Khái niệm về liên kết giữa các địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp liên kết với các địa phương vùng duyên hải miền trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh quảng ngãi (Trang 29)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1.Khái niệm về liên kết giữa các địa phương

Theo nghiên cứu của CoE, UNDP và LGI (2008) định nghĩa liên kết giữa các địa phương (intermunicipal cooperation) là việc các chính quyền địa phương lân cận nhau cùng nổ lực thực hiện các công việc trong xây dựng, phát triển, quản lý các dịch vụ và cơ sở hạ tầng công cộng hoặc trong cung ứng các dịch vụ này nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng và cho mục đích phát triển của địa phương.

Liên kết địa phương là liên kết mang tính hợp tác bổ sung lẫn nhau giữa các địa phương có những nét tương đồng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, phân bố dân cư ... Nhằm mục đích tăng cường sức hút đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các địa phương trong vùng. Phương thức liên kết rất đa dạng, đó có thể là tập trung phát triển một hạt nhân trung tâm, xung quanh là các vệ tinh hoặc cũng có thể là một thành phẩm được đưa qua nhiều giai đoạn mà mỗi địa phương đảm nhận một vai trò trong chuỗi giá trị sản phẩm đó.

Như vậy, liên kết giữa các địa phương có thể được hiểu là sự liên minh, kết hợp giữa các địa phương về các mối quan hệ trong một hay nhiều lĩnh vực cụ thể nào đó nhằm đem lại các lợi ích chung cho tất cả các địa phương và từng địa phương tham gia. Sự hợp tác giữa các địa phương trong việc xây

dựng các quy hoạch cũng như hình thành các cơ chế, chính sách phát triển thống nhất thúc đẩy sự phát triển của từng địa phương là một trong những ví dụ điển hình về liên kết kinh tế. Do đó, để đảm bảo sự thành công trong liên kết, cần phải có một môi trường chính sách minh bạch, bình đẳng và đồng thuận giữa các chủ thể tham gia liên kết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp liên kết với các địa phương vùng duyên hải miền trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh quảng ngãi (Trang 29)