Phân tích, đánh giá yếu tố “Được công nhận đầy đủ công việc đã làm”

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại ban quản lý đầu tư xây sựng công trình giao thông đô thị thành phố Luận văn thạc sĩ 2014 (Trang 45)

Sự công nhận là sự thừa nhận, ghi nhận về công lao đóng góp của một cá nhân, thể hiện qua sự đánh giá cao và khen thưởng cá nhân đó về việc họ đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc sự thừa nhận một thành tích tốt (Oosthuizen, 2001). Stroh (2001) thêm vào rằng khi các cá nhân được khen thưởng vềthành tích tốt, thì yếu tố

sựthừa nhận phải được hiện diện.

Kết quả khảo sát thể hiện đây cũng là một yếu tố quan trọng ở vị trí thứ tư đối với người lao động, phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Bích Phụng (2011), so với nghiên cứu của Mani (2002, trích dẫn trong Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy, 2011), nghiên cứu này chỉ ra đây lại là một trong hai yếu tố quan trọng nhất, cùng kết quả với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Huyền (2013). Hiện yếu tố này được đánh giá ởmức 3,33 điểm hài lòng, và chỉ có tầm 43% người lao động hài lòng (trongđó có 50% lãnh đạo/quản lý được hỏi cảm thấy hài lòng,đối với chuyên

viên là 42,86% người được hỏi, riêng đối với nhân viên chỉ có 28,57% cảm thấy hài lòng), thấp hơn tỷlệ53,6% người lao động trong doanh nghiệp nhỏvà vừa cho rằng lãnh đạo doanh nghiệp dễ phát hiện và nhanh chóng ghi nhận hiệu quả thực hiện công việc (Trần Kim Dung và Trần Thị Hoa, 2013). Điều này cũng hoàn toàn hợp lý vìđối tượng nhân viên trong Ban Quản lý hiện không được chú trọng trong công

tác đánh giá, ghi nhận công việc đã làm.

Việc đánh giá CBCNV tại Ban Quản lý hiện quy định tại quyết định số 1148/QĐ-BQLGTĐT-VP ngày 6/6/2013 về ban hành quy định tạm thời đánh giá

cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (quy định được áp dụng chính thức từ 1/7/2013) (chi tiết xin xem ph lc 4: quy định đánh giá cán bộ, công chc, viên chức và người lao động; ph lc 5: quy định về thi đua, khen thưởng, k

lut). Đối tượng áp dụng đánh giá bao gồm những người được tuyển dụng, bổ

nhiệm vào ngạch công chức, viên chức, người ký hợp đồng lao động làm việc chính thức từmột năm trởlên.

Theo quy định, các mặt đánh giá bao gồm:

- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà

nước, nội quy quy định của cơ quan.

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và lềlối làm việc. -Năng lực, trìnhđộ, chuyên môn nghiệp vụ.

- Kết quả thực hiện công việc được giao hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết thể hiện ở khối lượng, chất lượng, hiệu quả, tiến độ thực hiện công việc.

- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ. - Thực hiện các quy định về đạo đức nghềnghiệp.

- Tham gia các hoạt động tập thể, đoàn thể, chính quyền do Ban Quản lý hoặc cấp trên tổchức.

- Tinh thần học tập nâng cao trìnhđộ.

Riêng đối với cấp quản lý (các Trưởng/Phó phòng, Giámđốc/Phó Giám đốc Ban), còn bao gồm đánh giá thêm các mặt:

-Năng lực lãnhđạo, quản lý, điều hành và tổchức thực hiện nhiệm vụ. - Kết quảhoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụtrách.

Đối với cấp lãnhđạo (các thành viên trong Ban lãnhđạo), chỉthực hiện lấy ý kiến đóng góp thông qua các phòng/ban màđ ồng chí lãnhđạo phụtrách, (việc đánh giá do cơ quan, tổchức cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện).

