Phân tích, đánh giá yếu tố “Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp”

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại ban quản lý đầu tư xây sựng công trình giao thông đô thị thành phố Luận văn thạc sĩ 2014 (Trang 55)

Theo Oosthuizen (2001), sự thăng tiến trong công việc được hiểu như sự

phát triển, nó là một nhân tố tạo động lực làm việc. Nghiên cứu của ông cũng biểu thị rằng nhân tố này kết hợp một cách có ý nghĩa với sự bất mãn của nhân viên. Theo Arnolds & Boshoff (2001) đã trích dẫn theo Alpander (1990), Cranny, Smith và Stone (1992), McCambell (1996) cho rằng sự thỏa mãn với vị trí công việc, có

cơ hội thăng tiến đều có ảnh hưởng dương đến việc thực hiện công việc của nhân

viên, đặc biệt đối với trường hợp các nhà quản lý cấp cao.

Yếu tố này cũng được người lao động tại Ban Quản lý xếp hạng tầm quan trọng ởvịtrí thứ tư, gần tương đương với nghiên cứu của Lê ThịBích Phụng (2011)

xếp hạng yếu tốnàyởvịtrí thứ năm, cònđối với nghiên cứu của Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011), đây là yếu tố nằm trong nhóm có ảnh hưởng mạnh nhất đến động lực làm việc. Người lao động đánh giá mức độ hài lòng với 3,38

điểm, về tỷ lệ phần trăm là gần 45% người lao động cảm thấy hài lòng, cũng gần

tương đương với kết quảcủa Trần Kim Dung và Trần Thị Hoa (2013) với tỷlệhài lòng là 42,5%.

Về thăng tiến:

Bảng 2.5: Tổng hợp tình hình bổnhiệm cán bộ giai đoạn 2010-2013 Năm Chức vụ Phòng/Ban Số lượng

2010

Chánh Văn phòng Văn phòng 01

Giám đốc Ban Ban Đông –Tây

Ban MTN1

01 01

Trưởng phòng Phòng Kỹthuật–Chất lượng 01

Phó Chánh Văn phòng Văn phòng 02

Phó Giám đốc Ban Ban MTN1

Ban MTN2 03 02 Phó Trưởng phòng Phòng Kếhoạch– Đấu thầu Phòng Tài chính–Kếtoán 03 01 2011

Giám đốc Ban Ban MTN1 01

Trưởng phòng Phòng Kếhoạch– Đấu thầu 01

Phó Giám đốc Ban Ban GTX 01

Phó Trưởng phòng Phòng Kỹthuật–Chất lượng Phòng Tài chính–Kếtoán

02 01

2012 Trưởng phòng Phòng Kỹthuật–Chất lượng 01

2013

Phó Trưởng ban - 02

Giám đốc Ban Ban Đông - Tây

Ban MTN2

01 01

Phó Chánh Văn phòng Văn phòng 01 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phó Trưởng phòng PhòngĐền bù -Tái định cư

Phòng Kỹthuật–Chất lượng Phòng Kếhoạch– Đấu thầu 01 01 03 Nguồn: Tổng hợp từwebsite nội bộ

Theo bảng tổng hợp 2.4 ta có thể thấy, việc bổnhiệm cán bộ lãnhđạo/quản lý có sựbiến động lớn trong năm 2010-2011, nguyên nhân chính là do năm 2009 đã có hiện tượng một số CBCNV nghỉ việc, trong đó có các lãnhđạo/quản lý của Ban Quản lý. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do niềm tin, tâm trạng của CBCNV

dao động khi xảy ra sự việc ông Huỳnh Ngọc Sĩ – Giám đốc Ban cũ nhận hối lộvà bị cơ quan pháp luật xửlý. Việc bổnhiệm hàng loạt cán bộquản lý ngoài nhằm giải quyết chỗ trống do cán quản lý cũ nghỉ việc, còn nhằm giữ chân CBCNV quyết

địnhởlại, cũng như do có s ự điều động, thuyên chuyển xảy ra trong giai đoạn này.

