Hiện Ban Quản lý làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bàn bạc tập thể, cá nhân phụtrách và thực hiện chế độ thủ trưởng do Trưởng ban lãnhđạo, điều hành toàn bộ hoạt động của Ban Quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã
được UBND TP.HCM giao, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP.HCM và pháp luật về mọi hoạt động của Ban Quản lý. Còn các Phó Trưởng ban được
Trưởng ban phân công phụ trách, chỉ đạo, điều hành công việc theo phạm vi, lĩnh
vực công tác.Các Phó Trưởng ban được sửdụng quyền hạn của Trưởng ban để điều hành, xửlý các công việc được Trưởng ban phân công phụtrách hoặc ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và pháp luật vềcác quyết định của mình. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực công tác của các
Phó Trưởng ban khác thì Phó Trưởng ban phụ trách chủ động phối hợp, trao đổi, giải quyết với các Phó Trưởng ban khác. Trường hợp cần có ý kiến của Trưởng ban hoặc giữa các Phó Trưởng ban có ý kiến khác nhau thì Phó Trưởng ban phụ trách
Tiếp theo, các Trưởng phòng/Giámđốc Ban là người lãnhđạo các phòng/ban chịu trách nhiệm quản lý, điều hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban/Phó Trưởng ban chuyên trách về hoạt
động của phòng/ban mình phụ trách. Phó Trưởng phòng/Phó Giám đốc Ban là những người giúp việc cho Trưởng phòng/Giám đốc Ban và/hoặc được Trưởng phòng/Giám đốc Ban phân công phụ trách một số lĩnh vực, công việc, chịu trách nhiệm trướcTrưởng phòng/Giámđốc Ban vềcác nhiệm vụ được giao.
Ban Quản lý được UBND TP.HCM quy định nhiệm vụ chính hiện nay là quản lý, giám sát việc thực hiện các dự án được UBND TP.HCM giao, vì vậy đội ngũ người lao động của Ban Quản lý hầu hết là những người đã quađào t ạo chuyên môn nghiệp vụ vững vàng bao gồm: kỹ sư xây dựng, kỹ sư điện, kỹ sư môi trường, kỹ sư thủy lợi, cửnhân kinh tế, cử nhân Anh… Bên cạnh đó, theo quy định tại điều 16 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, có hiệu lực từ ngày 1/7/2014, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu; theo quy định tại điều 36 của Nghị định 12/2009/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 2/4/2009, cá nhân tham gia quản lý dựán phải có chứng nhận nghiệp vụvề quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình, cá nhân thực hiện các công việc thiết kếquy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề
thiết kế, chứng chỉ hành nghề giám sát, đòi hỏi nguồn nhân lực của Ban Quản lý phải được đào tạo bài bản, trải qua thời gian nghiên cứu thực tế, có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn.
Ngoài ra, do là cơ quan chuyên môn của Nhà nước nên người lao động của Ban Quản lý ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao, còn phải tham gia các hoạt động, phong trào của các tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên, Công đoàn… Đây cũng là những chỉtiêu phấn đấu của nhân viên.
Hiện nay Ban Quản lý có 95 CBCNV (gồm 55 nam chiếm tỷlệ57,9%, 40 nữ
chiếm tỷ lệ 42,1%), trong đó có 01 nhân viên là công chức, 23 nhân viên là viên chức, 71 nhân viên hợp đồng lao động (trong đó có 62 nhân viên hợp đồng lao động
khoán việc) với 09 Phòng, Ban trực thuộc giúp việc cho Ban Lãnhđạo; 01 Đảng bộ
với 32 đảng viên, chia thành 05 chi bộ; 01 tổ chức Công đoàn, 01 tổ chức Đoàn
Thanh niên với 27 đoàn viên. Tuổi đời của CBCNV Ban Quản lý gần 80% dưới 40 tuổi. Với nguồn nhân lực trẻ, năng động, sáng tạo, Ban Quản lý có rất nhiều thuận lợi trong việc nắm bắt và triển khai thực hiện quản lý dự án đúng, kịp thời theo trình tựthủtục các căn bản quy định mới ban hành của luật pháp Việt Nam cũng như của các nhà tài trợ.
Về trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ CBCNV tại Ban Quản lý là tương đối cao vàđồng đều, trên 87% người lao động có trìnhđộ đại học trở lên (bao gồm 17 người có trình độ sau đại học chiếm 17,8% trên tổng số nhân sự, 66 người có trình độ đại học chiếm 69,5% trên tổng số nhân sự, 01 người có trìnhđộ cao đẳng chiếm 1,1% trên tổng số nhân sự, 02 người có trìnhđộ trung cấp chiếm 2,1% trên tổng số nhân sự, 09 lao động phổ thông chiếm 9,5% trên tổng số
nhân sự).
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn nhân lực BQLDA đến 31/8/2014 Trìnhđộ đào tạo Số lượng Tỷlệ% Sau đại học 17 17,8% Đại học 66 69,5% Trung cấp/ Cao đẳng/ Khác 12 12,7% Chức vụ Số lượng Tỷlệ% Lãnhđạo/ Quản lý 29 30,5% Chuyên viên 55 57,8% Nhân viên 11 11,7%
Nguồn: Văn phòng Ban Quản ly
Bảng 2.2: Cơ cấuđộtuổi cấp lãnhđạo/quản lýBQLDA đến 31/8/2014 Chức vụ/Độtuổi Dưới 30 tuổi Từ30-40 tuổi Trên 40 tuổi Lãnhđạo (tổng số: 04 người (gồm 03 nam, 01 nữ)) - - 04 người (43-50 tuổi), chiếm 100% Quản lý (tổng số: 25 người, (gồm 18 nam, 07 nữ)) 02 người (29 tuổi), chiếm 8% 08 người từ 30-35 tuổi, chiếm 32% 06 người trên 35 tuổi, chiếm 24% 05 người dưới 50 tuổi (41-44 tuổi), chiếm 20% 04 người trên 50 tuổi
(54-58 tuổi), chiếm 16%
Nguồn: Văn phòng Ban Quản lý
Qua phân tích các đặc trưng trên cho thấy việc quản trị nguồn nhân lực tại Ban Quản lý là khá phức tạp, đây là quá trình điều hành hoạt động trí óc của con
người, đòi hỏi người làm công tác quản lý phải có chính sách, chế độphù hợp mới mang lại hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra. Lả đơn vịsựnghiệp tự đảm bảo một phần chi phi hoạt động, hiện nay kinh phí hoạt động của Ban Quản lý chủyếu là từ
chi phí quản lý dựán của các dựán hiện đang quản lý, trong đó có ba dự án đã hoàn thành công tác thi công nên kinh phí hoạt động cho các năm sắp tới là một vấn đề
thiết yếu hiện nay. Do đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào đểhoàn thành tốt các dựán
được giao, đảm bảo yêu cầu chất lượng kỹthuật, sửdụng hiệu quảngân sách thành phố và vốn vay của nhà tài trợ rất được Ban lãnhđạo của Ban Quản lý quan tâm, nhằm có thể kiến nghị với UBND TP.HCM tiếp tục giao thêm các dự án mới cho Ban Quản lý quản lý.