Mô hình nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại ban quản lý đầu tư xây sựng công trình giao thông đô thị thành phố Luận văn thạc sĩ 2014 (Trang 26)

Qua nội dung giới thiệu về động lực làm việc nêu trên, cũng như phân tích

các nghiên cứu trong và ngoài nước vận dụng mô hình mười yếu tố tạo động lực của Kovach, có thể thấy rằng mô hình về động lực làm việc của Kovach đã được vận dụng rộng rãi trong rất nhiều nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực. Do đó, tác giả

chọn mô hình của Kovach để làm mô hình nghiên cứu cho đề tài. Tuy nhiên, khác với các nghiên cứu đã nêu, tác giảngoài xác định thứ tự quan trọng của các yếu tố

tạo động lực, còn kết hợp với việc phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện các yếu tố tạo động lực tại Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông – Đô thị

thành phố để đưa ra giải pháp một cách thuyết phục.

Cụ thể, sau khi tham khảo ý kiến của chuyên gia, tác giả tiến hành thu thập thông tin bằng cách phát bảng khảo sát gồm các nội dung sau đây cho toàn bộ

CBCNV của Ban Quản lý:

- Yêu cầu người trả lời xếp hạng thứ tự quan trọng các yếu tố tạo động lực (theo 10 yếu tốtạo động lực của mô hình Kovach) (với 1 là quan trọng nhất, 10 là ít quan trọng nhất);

- Yêu cầu người trảlời đánh giá mức độ đạt được (hay hài lòng/thỏa mãn) về

các yếu tốtạo động lực trong công việc hiện tại (theo 10 yếu tốtạo động lực của mô hình Kovach) (với 1 là hoàn toàn không thỏa mãn/hài lòng, 5 là hoàn thoàn thỏa mãn/hài lòng);

- Thu thập một sốthông tin về người trả lời (để nhằm thống kê mô tảcụthể

lực lượng lao động của Ban Quản lý) như: giới tính, độtuổi, trìnhđộ đào tạo, chức vụ, thu nhập, thâm niên công tác.

Đồng thời, tác giảkết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu một số người lao

động trong Ban Quản lý nhằm thu thập thông tin cụthể hơn vềlý do người lao động lựa chọn các yếu tố tạo động lực, cũng như nguyên nhân khiếnngười lao động hài

lòng/không hài lòng về các yếu tố. Bên cạnh đó, tác giả cũng phỏng vấn sâu cấp lãnh đạo nhằm đánh giá mức độ nghiêm trọng và tầm quan trọng của các vấn đề được phát hiện, tính khảthi và mức độ ưu tiên cho các giải pháp do tác giả đềxuất.

Tóm tắt chương 1: trong nội dung chương này, tác giả đã giới thiệu các khái niệm về động lực làm việc, trình bày các học thuyết, mô hìnhđã có về động lực làm việc và phân tích các nghiên cứu trong và ngoài nước về ứng dụng mô hình mười yếu tố

tạo động lực của Kovach. Mô hình này của Kovach đã được vận dụng trong rất nhiều nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực. Vì vậy, tác giảquyết định chọn mô hình của Kovach làm mô hình nghiên cứu cho đề tài, nhằm dựa vào đó xác định thứtựquan trọng các yếu tốtạo động lực làm việc đối với người lao động tại Ban Quản lý Đầu

tư Xây dựng Công trình Giao thông – Đô thị thành phố, cũng như đánh giá thực trạng mức độhài lòng của người lao động đối với các yếu tốnày.

CHƯƠNG 2:

PHÂN TÍCH THC TRNG S DNG CÁC YU T TO

ĐỘNG LC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TI

BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại ban quản lý đầu tư xây sựng công trình giao thông đô thị thành phố Luận văn thạc sĩ 2014 (Trang 26)