Năm 2013, thực hiện kế hoạch số 21-KH/NB ngày 21/4/2013 của Đảng bộ

vềcông tác quy hoạch đội ngũ cán bộlãnhđạo của Ban Quản lý, Ban Quản lý đã có quyết định số 1782/QĐ-BQLGTĐT-VP ngày 21/8/2013 phê duyệt các chức danh cán bộ quy hoạch giai đoạn 2013-2018. Quyết định phê duyệt có phân công cán bộ

theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡvà nhận xét đánh giá việc phấn đấu, rèn luyện của cán bộ quy hoạch. Việc nhận xét, đánh giá được cán bộ được phân công giúp đỡ thực hiện định kỳ 6 tháng, tổng kết năm về các nội dung như: chấp hành chính sách, pháp luật Nhà nước, quy định cơ quan; phẩm chất, đạo đức, lối sống; thực hiện nhiệm vụ được giao; tổ chức kỹ luật; đề xuất tiếp tục hoặc loại ra danh sách quy hoạch, hoặc đề xuất bố trí công việc để thử thách, phát huy khả năng… Theo đó, trong năm 2013, Ban Quản lý đã tiến hành bổ nhiệm 10 lãnh đạo/quản lý.Tính đến tháng 8/2014, số lượng lãnh đạo/quản lý chiếm 30,5% tổng số lao động của Ban QLDA (theo bảng 2.1).

Qua thực trạng nêu trên ta có thểthấy việc bổnhiệm cán bộlãnh đạo/quản lý trong thời gian sắp tới (đến năm 2018) hiện chỉ áp dụng cho các CBCNV có tên trong danh sách quy hoạch, đối với những người chưa có tên trong danh sách phải tiếp tục phấn đấu. Tuy nhiên, do hiện tỷlệlãnhđạo/quản lý đã chiếm gần 1/3 sốlao

động, nên trong thời gian sắp tới, các CBCNV khi được hỏi cũng không tin tưởng, hy vọng nhiều vào cơ hội đề bạt, thăng tiến. Hơn nữa, yêu cầu năng lực cho các chức danh Trưởng phòng/Phó Trưởng phòng, Giám đốc Ban/Phó Giám đốc Ban,

Phó Trưởng ban… cũng không quy định cụthể, việc đềxuất nhân sựvào danh sách quy hoạch chỉdo lãnhđạo/quản lý hiện tại ưu ái và tiến cử.

Vphát trin nghnghip: khi làm việc tại Ban Quản lý, người lao động có rất nhiều cơ hội được đào tạo, nâng cao các kỹ năng, chuyên môn để phát triển. Vì

như Ban Quản lý tổ chức bằng chi phí Ban, tư vấn các dự án do Ban Quản lý quản lý tổ chức bằng chi phí trong hợp đồng tư vấn theo điều kiện hợp đồng (đào tạo, chuyển giao công nghệ), các nhà tài trợ tổchức (Cơ quan hợp tác quốc tếNhật Bản

– JICA, Ngân hàng thế giới – WB), các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức (Bộ Kế

hoạch và Đầu tư, Sở Kếhoạch và Đầu tư, SởTài chính, Sở Giao thông Vận tải…),

SởNội vụtổchức cho đối tượng công chức, viên chức…

Theo nhận xét của một số CBCNV, Ban Quản lý vừa là nơi làm việc vừa là một “trung tâm đào tạo” rất tốt, từ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đến đào tạo kỹ năng, bồi dưỡng kiến thức đều rất phong phú. Cụ thể như trong năm 2013 Ban Quản lý đã cử hơn 100 lượt CBCNV tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu, tài chính của dựán PPTAF (tiểu dựán hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị phát triển dự