Việc đánh giá CBCNV sẽ được thực hiện hàng tháng vào ngày 20 mỗi tháng (thời gian đánh giá của mỗi tháng tính từ ngày 21 tháng trước đến ngày 20 của

tiết xin xem phụ lục 4), và vào cuối năm theo mẫu M02-BNX (Bảng tựkiểm điểm và nhận xét đánh giá CBCNV năm, chi tiết xin xem phụlục 4).

Ngoài việc tự nhận xét, đánh giá theo mẫu quy định, tập thể các phòng/ban còn phải tổchức lấy ý kiến và lập thành biên bản họp, nộp về Văn phòng kèm theo bảng tựnhận xét của các CBCNV từng phòng/ban.

Ngoài ra, hàng năm, vào Đại hội Công nhân – Viên chức, Ban Quản lý còn tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các thành viên trong Ban lãnhđạo và Kế toán trưởng, công bốcông khai tỷlệphần trăm tín nhiệm tại Đại hội.

Công tác đánh giá CBCNV cuối năm sẽ làm căn cứ để khen thưởng năm

(việc quyết định danh sách CBCNV, phòng/ban được khen thưởng năm sẽ do Hội

đồng Thi đua khen thưởng – Kỷ luật của Ban thành lập theo quyết định số 3017/QĐ-BQLGTĐT-VP ngày 12/12/2012 xem xét, quyết định), cụ thể mức khen

thưởng như sau:

- Tập thể đạt “Tập thể Lao động xuất sắc”: được 1,5 lần mức lương tối thiểu (theo Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010) và 100% dự toán mức thưởng (nếu còn nguồn quỹ khen thưởng) (việc đánh giá tập thể thực hiện theo Luật Thi

đua, Khen thưởng số15/2003/QH11 ngày 26/11/2003, điều 27, 28).

- Tập thể đạt “Tập thể Lao động tiên tiến”: được 0,8 lần mức lương tối thiểu và 90% dựtoán mức thưởng.

- Tập thể đạt “Tập thể Hoàn thành nhiệm vụ”: được 70% dự toán mức

thưởng.

- Cá nhân đạt “Chiến sỹ thi đua cơ sở”: được 1,0 lần mức lương tối thiểu và 100% dựtoán mức thưởng.

- Cá nhân đạt “Lao động tiên tiến”: được 0,3 lần mức lương tối thiểu và 90% dựtoán mức thưởng.

-Cá nhân đạt “Hoàn thành nhiệm vụ”: được 70% dựtoán mức thưởng.

Ngoài khen thưởng cuối năm, Ban Quản lý còn thực hiện khen thưởng vào các ngày lễ lớn như 8/3, 20/10 (riêng đối với CBCNV nữ), giỗ Tổ Hùng Vương

(10/3 âm lịch), 30/4, 1/5, 2/9 không phân biệt kết quả đánh giá mà mọi người đều

được thưởng như nhau.

Bên cạnh khen thưởng chuyên môn, Ban Quản lý còn khen thưởng “nóng”

sau mỗi đợt tham gia văn nghệ, phong trào cho các cá nhân có thành tích, đóng góp.

Qua phân tích thực trạng hoạt động đánh giá tại Ban Quản lý nêu trên, ta có thểthấy việc đánh giá thi đua chỉ ảnh hưởng đến việc khen thưởng cuối năm, hoàn toàn không tác động đến việc xét nâng lương, thăng tiến trong công việc. Hơn nữa, trong việc bầu chọn danh hiệu “Chiến sỹ thi đua” cũng xảy ra tình trạng ưu ái cho

cấp lãnhđạo/quản lý, nhân viên/chuyên viên thân tín của quản lý, các tiêu chí đánh

giá cũng không rõ ràng, mang nặng tính chủ quan, cảm tính, khiến người lao động cảm thấy việc đánh giá chỉmang tính hình thức. Quy định đánh giá hàng tháng cũng

chỉ được mọi người thực hiện theo quán tính, không cho là quan trọng. Việc tổchức lấy phiếu tín nhiệm cấp lãnh đạo và Kế toán trưởng vào Đại hội hàng năm cũng không đem lại kết quảgì, vì kết quả sau Đại hội không được sửdụng.

