Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp liên kết với các địa phương vùng duyên hải miền trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh quảng ngãi (Trang 90)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4.3. Nguyên nhân

Từ những phân tích trên cho thấy, việc hợp tác và liên kết thu hút FDI giữa tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương trong Vùng là kết quả tất yếu, là yêu cầu cần thiết. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan, vấn đề hợp tác và liên kết này dường như còn nhiều rào cản, hạn chế. Nguyên nhân của những tồn tại đó thể hiện ở một số điểm sau:

- Sự đánh đổi giữa lợi ích địa phương và lợi ích toàn vùng: Do đặc điểm của các tỉnh trong vùng có những điểm khá tương đồng, đều có điều kiện phát triển và nhu cầu đầu tư khá giống nhau; trong khi đó hầu hết các địa phương đều có xuất phát điểm thấp và nhu cầu bức thiết cần tăng tốc phát triển dẫn đến việc chia sẻ lợi ích một cách công bằng trong một không gian kinh tế vượt khỏi các ranh giới hành chính vẫn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng chạy theo thành tích trong quản lý kinh tế như tốc độ tăng trưởng GDP nhanh, thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thành lập

mới nhiều khu công nghiệp… dẫn đến những lực cản đối với quá trình hợp tác, liên kết trong thu hút đầu tư.

- Thiếu một trung tâm mạnh đóng vai trò là hạt nhân liên kết và nếu không có một cách tiếp cận mới đối với vai trò của các trung tâm và những điều chỉnh thích hợp trong chiến lược thu hút đầu tư, thì quá trình hợp tác và liên kết này sẽ thiếu những động lực nội tại thúc đẩy sự phát triển.

- Do thời gian còn ngắn, công việc mới mẻ; các địa phương trong Vùng còn lúng túng, bị động trong hoạt động liên kết thu hút FDI; chưa chủ động đề xuất các vấn đề bức xúc, cấp thiết đang đặt ra ở từng địa phương và toàn Vùng.

- Các địa phương chưa chủ động nối kết hoạt động của Nhóm Tư vấn Hợp tác phát triển Vùng với các cơ quan thường trực liên kết của các địa phương (sở Kế hoạch và Đầu tư) để nắm bắt vấn đề tham mưu cho Ban Điều phối Vùng; đồng thời chưa thu hút được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ các bộ, ngành Trung ương đối với hoạt động liên kết thu hút đầu tư FDI Vùng; bên cạnh đó chưa phát huy trí tuệ của các tổ chức, chuyên gia độc lập trong công tác tư vấn chiến lược thu hút đầu tư.

- Liên kết vẫn chưa trở thành tư duy phát triển trong các địa phương. Có lẽ địa phương nào cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc liên kết trong thu hút FDI, nhưng những việc làm thực tế để đẩy mạnh sự hợp tác giữa các địa phương miền Trung vẫn còn rất hạn chế.

- Cơ sở liên kết dựa trên lợi thế so sánh và sự phân công phối hợp giữa các địa phương nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư chưa được quan tâm. Các chính sách, các quy hoạch thu hút FDI của nhiều địa phương trong vùng không đưa các yêu cầu của liên kết; các ý tưởng liên kết giữa các địa phương trong thu hút FDI. Vì thế liên kết trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các địa phương với nhau chỉ mang tính hình thức, ít được thực thi.

- Chủ trương liên kết trong thu hút FDI đặt ra đã lâu nhưng đến nay vẫn thiếu một cơ chế pháp lý, thiếu thể chế chính sách rõ ràng cho hoạt động này. Đặc biệt, việc thiếu một “nhạc trưởng” giữ vai trò điều phối là nguyên nhân khiến cho việc xây dựng chuỗi liên kết trở nên lỏng lẻo. Vì vậy, mặc dù các tỉnh đã có chương trình ký kết hợp tác nhưng vẫn mạnh ai nấy làm. Dễ thấy nhất là tình trạng tỉnh nào cũng có khu, cụm công nghiệp, chợ đầu mối, cố gắng thu hút đầu tư về địa phương bằng cơ chế chính sách riêng của mình.

- Ban điều phối vùng duyên hải miền Trung mới chỉ dừng lại ở chức năng tham mưu, giám sát, chứ chưa được trao quyền có nguồn lực tài chính và nhân lực trong việc ra quyết định liên kết phát triển vùng. Bởi vậy, không khó hiểu khi vai trò của các ban chỉ đạo vùng trong việc thúc đẩy, tăng cường liên kết các tỉnh trong vùng khá mờ nhạt.

CHƯƠNG 3

NHNG GII PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KT VI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÙNG DUYÊN HI MIN TRUNG TRONG

THU HÚT FDI CA TNH QUNG NGÃI

3.1. ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG TRONG THU HÚT FDI CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1.1. Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020

a. Mc tiêu

Tăng trưởng kinh tế ở mức cao và bền vững, kết hợp hiệu quả phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu; mở rộng quan hệ hợp tác, kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; đẩy mạnh đầu tư và thu hút đầu tư mà trọng tâm vào các ngành có lợi thế so sánh, đặc biệt là đối với lĩnh vực công nghiệp lọc hóa dầu và công nghiệp năng lượng, nhằm đạt tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả, bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp giải quyết được nhiều việc làm.

Đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp; nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển các giống cây trồng vật nuôi chất lượng cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn.

Đào tạo, xây dựng con người Quảng Ngãi phát triển cả về “Đức, trí, thể, mỹ”; có đủ trình độ, tri thức đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Phấn đấu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm công bằng xã hội, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo vững chắc quốc phòng - an

ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.

b. Các ch tiêu ch yếu đến năm 2020

Các ch tiêu v kinh tế

(1)Phấn đấu đạt mức tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân hàng năm (Giá so sánh 2010) giai đoạn 2016-2020 là 6,0-7,0%/năm, trong đó:

+ Công nghiệp - Xây dựng : 3-4%

+ Dịch vụ : 12-13%

+ Nông, lâm nghiệp và thủy sản : 3-4%

(2) GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 4.000-4.200 USD.

(3)Cơ cấu kinh tế đến năm 2020

+ Công nghiệp - Xây dựng : 60-61 %

+ Dịch vụ : 28-29%

+ Nông, lâm nghiệp và thủy sản : 10-11%

Trong đó, đầu tư sản xuất các trang thiết bị điện và điện tử cao cấp phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Phát triển công nghiệp điện tử tin học theo hướng gia công phần mềm, tích hợp hệ thống nhằm hỗ trợ cho việc phát triển các sản phẩm thiết bị cơ khí, điện tử…

Khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm. Du nhập và phát triển các ngành, nghề mới. Phát triển các khu công nghiệp của tỉnh gắn với KKT Dung Quất theo hướng hiện đại, đồng bộ. Lấp đầy KCN Tịnh Phong, KCN Quảng Phú vào năm 2015. Theo quy hoạch, các ngành công nghiệp lọc hóa dầu và hóa chất cùng với ngành công nghiệp cơ khí và luyện kim được xác định là những ngành kinh tế mũi nhọn, quyết định sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh và các ngành khác.

(4)Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 100 -110 nghìn tỷ đồng.

(5) Phấn đấu thực hiện vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách Trung ương giao hằng năm.

(6)Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt trên 1.040 triệu USD (7) Sản lượng lương thực có hạt đến năm 2020 đạt 488.850 tấn.

(8) Sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng đến năm 2020 đạt 160.000 tấn.

(9)Tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2020 đạt 40 xã/164 xã. (10)Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đến năm 2020 đạt 20-22%%

Các ch tiêu v văn hóa - xã hi

(11)Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020

+ Mầm non : 34,95%

+ Tiểu học : 70,00%

+ Trung học cơ sở : 75,00%

+ Trung học phổ thông : 65,00%

(12)Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ đến năm 2020 là 100%.

(13)Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đến năm 2020 còn dưới 10%.

(14) Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn 2011-2015) bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 là 2%, trong đó đồng bằng giảm 1,6%/năm, miền núi giảm 4%/năm.

(15) Số lao động được tạo việc làm trung bình hàng năm 40.600 lao động.

(16) Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đến năm 2020 đạt 55%.

(17)Cơ cấu lao động trong nền kinh tế đến năm 2020 + Công nghiệp - xây dựng : 32%

+ Nông, lâm nghiệp và thủy sản : 40% (18) Tỷ lệ đạt chuẩn văn hóa đến năm 2020

+ Gia đình văn hóa : 88%

+ Thôn, khối phố văn hóa : 78% + Cơ quan, đơn vị văn hóa : 96%

Các ch tiêu v Tài nguyên - Môi trường và phát trin bn vng

(19)Độ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 52%

(20) Tỷ lệ hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đến năm 2020 đạt 90%

(21)Tỷ lệ hộ dân đô thị dùng nước sạch đến năm 2020 đạt 89%

(22)Tỷ lệ chất thải nguy hại (rắn, lỏng) được xử lý đạt tiêu chuẩn, qui chuẩn quốc gia đến năm 2020 là 60%.

(23) Tỷ lệ khu công nghiệp, khu Kinh tế đang hoạt động có hệ thống xử lý nước, thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đến năm 2020 là 75%.

(24)Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị đến năm 2020 là 80% (25)Tỷ lệ xử lý chất thải rắn y tế đạt chuẩn đến năm 2020 là 100%.

Ch tiêu v quc phòng an ninh

(26)Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ bình quân hàng năm đạt 1,5% so với tổng dân số.

