ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp liên kết với các địa phương vùng duyên hải miền trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh quảng ngãi (Trang 87)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG

2.4.1. Thành công

- Bước đầu, Vùng duyên hải miền Trung đã có những thành công đáng kể trong việc thực hiện liên kết kinh tế, liên kết Vùng và đã có một vài nghiên cứu về liên kết thu hut đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây chính là tiền đề quan trọng nhằm hình thành mối liên kết trong thu hút FDI của toàn Vùng trong thời gian tới. Đến nay, Ban Điều phối Vùng đã phối hợp với các UBND tỉnh/thành phố trong Vùng đã tổ chức thành công 03 cuộc Hội thảo khoa học với các chủ đề: “Liên kết phát triển du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung” tổ chức ngày 19/12/2011 tại thành phố Tuy Hòa – tỉnh Phú Yên, “Liên kết đào tạo nguồn nhân lực các tỉnh duyên hải miền Trung” tổ chức ngày 08/4/2012 tại tỉnh Thừa Thiên Huế và “Kinh nghiệm thu hút đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng các Khu công nghiệp các tỉnh duyên hải miền Trung” tổ chức ngày 02/8/2012 tại thành phố Quy Nhơn - tỉnh Bình Định. Bên cạnh đó tại các cuộc hội thảo, Ban Điều phối Vùng đã tổ chức cho các chủ thể liên quan (cơ quan, doanh nghiệp v.v…) ký kết các biên bản nhằm khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp trong Vùng tăng cường sự liên kết hợp tác; xây dựng một không gian kinh tế thống nhất, hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn,

thương hiệu mạnh, đặc biệt là trong liên kết thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao và phối hợp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho việc thu hút đầu tư của từng địa phương và toàn Vùng. Chính những hội thảo về liên kết vùng được tổ chức thường xuyên đã giúp lãnh đạo các địa phương có cơ hội ngồi với nhau để trao đổi, phân tích và phát huy tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương.

- Hiện nay Cổng thông tin điện tử vùng duyên hải miền Trung đã triển khai xây dựng và chính thức vận hành với tên miền: www.vietccr.vn, và đang tiến hành xây dựng giai đoạn 1 của hệ thống cơ sở dữ liệu về Kinh tế – Xã hội vùng duyên hải miền Trung. Bên cạnh đó, đã tổ chức huy động các đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực tham gia vào các hoạt động nghiên cứu như triển khai nghiên cứu 2 đề tài khoa học: “Liên kết đào tạo nguồn nhân lực các tỉnh duyên hải miền Trung” và “Thu hút đầu tư vào các Khu công nghệ cao vùng duyên hải miền Trung”.

- Mục tiêu thu hút FDI của các địa phương trong vùng duyên hải miền Trung là tương đồng nhau, thuận lợi cho việc xác định mục tiêu chung cho cả Vùng. Đến nay, mỗi tỉnh, thành đã xác định rõ từng lĩnh vực thu hút đầu tư phù hợp với địa phương mình. Như Đà Nẵng tập trung kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, tài chính; Quảng Nam và Thừa Thiên Huế ưu tiên phát triển du lịch; Quảng Ngãi là công nghiệp nặng, còn Bình Định và Phú Yên xác định kêu gọi đầu tư vào lọc hóa dầu.

- Các địa phương đều có các định hướng thu hút FDI như nhau thuận lợi trong liên kết định hướng thu hút đầu tư chung cho toàn Vùng

- Công tác hỗ trợ và quản lý tiền dự án đang được quan tâm rất lớn tại các địa phương.

- Mặc dù chưa hình thành liên kết trong công tác hỗ trợ và quản lý sau cấp phép đầu tư nhưng hiện nay các địa phương trong Vùng đang quan tâm

đến công tác này.

- Qua các chương trình xúc tiến của Ban Điều phối Vùng duyên hải miền Trung, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.... tổ chức đã giúp cho các địa phương hình thành nên các mối liên kết trong công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư của Vùng.