2.4.5 Phân tích, đánh giáyếu tố “Lươngtốt”

Lương tốt” có nghĩa là tiền lương được trảphù hợp với năng lực làm việc,

tương xứng với kết quả thực hiện công việc, được trả công bằng, hợp lý và được

thưởng khi hoàn thành tốt công việc.

Kết quả khảo sát cho thấy đây là yếu tố quan trọng thứ hai trong việc tạo

động lực làm việc cho người lao động, và được đánh giá mức độ đạt được hiện tại là

3,65 điểm với xấp xỉ 58% người lao động hài lòng. So với nghiên cứu của Mani (2002, trích dẫn trong Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy, 2011) và Manolopoulos (2007, trích dẫn trong Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy, 2011), thì đây là yếu tố được đánh giá quan trọng nhất, cùng kết quả như kết quả

nghiên cứu của Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011) (đây là yếu tốnằm trong nhóm cóảnh hưởng mạnh nhất đến việc tạo động lực).

Hiện nay, lương của người laođộng làm việc tại Ban Quản lý bao gồm lương cơ sởvà thu nhập tăng thêm. Lương cơ sở dùng làm căn cứ đểtính mức lương trong

luật đối với các đối tượng theo quy định. Theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP được

ban hành ngày 27/6/2013, quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1/7/2013, mức lương cơ sở là 1.150.000

đồng/tháng. Lương cơ sở mà người lao động tại Ban Quản lý được nhận hiện nay

được tính theo hệ số lương (theo ngạch, bậc trong quy định tại Nghị định

204/2004/NĐ-CP ngày 12/12/2004 của Chính phú vềchế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức,viên chức và lực lượng vũ trang) theo thâm niên công tác và phụcấp chức vụ(nếu có) nhân với lương cơ sở. Còn thu nhập tăng thêm được tính cho hầu hết người lao động tại Ban Quản lý (ngoại trừ nhân viên tạp vụ, lái xe) theo quy

định tại Thông tư 17/2013/TT-BTC ngày 19/2/2013, “đối với Ban quản lý dự án

đầu tư xây dựng công trình quan trọng quốc gia và Ban quản lý dự án đầu tư xây

dựng công trình có quản lý dự án nhóm A không quá 1,7 lần quỹ lương tính theo

mức lương tối thiểu áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức” (hệ sốthu nhập

tăng thêm –HSTNTT).

Công thức tính lương chung cho một tháng tại Ban Quản lý hiện như sau:

Tiền lương =

Lương cơ sở(1.150.000) × Hệsố lương × (1+HSTNTT (1,7)) ×

Số ngày làm việc thực tế

trong tháng Sốngày làm việc theo quy định của tháng

Về tiền lương làm thêm giờ, hiện nay Ban Quản lý thực hiện theo quy định tại điều 97 của Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012, cụ thể như

sau:

Tiền lương làm thêm giờ=

(Lương cơ sở(1.150.000) × Hệsố lương × (1+HSTNTT (1,7))

× Số giờ làm thêm giờ

Sốngày làm việc theo quy định của tháng × 8

× Đơn giá tiền lương làm thêm giờ

Với đơn giá tiền lươnglàm thêm giờ như sau:

-Vào ngày thường, bằng 150%đơn giá tiền lương;

6,671,256 8,268,201 9,232,093 880,706 1,168,068 1,294,735 - 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000

Tiền lương bình quân/tháng (đồng)

Tiền lương làm thêm giờ bình quân/tháng (đồng) 2011 2012 2013

- Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, bằng 300% đơn giá tiền lương chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động

hưởng lương ngày.

