Nội dung liên kết trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp liên kết với các địa phương vùng duyên hải miền trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh quảng ngãi (Trang 38)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3.Nội dung liên kết trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một

của một địa phương

Với giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, liên kết trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được Đề tài tiếp cận theo hướng quản trị hoạt động marketing của các cơ quan nhà nước hữu quan. Điều này sẽ giúp cho cách tiếp cận của đề tài dễ dàng hơn so với cách tiếp cận marketing địa phương. Theo cách tiếp cận này, Bartels and de Crombrugghe (2009) [16] dẫn nghiên

cứu của Loewendahl (2001) đưa ra 4 nhóm với 10 nội dung cụ thể trong hoạt động thu hút đầu tư. Dựa theo kết quả nghiên cứu này, đề tài hình thành nên nội dung liên kết thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với nội dung cụ thể như sau:

a. Nhóm ni dung th nht: là liên kết trong hoch định t chc thu hút đầu tư. Các ni dung ca nhóm này gm:

- Liên kết trong đánh giá môi trường thu hút đầu tư

Thực chất của việc đánh giá môi trường thu hút đầu tư là việc xem xét, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút đầu tư như môi trường vĩ mô, môi trường cạnh tranh trong thu hút và năng lực tổ chức thu hút đầu tư của địa phương. Vì vậy, việc liên kết trong công tác đánh giá môi trường đầu tư giúp cho các chủ thể tham gia có cơ hội đánh giá, so sánh được những vấn đề như sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương, chỉ số giá tiêu dùng, công tác thủ tục hành chính...Đồng thời, các địa phương có thể nhận thức được sự bất lợi của việc cạnh tranh trong thu hút đầu hay việc cạnh tranh trong cung ứng các “sản phẩm” đáp ứng nhu cầu cho nhà đầu tư giữa các địa phương với nhau. Bên cạnh đó, các địa phương có thể nhận thức được năng lực tổ chức thu hút đầu tư của mình.

- Liên kết trong định hướng chính sách thu hút;

Một mức độ cao của sự liên kết định hướng chính sách là rất quan trọng, vì nó sẽ nâng cao hiệu quả thực hiện các mục tiêu ưu tiên thu hút đầu tư. Sự gắn kết chính sách đề cập đến mức độ nhất quán nội bộ các mục tiêu, chính sách thu hút FDI, các hình thức quản lý của mỗi địa phương. Đây là một kết nối mạnh mẽ và phối hợp giữa các các nhà hoạch định chính sách địa phương bởi việc thu hút FDI không phải là một mục đích tự thân mà là phương tiện để thúc đẩy phát triển kinh tế. Mặt khác, liên kết trong định hướng chính sách thu hút sẽ hạn chế các rủi ro trong thu hút FDI của mỗi địa phương; hạn chế

những xung đột, cạnh tranh trong mục tiêu thu hút. Do đó sự phối hợp trong định hướng chính sách thu hút của địa phương là cần thiết để giảm thiểu tổn thất của việc cạnh tranh thu hút đầu tư với nhau và mang lại lợi ích có thể chia sẻ từ sự hợp tác này.

- Liên kết trong xác định mục tiêu thu hút;

Mục đích cơ bản nhất của việc liên kết giữa các địa phương là giúp cho các bên liên quan đạt được các mục tiêu trong thu hút đầu tư nước ngoài. Vì vậy, liên kết phải đặt việc thống nhất mục tiêu thu hút lên hàng đầu theo hướng các mục tiêu đó không mâu thuẫn và không ảnh hưởng tiêu cực đến các lợi ích của các bên tham gia liên kết. Và khi bắt đầu bước vào đàm phán liên kết, giữa các địa phương cần thiết phải thống nhất trước các mục tiêu thu hút để có những thỏa thuận phù hợp. Các mục tiêu này có thể là về lượng vốn đầu tư, số dự án FDI, lao động trong doanh nghiệp FDI, tỷ lệ đóng góp của phần vốn FDI vào GDP, nộp ngân sách hàng năm, tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp FDI vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước/địa phương đó cũng có thể là uy tín và hình ảnh môi trường đầu tư của từng địa phương và của nhóm tham gia liên kết

- Liên kết trong hoạch định và sử dụng công cụ khuyến khích thu hút đầu tư

Liên kết trong hoạch định và sử dụng công cụ khuyến khích thu hút đầu tư bao gồm:

Liên kết trong hoạch định và sử dụng công cụ khuyến khích mang tính tài khoá như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, chuyển lỗ, cho phép đầu tư và tái đầu tư, miễn hay lùi thời hạn nộp bảo hiểm xã hội, miễn giảm thuế xuất nhập khẩu…;

Liên kết trong hoạch định và sử dụng công cụ khuyến khích mang tính tài chính như trợ cấp, tài trợ tín dụng, bảo lãnh tín dụng, góp vốn nhà nước,

tín dụng xuất khẩu có bảo lãnh hay bảo hiểm chính phủ lệ phí thấp…;

Liên kết trong hoạch định và sử dụng công cụ khuyến khích khác như hỗ trợ sử dụng cơ sở vật chất, hỗ trợ dịch vụ công, chỉ định thầu các hợp đồng mua sắm chính phủ…

b. Nhóm ni dung th hai: là liên kết trong lãnh đạo thc thi thu hút

đầu tư, nhóm gm các công vic như

- Liên kết trong công tác xúc tiến đầu tư

Liên kết trong công tác xúc tiến đầu tư giữa các địa phương vì hoạt động xúc tiến đầu tư cần gắn với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; do đó, cần phải có sự điều phối chung thống nhất giữa các địa phương đối với các hoạt động liên kết lựa chọn đối tượng mục tiêu của các công cụ xúc tiến; liên kết nội dung xúc tiến; liên kết triển khai các phương thức xúc tiến nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư. Như vậy, mục đích của liên kết này nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của nhà đầu tư về cơ hội đầu tư vào địa phương