án), chính sách tiền lương, quản lý dựán, giám sát, kỹ sư định giá, kỹ thuật thi công các công trình xây dựng, quản lý đấu thầu và quản lý tài chính của dựán Giao thông xanh; phổ biến cho CBCNV về thực hiện Nghị định 15/2003/NĐ-CP về Quản lý chất lượng công trình xây dựng; tạo điều kiện cho CBCNV dự Hội thảo về thoát

nước và xửlý nước thải thuộc dựán Cải thiện Môi trường nước thành phố giai đoạn 2, Hội thảo vềdựán Phát triển Giao thông xanh thành phố; đặc biệtđã cử03 cán bộ tham gia các khóa tham quan, đào tạo tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản vềquy hoạch quản lý giao thông vàđô thị, môi trường … Ngoàilĩnh vực chuyên môn, Ban Quản lý còn quan tâm đào tạo, nâng cao trìnhđộ chính trị cho cán bộ quản lý, cụ

thể,đã chọn cử03 cán bộhọc lớp trung cấp lý luận chính trị -hành chính trong năm 2013. Sang năm 2014, do hệthống quản lý công chức, viên chức của Sở Nội vụ đã cập nhật danh sách công chức, viên chức của Ban Quản lý, nên các chương trình

đào tạo thường niên, đào tạo nâng cao do SởNội vụtổchức cũng đãđư ợc phổbiến

đến đối tượng công chức, viên chức của Ban Quản lý. Tính đến cuối tháng 8/2014, Ban Quản lý đã có 48 lượt CBCNV được Sở Nội vụ đào tạo các lớp như: bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên; bồi dưỡng kiến thức về hội nhập quốc tế; bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp,ứng xử nơi công sở; bồi dưỡng kỹ năng

thầu nâng cao; bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình; bồi

dưỡng nghiệp vụvà kỹ năng công tác tổ chức nhà nước; bồi dưỡng tiếng anh trình

độB và C; cải cách hành chính; nghiệp vụtiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ, công chức, viên chức, công tác Thanh niên và văn thư, lưu trữ; tập huấn công tác dân tộc. (chi tiết các nội dung đào tạo trong các năm từ 2011 đến 2014, cũng như số lượng

CBCNV được đào tạo xin xem ph lc 7: Tng hp tình hìnhđào tạo giai đoạn 2011-2014).

Đối với việc đào tạo do Ban Quản lý tổchức, hiện nay đãđược quy trình hóa

thông qua quy định 02 (chi tiết quy định xin xem ph lc 8: quy định về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghip vụ), hàng năm căn cứ vào chi phí đào tạo hiện có,

Văn phòng sẽ có văn bản yêu cầu các phòng/ban thống kê nhu cầu đào tạo, sau đó Văn phòng sẽ thống kê, xem xét, lên kế hoạch đào tạo và thông báo đến CBCNV

được đào tạo. Việc đào tạo bằng chi phí ban hiện chỉ đáp ứng được nhu cầu đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản như đấu thầu, quản lý dự án, giám sát thi công… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc đào tạo, phát triển cho CBCNV bằng chi phí Ban hiện nay xuất phát từ

nhu cầu của CBCNV, mặc dù đãđược quy trình hóa, có quyđịnh vềcập nhật, đánh

giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nhưng thực tế hoàn toàn chưa thực hiện công tác

đánh giá kết quả đào tạo, cũng như chưa có biểu mẫu về đánh giá đào tạo. Đối với các hình thức đào tạo khác, việc chọn lựa CBCNV để tham gia đào tạo ngoài tiêu chuẩn phải là công chức, viên chức (đối với các lớp đào tạo do SởNội vụtổchức),

đa phần đều ưu ái, chọn cử đối tượng lãnh đạo, quản lý (trừ các lớp, hội thảo tổ

chức không yêu cầu giới hạn số lượng người tham dự), mà không xem xét toàn diện nhu cầu đào tạo, cũng như lợi ích của việc đào tạo đúng đối tượng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại ban quản lý đầu tư xây sựng công trình giao thông đô thị thành phố Luận văn thạc sĩ 2014 (Trang 55)