Hình 2.7: Tăng trưởng lương và lương làm thêm giờ 2011-2013

Đồng thời, người lao động làm việc tại Ban Quản lý nếu có trìnhđộ từ cao

đẳng trở lên sẽcó chế độxét nâng bậc lương 3 năm một lần, và có chế độ xét nâng bậc lương 2 năm một lần với trìnhđộtừtrung cấp trở xuống (chi tiết xin xem ph

lc 6: quy chếnâng bậc lương(ban hành kèm theo quy định 09 về nâng bậc lương

của Ban Quản lý)). Quy trình xét nâng lương hàng năm cụ thể như sau: vào cuối

tháng 01, Văn phòng sẽlập danh sách các CBCNV đến hạn nâng bậc lương gửi về

các phòng/ban để rà soát, bổ sung nếu chưa đầy đủ. Sau đó, Văn phòng tham mưu

cho Ban lãnhđạo thành lập Hội đồng xét nâng bậc lương. Hội đồng được thành lập sẽ xem xét và quyết định danh sách CBCNV được nâng bậc lương của năm đó và

thông báo cho toàn bộ CBCNV được biết. Đối với các trường hợp CBCNV có thời gian tính nâng bậc lương trước khi quyết định nâng bậc lương có hiệu lực sẽ được truy lãnh phần lương tăng thêm.

Bên cạnh đó, Ban Quản lý còn phátđộng các phong trào thi đua chuyên môn

trong công việc tùy theo tình hình cụthể, để người lao động có thêm động lực làm việc như: kế hoạch thi đua hoàn thành đúng thời hạn thông xe hầm Thủ Thiêm và toàn tuyến Đại lộ Đông Tây (từ 1/9/2011 đến 20/11/2011), kế hoạch thi đua cao điểm công tác giải ngân năm tài khóa JICA 2011 (từ 1/1/2012 đến 31/3/2012),… Sau các đợt phát động kếhoạch, Ban Quản lý đều có tổng kết, xem xét khen thưởng bằng giấy khen cho các cá nhân được đềcử, nhằm ghi nhận đóng góp và khích lệ

các CBCNV còn lại.

Qua thực trạng vềvấn đề trả lương tại Ban Quản lý như trên, ta có thể thấy hiện nay người lao động chỉ được trả lương hoàn toàn dựa vào trìnhđộ đào tạo đang

có khi xem xét ký hợp đồng lao động và theo thâm niên công tác, không xét đến vị trí hay năng lực làm việc của từng cá nhân,đây là yếu tốcó thểgây cho những nhân viên giỏi bất mãn vì họ phải làm một khối lượng công việc nhiều hơn nhưng phần

lương họnhận được không tương xứng và gần như cân bằng với những người khác

đảm nhiệm các công việc ít đòi hỏi kỹ năng hoặc trìnhđộ hơn. Và việc xem xét tăng lương không dựa vào kết quả hoàn thành công việc hay các yêu cầu nào khác đối với người lao động, mà hoàn toàn là việc “đến hẹn lại lên” theo cách nói của nhiều

người, do hầu hết các CBCNV tại Ban Quản lý đều có trìnhđộtừ cao đẳng trở lên, cứ 3 năm một lần sẽ được xét nâng bậc lương (hay nói cách khác là tăng lương)

khiến đa phần CBCNV không cảm thấy phải cố gắng, phấn đấu làm việc để được ghi nhận, mà đa phần đều “ngầm hiểu” là đúng 3 năm sẽ được tăng lương. Đối với

Văn phòng lập danh sách CBCNV nâng bậc lương Các phòng/ban rà soát, bổsung Ban Quản lý thành lập Hội đồng xét nâng bậc lương

Hội đồng xem xét, quyết

định danh sách nâng bậc

lương CBCNV được nâng

bậc lương theo sanh

sách

Sơ đồ2.3: Quy trình nâng bậc lương

việc khen thưởng sau các phong trào thi đua chuyên môn, theo ý kiến của nhiều

người lao động, những người được chọn khen thưởng đa phần là cấp quản lý, cấp

chuyên viên/nhân viên được khen thưởng ngoài các trường hợp thực sự có đóng góp

lớn trong đợt phát động thi đua, còn có các trường hợp do được quản lý “ưu ái” mà đềcử. Đây cũng là tình hình chung của khu vực nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại ban quản lý đầu tư xây sựng công trình giao thông đô thị thành phố Luận văn thạc sĩ 2014 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)