3.1.2. Mục tiêu thu hút FDI của tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến

Dựa vào định hướng, mục tiêu phát triển được đề ra cho giai đoạn 2016 – 2020, dự báo kế hoạch đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 5 năm tới:

Bảng 3.1. Kế hoạch đầu tư trực tiếp nước ngoài 5 năm (2016-2020) Chỉ tiêu Đơn vị tính 2016 2017 2018 2019 2020 Vốn đầu tư thực hiện Tỷ đồng 2.100 3.360 4.200 4.620 4.620 Trong đó: vốn nước ngoài Triệu USD 100 160 200 220 220 Vốn cấp mới và tăng thêm Triệu USD 2.350 225 225 225 250

Xuất khẩu Triệu USD 260 270 280 300 310 Nhập khẩu Triệu 130 130 130 130 130 Nộp ngân sách Tỷ đồng 180 190 200 210 220 Số lao động cuối kỳ báo Người 14.000 19.000 24.000 30.000 35.000

(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ngãi)

Cụ thể, để thực hiện kế hoạch đầu tư như trên thì mục tiêu thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến là:

Đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư, phát huy sự lan tỏa thông tin thông qua các nhà đầu tư truyền thống như Hàn Quốc, Singapore để thu hút đầu tư, tạo ra những cụm nhà máy FDI; đồng thời, xúc tiến đón đầu các dự án công nghiệp phụ trợ của Nhật Bản đang có xu hướng di chuyển từ Nhật và Trung Quốc sang các quốc gia khác; tập trung vào những ngành có lợi thể của tỉnh, đặc biệt là các ngành cồng nghiệp nặng tận dụng được ưu thế của cảng biển nước sâu và hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất... Chú trọng các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng cảng biển, quan

tâm xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, các khu kinh tế, các quỹ đất sạch, khu tái định cư... để tăng tính cạnh tranh và kịp thời hấp thụ vốn đầu tư.

Khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực phát triển đô thị, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm từ 2- 3%/năm, trong đó tốc độ tăng sản phẩm công nghiệp ngoài dầu bình quân 13,4%/năm.

Tập trung hỗ trợ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam triển khai đầu tư nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất; hỗ trợ Tập đoàn Sembcorp trong việc triển khai dự án Nhà máy nhiệt điện Dung Quất; tranh thủ tối đa sự ủng hộ của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương và tạo mọi điều kiện thuận để thu hút và triển hai dự án đưa khí vào bờ và đầu tư cụm điện khí hỗn hợp... hình thành Trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng tại Khu Kinh tế Dung Quất.

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất (bao gồm cả Khu kinh tế Dung Quất mở rộng). Chú trọng đâu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN Phổ Phong, tạo điều kiện phát triển công nghiệp phía Nam tỉnh;

Thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP; triển khai quyết liệt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư để tạo quỹ đất sạch bàn giao cho Nhà đầu tư và ổn định nơi ở, sản xuất, sinh hoạt của người dân tái định cư.

Huy động nguồn lực để xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp đã được phê duyệt, đổi mới hoạt động khuyến công và đào tạo nghề để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở các huyện nhằm giải quyết vùng đầu ra của sản phẩm nông nghiệp và việc làm tại chỗ.

học kỹ thuật và công nghệ cao. Khuyến khích các nhà máy, cơ sở sản xuất đổi mới, cải tiến khoa học công nghệ, mở rộng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ; ưu tiên các sản phẩm tạo ra giá trị gia tăng cao, có khả năng phát huy lợi thế canh tranh của địa phương, tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu. Chú trọng phát triển ngành công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, cơ giới hóa nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp, giải quyết lao động việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động.

3.1.3. Nhu cầu liên kết Vùng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Vùng duyên hải miền Trung

Đối với vùng duyên hải miền Trung muốn tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, đặc biệt muốn thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thì biện pháp rất quan trọng cần phải thực hiện giữa các địa phương là liên kết vùng. Việc thực hiện liên kết vùng duyên hải miền Trung để thu hút FDI vào khu vực nói chung, Quảng Ngãi nói riêng là một giải pháp khá mới mẻ, thiết thực và phù hợp với chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế ở nước ta hiện nay.

Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên, có thể thấy Vùng có thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là thu hút FDI vào các địa phương và khu vực. Bên cạnh đó, trong những năm qua, với chủ trương đầu tư phát triển toàn diện, các địa phương đã có những bước tiến đáng kể trong xây dựng các KCN, KKT để tăng cường thu hút FDI. Có thể nói vùng DHMT có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt thu hút FDI. Tuy nhiên từ trước đến nay khu vực này vẫn là vùng phát triển chậm so với hai đầu đất nước.

Mặc dù các địa phương trong Vùng đã có nhiều cố gắng trong thu hút FDI nhưng hiệu quả còn thấp, số dự án và số vốn thực hiện so với vốn đăng

ký còn rất thấp, chưa đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Vì vậy để từng địa phương nói riêng và toàn Vùng nói chung phát triển nhanh hơn cần phải có nhiều giải pháp, trong đó giải pháp liên kết Vùng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp liên kết với các địa phương vùng duyên hải miền trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh quảng ngãi (Trang 90)