- Liên kết trong việc cải thiện môi trường đầu tư

Việc cải thiện môi trường đầu tư chung cho các địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi để có một môi trường đầu tư minh bạch. Sự chú ý của các nhà đầu tư đối với tính minh bạch của các địa phương sẽ càng ngày càng sâu dần ở từng khía cạnh, từng khu vực, từng loại hình hoạt động khác nhau. Và để quá trình cải thiện môi trường đầu tư đạt hiệu quả cao cần phải liên kết trong công tác cải thiện môi trường đầu tư và phải phù hợp với điều kiện địa phương và bối cảnh môi trường đầu tư quốc tế; xã hội hóa quá trình cải thiện môi trường đầu tư; gắn kết chặt chẽ quá trình cải thiện môi trường đầu tư với hoạt động xúc tiến đầu tư. Như vậy, mỗi địa phương khi tham gia liên kết này đều có có thể thỏa thuận và đi đến thống nhất các hành vi chung nhằm cải thiện môi trường đầu tư thực tế của các địa phương tham gia. Quan trọng nhất

là liên kết trong cải thiện các môi trường cơ sở hạ tầng phục vụ đầu tư, thị trường các yếu tố đầu vào như lao động, tài chính, công nghệ và thị trường tiêu thụ...

c. Nhóm ni dung th ba: là liên kết trong h tr và qun lý tin d án và d án đầu tư

Mỗi nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình lập dự án đều rất cần những thông tin về chính sách ưu đãi đầu tư, thuế, giá thuê đất, cơ sở hạ tầng, thị trường, nguồn lao động, chi phí lao động, , nguồn nguyên liệu đầu vào… Vì vậy các cơ quan chức năng tạo điều kiện cung cấp các thông tin đó để họ hình thành dự án và tính toán các phương án, đồng thời liên kết với một số địa phương khác để mở rộng mạng lưới thông tin nhanh nhạy, chính xác, khoa học như nguồn nguyên liệu đầu vào cung cấp cho nhà máy, nguồn nhân lực chất lượng cao, sự kết nối hạ tầng phục vụ trong quá trình sản xuất và xuất khẩu...cho các nhà đầu tư nước ngoài tại địa phương mình, mặt khác, khi có sự so sánh về chính sách ưu đãi giữa các địa phương thì sẽ biến một dự án đầu tư được triển khai trên thực tế. Như vậy, mục tiêu của việc liên kết trong hỗ trợ và quản lý tiền dự án và dự án đầu tư sẽ biến một ý định đầu tư thành một dự án đầu tư thật sự.

d. Nhóm ni dung th tư: là liên kết trong dch v h tr đầu tư

- Liên kết việc hỗ trợ sau cấp phép đầu tư

Sau khi đi vào hoạt động, một số doanh nghiệp FDI còn bộc lộ một số hạn chế khác như: tranh chấp về quyền lợi giữa công nhân với chủ sử dụng lao động, mất an toàn lao động, gây ô nhiễm môi trường, lách luật để chuyển giá, dự án đăng ký đầu tư nhưng không triển khai… Thực trạng đó sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi trường đầu tư của địa phương, hạn chế việc mở rộng đầu tư của các dự án đã thực hiện, đồng thời làm suy giảm hiệu quả thu hút đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài chưa vào địa phương. Đây là tình

trạng chung đối với tất cả các địa phương trong vùng. Do vậy, công tác liên kết trong hỗ trợ và quản lý sau cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp FDI đóng vai trò rất quan trọng và có quan hệ chặt chẽ trong việc thúc đẩy mở rộng đầu tư của các dự án đầu tư đã triển khai cũng như thu hút vốn đầu tư FDI vào các dự án mới. Thực hiện tốt liên kết cho công tác này sẽ hỗ trợ việc tái đầu tư hoặc mở rộng đối với các dự án đầu tư hiện có, thông qua các cơ quan hữu quan có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp mở rộng liên kết với các doanh nghiệp địa phương khác có ngành nghề phù hợp hoặc hỗ trợ doanh nghiệp trong việc liên kết cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất tại địa phương mình. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm sang các địa phương khác. Đồng thời, tạo sự liên kết để các doanh nghiệp FDI mới và hiện có có thể hợp tác với các Viện, Trung tâm nghiên cứu phát triển, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ của các địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao ứng dụng thành tựu, tiến bộ khoa học công nghệ vào doanh nghiệp một cách có hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Liên kết việc giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm trong tổ chức thu hút đầu tư

Liên kết trong công tác giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm trong tổ chức thu hút đầu tư sẽ đưa ra những báo cáo đánh giá chính xác và trung thực kết quả thu hút đầu tư vào địa phương và làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách được tốt hơn và rút kinh nghiệm cho những lần tổ chức thu hút đầu tư hoặc xúc tiến sau đạt kết quả tốt hơn. Vì vậy, người làm công tác này phải có trình độ nhất định không chỉ về chuyên môn thuần túy mà yêu cầu rất lớn về kinh nghiệm, tầm nhận thức tốt, những người có trình độ chuyên môn cao, đã có những dự án tương tự hoặc có tính chất giống nhau

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp liên kết với các địa phương vùng duyên hải miền trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh quảng ngãi (Trang 38)