Phân tích, đánh giá yếu tố “Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết những

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại ban quản lý đầu tư xây sựng công trình giao thông đô thị thành phố Luận văn thạc sĩ 2014 (Trang 54)

Sự giúp đỡcủa cấp trên thểhiện qua việc quan tâm, hỗtrợ của cấp trên trong việc giải quyết các vấn đề cá nhân, cáckhó khăn của nhân viên trong quá trình làm việc. Mối quan tâm của nhân viên đối với những khó khăn trong quá trình làm việc mà họkhông giải quyết được là sựhỗ trợ, sự hướng dẫn của lãnhđạo cấp trên. Khi sự giúp đỡ này được người lãnh đạo cấp trên thể hiện tốt giúp cho người lao động nhanh chóng hoàn thành công việc, đạt được thành tích trong công việc, điều này giúp họkhông ngại khó khăn trong công việc và thúc đẩy họ hoàn thành công việc tốt hơn, cũng như khi ngư ời lãnh đạo thông cảm, giúp đỡ nhân viên giải quyết các vấn đềcá nhân sẽgiúp loại bỏcác cản trở làm cho nhân viên không thểthểhiện tốt nhất.

Yếu tố này được người lao động đánh giá mức độquan trọng ởvịtrí thứchín so với kết quả của Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011), đây là yếu tố

thuộc nhóm có tác động mạnh thứ ba (trên tổng số 4 nhóm) đối với động lực làm việc, cùng kết quả với nghiên cứu của Lê Thị Bích Phụng (2011), còn đối với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Huyền (2013), thì đây là yếu tố nằm trong nhóm quan trọng ở vị trí thứ hai. Hiện tại mức độ hài lòng của người lao động với yếu tố này là 3,00 điểm, tức có đến 68% người lao động đánh giá yếu tố này hiện không làm họ hài lòng hoặc có ý kiến trung lập. So với Trần Kim Dung và Trần Thị Hoa

(2013), chỉ có 45,3% đối tượng khảo sát cảm thấy lãnh đạo ít linh hoạt, không nhanh chóng hỗtrợgiải quyết các vấn đề.

Tình hình chung khiđược phỏng vấn, hầu hết người lao động cho rằng yếu tố này được thểhiện thông qua việc tạo điều kiện vềthời gian để họcó thểgiải quyết các vấn đề cá nhân và truyền đạt kinh nghiệm, giúp đỡ họ để giải quyết các khó

khăn trong công việc.

Với độtuổi của người lao động tại Ban Quản lý gần 80% dưới 40 tuổi và hơn

40% là nữ, vì vậy, vấn đềcá nhân nhiều người gặp phải đó là vấn đề chăm sóc gia đình, con cái. Tại Ban Quản lý, ngoài thực hiện tốt quy định của Nhà nước về thời gian nghỉ ngơi đối với phụnữ có con dưới 12 tháng tuổi (khoản 5 điều 155 của Bộ

Luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012), lãnh đạo/quản lý còn tạo điều kiện linh động về thời gian làm việc để người lao động giải quyết công việc cá nhân, với điều kiện là công việc vẫn được hoàn thành. Hơn nữa, người lao động cũng được tạo điều kiện để tham gia các khóa học, đào tạo, nâng cao chuyên môn khi thời gian đào tạo trùng với giờlàm việc.

Bên cạnh đó, do đội ngũ lãnhđạo/quản lý của Ban Quản lý hơn 55% dưới 40 tuổi, cũng như do áp lực công việc, kinh nghiệm quản lý con người còn chưa được chú trọng, nên việc giúp đỡ giải quyết các khó khăn trong công việc cũng chưa

khiến người lao động hài lòng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại ban quản lý đầu tư xây sựng công trình giao thông đô thị thành phố Luận văn thạc sĩ 2014 (Trang 54)