- Môi trường đầu tư của Vùng duyên hải miền trung đang dần được cải thiện vì các địa phương bắt đầu liên kết hỗ trợ cho nhau trong công tác cải thiện môi trường đầu tư.

- Việc liên kết thu hút đầu tư giữa tỉnh Quảng Ngãi với các địa phương trong vùng là khâu đột phá trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng nguồn thu ngân sách và tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá

2.4.2. Hạn chế

- Sự hợp tác và liên kết trong thu hút FDI giữa các địa phương trong vùng còn lỏng lẻo từ quy hoạch phát triển, thu hút đầu tư, phân bổ nguồn lực đến cơ chế phối hợp điều hành.

- Vì hạ tầng giống nhau nên các tỉnh duyên hải miền Trung có sự phát triển kinh tế tương đối giống nhau. Vì vậy nên tỉnh nào cũng ra sức quảng bá hình ảnh của mình và mời gọi các nhà đầu tư với những chủ trương, chính sách, cơ chế riêng của địa phương mình, như hạ giá đất cho thuê, kéo dài thời hạn thuê đất hay nộp thuế... Chính sự giẫm chân nhau đó đã gây khó khăn cho các nhà đầu tư khi đến bỏ vốn làm ăn tại miền Trung.

- Tỉnh nào cũng muốn trở thành đầu tàu tăng trưởng của vùng, và để đạt được điều này trong bối cảnh kinh tế và thể chế hiện nay, các tỉnh nhiều khi phải cạnh tranh trực diện một cách gay gắt với nhau, và một khi đã có sự xung đột về lợi ích thì khó có thể nói tới sự hợp tác chân thành.

- Các cơ chế, chính sách về liên kết thu hút FDI giữa các địa phương xây dựng chưa đồng bộ nên không tạo được sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư

nước ngoài.

- Môi trường đầu tư tại các địa phương đã được cải thiện nhiều. Tuy nhiên, tính liên kết để cải thiện môi trường đầu tư trong Vùng chưa có.

- Chưa có những đánh giá cụ thể về yêu cầu hợp tác, liên kết trong thu hút FDI trên phạm vi khu vực, từng vùng, địa phương, ngành và doanh nghiệp.

- Trên thực tế vẫn có trường hợp địa phương tiếp tục duy trì quy hoạch của họ khi quy hoạch địa phương không phù hợp với quy hoạch vùng

- Hiện nay việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh hầu như được tiến hành độc lập, không có sự tham khảo, phối hợp với các địa phương lân cận. Điều này dễ dàng dẫn đến hiện tượng sự phát triển của địa phương này sẽ làm tổn hại đến lợi ích của địa phương khác và quá đó ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của tổng thể quốc gia.

2.4.3. Nguyên nhân

Từ những phân tích trên cho thấy, việc hợp tác và liên kết thu hút FDI giữa tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương trong Vùng là kết quả tất yếu, là yêu cầu cần thiết. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan, vấn đề hợp tác và liên kết này dường như còn nhiều rào cản, hạn chế. Nguyên nhân của những tồn tại đó thể hiện ở một số điểm sau:

- Sự đánh đổi giữa lợi ích địa phương và lợi ích toàn vùng: Do đặc điểm của các tỉnh trong vùng có những điểm khá tương đồng, đều có điều kiện phát triển và nhu cầu đầu tư khá giống nhau; trong khi đó hầu hết các địa phương đều có xuất phát điểm thấp và nhu cầu bức thiết cần tăng tốc phát triển dẫn đến việc chia sẻ lợi ích một cách công bằng trong một không gian kinh tế vượt khỏi các ranh giới hành chính vẫn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng chạy theo thành tích trong quản lý kinh tế như tốc độ tăng trưởng GDP nhanh, thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thành lập

mới nhiều khu công nghiệp… dẫn đến những lực cản đối với quá trình hợp tác, liên kết trong thu hút đầu tư.

