Phân tích, đánh giá yếu tố “Công việc ổn định”

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại ban quản lý đầu tư xây sựng công trình giao thông đô thị thành phố Luận văn thạc sĩ 2014 (Trang 39)

Công việcổn định là công việc khiến cho người lao động không phải lo lắng

đểgiữviệc làm. Theo Pearce (1998) “công việcổn định là một trạng thái tâm lý mà

một tổchức”.Việc người lao động cảm nhận được công việc của mình không bị đe

dọa bởi việc mất việc làm hay việc đảm bảo công việc ổn định lâu dài, hay cảm nhận niềm tin của vềviễn cảnh tốt đẹp của nơi làm việc trong tương lai cũng sẽ tác

động đến động lực của họ.

Kết quảkhảo sát cho thấy yếu tố này được đánh giá là quan trọng nhất trong các yếu tốtạo động lực làm việc đối với người lao động tại Ban Quản lý. Điều này cũng hoàn toàn chính xác vì một trong những lý do quan trọng mà nhiều người lao

động chọn làm việc trong khu vực nhà nước nói chung đó chính là tính ổn định, chắc chắn mà khu vực này mang lại. So với nghiên cứu của Nguyễn ThịHải Huyền

(2013), đây là yếu tố quan trọng thứ tư đối với người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước tại TP.HCM. Bên cạnh đó, yếu tố này cũng có mức độ thỏa mãn/hài lòng cao nhất là 4,12 điểm (với trên 95% đánh giá yếu tố này từ mức 3

điểm trở lên), điều đó chothấy làm việc tại Ban Quản lý thật sự đem lại cảm giác an toàn về đảm bảo công việc cho người lao động.

Cụ thể từ năm 2011, nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên, chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm đã gắn bó với Ban Quản lý an tâm công tác, đảm bảo các chế độ chính sách liên quan, cũng như đ ể tạo điều kiện cho CBCNV rèn luyện, phấn đấu, phát huy năng lực làm việc, tạo nguồn cán bộkếthừa, thực hiện chiến lược phát triển lâu dài, Ban Quản lý đã có văn bản số 1168/CV- BQL-VP ngày 9/5/2011 trình UBND TP.HCM, Sở Nội vụxem xét chấp thuận, cho phép Ban Quản lý tuyển 50 biên chế sự nghiệp từ nguồn nhân sự hiện có của Ban Quản lý. Sau khi được UBND TP.HCM chấp thuận tại văn bản số 2979/QĐ-UBND ngày 11/6/2911, Ban Quản lý đã xây dựng và ban hành kế hoạch xét tuyển viên chức số 3603/KH-BQL ngày 8/12/2011, thông báo rộng rãi cho toàn bộ CBCNV xem xét các tiêu chí và nộp hồ sơ. Sau đó, hồ sơ của các ứng viên được Hội đồng xét tuyển viên chức thành lập theo quyết định số 53/QĐ-BQLGTĐT-VP ngày 15/1/2012 (bao gồm các thành viên trong Ban lãnhđạo, Chủtịch Công đoàn, Chánh Văn phòng, chuyên viên Văn phòng) xem xét và quyết định. Tiếp theo, Ban Quản lý có tờ trình số 2359/BQLGTĐT-VP ngày 20/9/2012 trình UBND TP.HCM và Sở

Nội vụxem xét phê duyệt kết quảxét tuyển viên chức. Trên cơ sởthẩm định của Sở

Nội vụ tại tờ trình số833/TTr-SNV ngày 30/11/2012, UBND TP.HCM đã có quyết

định số 6247/QĐ-UBND ngày 7/12/2012 công nhận kết quả xét tuyển viên chức của Ban Quản lý gồm 23 người. Cuối cùng, Sở Nội vụ có quyết định công nhận ngạch, loại viên chức đối với từng viên chức, và Ban Quản lý tiến hành tuyển dụng, tính thời gian thửviệc, cử người hướng dẫn thửviệc đối với các viên chức.

Sau đó, Ban Quản lý tiếp tục xét tuyển viên chức vào năm 2013 nhằm bổ sung đủ chỉ tiêu được UBND TP.HCM giao. Tuy nhiên, do Sở Nội vụ đã dự thảo

Quy định về tuyển dụng viên chức lấy ý kiến các Sở ngành, quận, huyện, nên Sở

Nội vụ đã yêu cầu Ban Quản lý chờ và thực hiện theo Quy định vềtuyển dụng viên chức khi được UBND TP.HCM ban hành. Do đó, từ năm 2013 đến nay, Ban Quản lý vẫn còn 26 chỉtiêu viên chức còn trống.

Tóm lại, người lao động chọn làm việc tại Ban Quản lý với mong muốn có công việcổn định và hầu hết đều hài lòng với lựa chọn của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại ban quản lý đầu tư xây sựng công trình giao thông đô thị thành phố Luận văn thạc sĩ 2014 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)