6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.3. Đánh giá kết quả của thu hút FDI tại tỉnh Quảng Ngãi
a. Những thành công
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Quảng Ngãi với thế giới, nó là một trong những kênh đưa các sản phẩm sản xuất của tỉnh Quảng Ngãi xâm nhập thị trường các nước một cách có lợi nhất. Thông qua thực hiện các dự án đầu tư các nhà đầu tư nước ngoài trở thành cầu nối, là điều kiện tốt để Quảng Ngãi nhanh chóng tiếp cận và tiến hành hợp tác được với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế, cũng như trung
tâm kinh tế, kỹ thuật công nghệ mạnh của thế giới.
Việc thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã giải quyết được nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế. Vốn đầu tư của nước ngoài có mặt ở hầu hết tất cả các ngành đặc biệt là những ngành mà Quảng Ngãi có lợi thế đã góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghịêp trong cơ cấu ngành. Đặc biệt với những cơ chế thông thoáng, phong cách làm việc nhanh nhẹn của các ngành, các cấp bước đầu đã tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư khi đến Quảng Ngãi. Quan hệ đối ngoại được tập trung, tất cả đã tác động tích cực đến hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp trên địa bàn tỉnh, chính vì thế tỉnh Quảng Ngãi đã kêu gọi được nhiều dự án đầu tư từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, đặc biệt là những nhà đầu tư đến từ các nước có tiềm lực tài chính lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… thông qua các giải pháp đồng bộ như quy hoạch, cải cách thủ tục hành chính, cơ sở hạ tấng, nguồn nhân lực,…làm cho cơ cấu đầu tư theo chủ thể ngày càng phong phú, đa dạng, giúp các doanh nghiệp trong nước tiếp thu được công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ nhiều nước khác nhau.
Cứ qua mỗi năm thì số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lại tăng lên, góp phần làm tăng tỷ trọng trong GDP, đóng góp vào ngân sách của tỉnh tăng dần qua các năm. Nhiều dự án lớn đã đi vào hoạt động kinh doanh có lãi, đáng kể là sự hiện diện của các tập đoàn đa quốc gia như Tập đoàn Rieker (Hồng Kông),… đã tạo ra sự đa dạng về sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng xuất khẩu, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, đáng nói là thu nhập bình quân của người lao động
trong khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất trong các khu vực. Ta có thể thấy rằng từ khi nhận được giấy phép đầu tư đến khi triển khai dự án và từ khi dự án bắt đầu triển khai đến khi kết thúc hoàn thành đưa vào sản xuất kinh doanh diễn ra trong một thời gian dài, và số doanh nghiệp đang hoạt động chiếm tỷ lệ thấp. Mặc dù số doanh nghiệp hoạt động còn ít tuy nhiên hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Quảng Ngãi vẫn đạt được những kết quả nhất định. Biểu số liệu sau đây thể hiện kết quả của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các chỉ tiêu như doanh thu, tỷ trọng trong GDP, nộp ngân sách, xuất khẩu và lao động trực tiếp
b. Những hạn chế, tồn tại về thu hút đầu tư FDI và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong gần 20 năm qua, thì khu vực đầu tư FDI tỉnh Quảng Ngãi còn bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn như:
- Hiệu quả tổng thể nguồn vốn đầu tư FDI chưa cao, giá trị gia tăng tạo ra tại tỉnh Quảng Ngãi và định hướng thu hút công nghệ, chuyển giao công nghệ chưa thật sự đáp ứng yêu cầu; hiệu ứng lan tỏa của khu vực nước ngoài sang khu vực khác của nền kinh tế còn thấp;
- Quy mô dự án FDI đầu tư vào tỉnh còn khá nhỏ. Nếu loại trừ dự án thép Guang Lian có số vốn đăng ký quá lớn là 3 tỷ USD thì vốn đăng ký bình quân chỉ hơn 35 triệu USD/1 dự án, nếu tính cả dự án thép Guang Lian thì vốn đăng ký bình quân là gần 128 triệu USD... Hơn nữa, đa số các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua là từ các nước Châu Á, khu vực ASEAN mà nhiều nhất là Hàn Quốc và Trung Quốc nên mức độ hiện đại, tiên tiến về công nghệ trong các dự án này cũng có thể chưa phải ở đỉnh cao hiện nay trên thế giới; chưa có nhiều dự án từ các nước công nghiệp phát triển với thế mạnh là công nghệ nguồn.
- Tỷ lệ vốn thực hiện thấp so với vốn đăng ký (chỉ khoảng 13%). Tỷ lệ dự án FDI xin giãn tiến độ, các dự án chậm triển khai tương đối nhiều (đặc
biệt là dự án Nhà máy thép Guang Lian, dự án Kho ngầm chứa xăng dầu...)
c. Nguyên nhân của hạn chế:
- Chính sách và hệ thống, pháp luật liên quan đến đầu tư chưa đồng bộ và có lúc còn thiếu nhất quán.
- Chính sách ưu đãi đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư, mặc dù thời gian qua tỉnh đã có nhiều cố gắng trong công tác này.
- Sự phát triển về hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung, chưa tạo điều kiện tốt nhất để dòng vốn FDI phát huy hiệu quả.
- Hạn chế về nguồn nhân lực cao.
- Sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ còn hạn chế.