- Thiếu một trung tâm mạnh đóng vai trò là hạt nhân liên kết và nếu không có một cách tiếp cận mới đối với vai trò của các trung tâm và những điều chỉnh thích hợp trong chiến lược thu hút đầu tư, thì quá trình hợp tác và liên kết này sẽ thiếu những động lực nội tại thúc đẩy sự phát triển.

- Do thời gian còn ngắn, công việc mới mẻ; các địa phương trong Vùng còn lúng túng, bị động trong hoạt động liên kết thu hút FDI; chưa chủ động đề xuất các vấn đề bức xúc, cấp thiết đang đặt ra ở từng địa phương và toàn Vùng.

- Các địa phương chưa chủ động nối kết hoạt động của Nhóm Tư vấn Hợp tác phát triển Vùng với các cơ quan thường trực liên kết của các địa phương (sở Kế hoạch và Đầu tư) để nắm bắt vấn đề tham mưu cho Ban Điều phối Vùng; đồng thời chưa thu hút được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ các bộ, ngành Trung ương đối với hoạt động liên kết thu hút đầu tư FDI Vùng; bên cạnh đó chưa phát huy trí tuệ của các tổ chức, chuyên gia độc lập trong công tác tư vấn chiến lược thu hút đầu tư.

- Liên kết vẫn chưa trở thành tư duy phát triển trong các địa phương. Có lẽ địa phương nào cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc liên kết trong thu hút FDI, nhưng những việc làm thực tế để đẩy mạnh sự hợp tác giữa các địa phương miền Trung vẫn còn rất hạn chế.

- Cơ sở liên kết dựa trên lợi thế so sánh và sự phân công phối hợp giữa các địa phương nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư chưa được quan tâm. Các chính sách, các quy hoạch thu hút FDI của nhiều địa phương trong vùng không đưa các yêu cầu của liên kết; các ý tưởng liên kết giữa các địa phương trong thu hút FDI. Vì thế liên kết trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các địa phương với nhau chỉ mang tính hình thức, ít được thực thi.

- Chủ trương liên kết trong thu hút FDI đặt ra đã lâu nhưng đến nay vẫn thiếu một cơ chế pháp lý, thiếu thể chế chính sách rõ ràng cho hoạt động này. Đặc biệt, việc thiếu một “nhạc trưởng” giữ vai trò điều phối là nguyên nhân khiến cho việc xây dựng chuỗi liên kết trở nên lỏng lẻo. Vì vậy, mặc dù các tỉnh đã có chương trình ký kết hợp tác nhưng vẫn mạnh ai nấy làm. Dễ thấy nhất là tình trạng tỉnh nào cũng có khu, cụm công nghiệp, chợ đầu mối, cố gắng thu hút đầu tư về địa phương bằng cơ chế chính sách riêng của mình.

- Ban điều phối vùng duyên hải miền Trung mới chỉ dừng lại ở chức năng tham mưu, giám sát, chứ chưa được trao quyền có nguồn lực tài chính và nhân lực trong việc ra quyết định liên kết phát triển vùng. Bởi vậy, không khó hiểu khi vai trò của các ban chỉ đạo vùng trong việc thúc đẩy, tăng cường liên kết các tỉnh trong vùng khá mờ nhạt.

CHƯƠNG 3

NHNG GII PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KT VI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÙNG DUYÊN HI MIN TRUNG TRONG

THU HÚT FDI CA TNH QUNG NGÃI

3.1. ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG TRONG THU HÚT FDI CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1.1. Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020

a. Mc tiêu

Tăng trưởng kinh tế ở mức cao và bền vững, kết hợp hiệu quả phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu; mở rộng quan hệ hợp tác, kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; đẩy mạnh đầu tư và thu hút đầu tư mà trọng tâm vào các ngành có lợi thế so sánh, đặc biệt là đối với lĩnh vực công nghiệp lọc hóa dầu và công nghiệp năng lượng, nhằm đạt tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả, bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp giải quyết được nhiều việc làm.

Đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp; nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển các giống cây trồng vật nuôi chất lượng cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn.

Đào tạo, xây dựng con người Quảng Ngãi phát triển cả về “Đức, trí, thể, mỹ”; có đủ trình độ, tri thức đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Phấn đấu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm công bằng xã hội, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo vững chắc quốc phòng - an

ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.

b. Các ch tiêu ch yếu đến năm 2020

Các ch tiêu v kinh tế

(1)Phấn đấu đạt mức tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân hàng năm (Giá so sánh 2010) giai đoạn 2016-2020 là 6,0-7,0%/năm, trong đó:

+ Công nghiệp - Xây dựng : 3-4%

+ Dịch vụ : 12-13%

+ Nông, lâm nghiệp và thủy sản : 3-4%

(2) GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 4.000-4.200 USD.

(3)Cơ cấu kinh tế đến năm 2020

+ Công nghiệp - Xây dựng : 60-61 %

+ Dịch vụ : 28-29%

+ Nông, lâm nghiệp và thủy sản : 10-11%

Trong đó, đầu tư sản xuất các trang thiết bị điện và điện tử cao cấp phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Phát triển công nghiệp điện tử tin học theo hướng gia công phần mềm, tích hợp hệ thống nhằm hỗ trợ cho việc phát triển các sản phẩm thiết bị cơ khí, điện tử…

Khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm. Du nhập và phát triển các ngành, nghề mới. Phát triển các khu công nghiệp của tỉnh gắn với KKT Dung Quất theo hướng hiện đại, đồng bộ. Lấp đầy KCN Tịnh Phong, KCN Quảng Phú vào năm 2015. Theo quy hoạch, các ngành công nghiệp lọc hóa dầu và hóa chất cùng với ngành công nghiệp cơ khí và luyện kim được xác định là những ngành kinh tế mũi nhọn, quyết định sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh và các ngành khác.

(4)Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 100 -110 nghìn tỷ đồng.

(5) Phấn đấu thực hiện vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách Trung ương giao hằng năm.

(6)Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt trên 1.040 triệu USD (7) Sản lượng lương thực có hạt đến năm 2020 đạt 488.850 tấn.

(8) Sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng đến năm 2020 đạt 160.000 tấn.

(9)Tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2020 đạt 40 xã/164 xã. (10)Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đến năm 2020 đạt 20-22%%

Các ch tiêu v văn hóa - xã hi

(11)Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020

+ Mầm non : 34,95%

+ Tiểu học : 70,00%

+ Trung học cơ sở : 75,00%

+ Trung học phổ thông : 65,00%

(12)Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ đến năm 2020 là 100%.

(13)Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đến năm 2020 còn dưới 10%.

(14) Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn 2011-2015) bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 là 2%, trong đó đồng bằng giảm 1,6%/năm, miền núi giảm 4%/năm.

(15) Số lao động được tạo việc làm trung bình hàng năm 40.600 lao động.

(16) Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đến năm 2020 đạt 55%.

(17)Cơ cấu lao động trong nền kinh tế đến năm 2020 + Công nghiệp - xây dựng : 32%

+ Nông, lâm nghiệp và thủy sản : 40% (18) Tỷ lệ đạt chuẩn văn hóa đến năm 2020

+ Gia đình văn hóa : 88%

+ Thôn, khối phố văn hóa : 78% + Cơ quan, đơn vị văn hóa : 96%

Các ch tiêu v Tài nguyên - Môi trường và phát trin bn vng

(19)Độ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 52%

(20) Tỷ lệ hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đến năm 2020 đạt 90%

(21)Tỷ lệ hộ dân đô thị dùng nước sạch đến năm 2020 đạt 89%

(22)Tỷ lệ chất thải nguy hại (rắn, lỏng) được xử lý đạt tiêu chuẩn, qui chuẩn quốc gia đến năm 2020 là 60%.

(23) