm 2004, các CTCK đã làm đại lý phát hành cổ phiếu cho gần 20 công ty và tư vấn cổ phần hoá cho gần 100 doanh nghiệp, tư vấn niêm yết mới và niêm yết bổ sung cho 10 doanh nghiệp, đây là đóng góp của các CTCK trong tiến trình đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN của nhà nước.

Trong năm 2004 đã có 6/13 CTCK triển khai nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư với tổng giá trị chứng khoán trong danh mục trên 240 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các CTCK đã thực hiện bảo lãnh phát hành với tổng giá trị là 9.034 tỷ + Giai đoạn năm 2006 – 2007:

Trước tiên cần phải khẳng định giai đoạn 2006 – 2007 là thời kỳ bùng nổ mạnh mẽ của thị trường chứng khoán nói chung và công ty CK nói riêng. Sự gia tăng mạnh mẽ cả về số lượng, quy mô và mở rộng nghiệp vụ của cá công ty CK là rất đáng kinh ngạc.

Khi thị trường phát triển trong giai đoạn nóng, số lượng CTCK dù tăng nhanh vẫn chưa thể đáp ứng được đòi hỏi giao dịch của nhà đầu tư, cũng như nhu cầu về môi giới, tư vấn đầu tư… Có thể thấy sự quá tải của các CTCK trong giai đoạn 2006 – 2007 trong việc thực hiện các nghiệp vụ môi giới, tư vấn niêm yết... Mặt khác, số lượng CTCK tuy tăng nhưng về cơ bản, số lượng chi nhánh vẫn hạn chế (tính đến cuối năm 2007 chỉ có 45 chi nhánh/78 CTCK. So sánh với các nước, ví dụ tại Nhật Bản hay Hàn Quốc, các CTCK thường có

và tiềm năng phát triển của thị trường, thiết nghĩ với số lượng CTCK như hiện nay chưa phải là nhiều, nhất là trong điều kiện thị trường phát triển mạnh, không bị sụt giảm như những năm 2006 – 2007.

Trong các dịch vụ chứng khoán cơ bản của một công ty chứng khoán gồm: Môi giới; tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán…thì môi giới là mang lại nguồn lợi lớn nhất, đó là thời điểm giá chứng khoán lên như diều gặp gió và thường xuyên xanh sàn. Với các chức năng còn lại, CTCK kiếm thêm duy trì hoạt động. Một trong những nguồn thu lớn nhất của các công ty CK đến từ mảng môi giới, hiện đang được tính ở mức 0,2-0,3% tổng giá trị giao dịch của các nhà đầu tư (cá biệt có công ty thu đến 0,5%). Nếu tính trung bình thị trường TP.HCM và Hà Nội đạt tổng giá trị giao dịch hơn 1.000 tỷ đồng/phiên thì cứ mỗi phiên 55 CTCK “xơi” chừng 2-3 tỷ đồng.

+ Giai đoạn nửa cuối năm 2007 cho đến nay:

Đây là giao đoạn thị trường chứng khoán có nhiều sự thay đổi. Các công ty chứng khoán cũng chịu ảnh hưởng lớn do sự biến động của thị trường.

Theo thống kê của UBCKNN, khoảng 35 công ty chứng khoản thuộc diện phải tăng vốn hoặc cắt bớt nghiệp vụ đã thực hiện gần như đầy đủ. Bảo lãnh phát hành chứng khoán ngốn nhiều vốn nhất (165 tỷ đồng) được nhiều công ty chứng khoán chọn cắt giảm, như các công ty Tràng An, Quốc Tế, Hà Nội, Thủ Đô, SME, Quốc Gia, Việt Tín. Thị trường hiện tập trung vào hai nghiệp vụ chính: môi giới và tư vấn đầu tư, vốn cần thiết cho hai mảng này cũng chỉ có 35 tỷ đồng.

Sự thua lỗ của CTCK là hình ảnh chung, phù hợp với diễn biến TTCK suy giảm và kém thanh khoản trong năm 2008. Những CTCK có nghiệp vụ chính là môi giới và tư vẫn thua lỗ. Trường hợp CTCK Tầm Nhìn, vốn điều lệ là 25 tỷ đồng, dủ cho nghiệp vụ môi giới, nhưng sau 2 năm hoạt động, doanh

thu năm 2007, 2008 chỉ đạt hơn 3 tỷ đồng, khoản lỗ tổng cộng lên đến hơn 13 tỷ đồng dẫn đến vốn chủ sở hữu của công ty này chỉ còn non nửa (11,2 tỷ đồng). Một số CTCK dù đã đi vào hoạt động từ trước năm 2007, nhưng doanh thu vẫn rất khiêm tốn, thể hiện hoạt động môi mới chưa hiệu quả, như trường hợp của CTCK Nam Việt, doanh thu các năm 2007, 2008 chỉ đạt lần lượt 30 triệu đồng và 277 triệu đồng.

Trong những năm gần đây, lượng dịch vụ mà công ty chứng khoán cung cấp ra thị trường ngày càng phong phú và đa dạng, phục vụ được nhu cầu của các nhà đầu tư, các tổ chức phát hành cũng như phát triển các nghiệp vụ phụ trợ để theo kịp nhu cầu thị trường. Ngoài các nghiệp vụ cơ bản là môi giới chứng khoán, tư vấn, bảo lãnh phát hành, các Công ty chứng khoán còn đưa ra rất nhiều dịch vụ mới nhằm thu hút khách hàng. Nếu như ở giai đoạn đầu phát triển của thị trường chứng khoán, nhà đầu tư đến Công ty chứng khoán chỉ với nhu cầu được tư vấn đầu tư, chọn mã cổ phiếu thì giờ đây họ có thể lựa chọn được hỗ trợ quản lý danh mục đầu tư, được gia tăng cơ hội đầu tư bằng các nghiệp vụ như ứng trước tiền bán, repo chứng khoán, cầm cố chứng khoán,… Với các doanh nghiệp, đến với Công ty chứng khoán giờ đây không chỉ là được tư vấn niêm yết, tư vấn cổ phần hóa mà còn là tư vấn mua bán sáp nhập (M&A), tư vấn về hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tại chính doanh nghiệp.

Song song với đa dạng về mặt số lượng dịch vụ, các Công ty chứng khoán cũng ngày càng nâng cao chất lượng các dịch vụ của mình. Việc cung cấp dịch vụ không chỉ dừng lại ở bán được hàng mà chăm sóc khách hàng cũng là vấn đề luôn được quan tâm. Đây chính là một trong những yếu tố quyết định trong việc giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới trong chiến lược phát triển mạng lưới khách hàng của các Công ty chứng khoán.

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước đối với HOẠT ĐỘNG DỊCH vụ CHỨNG KHOÁN của các CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 26)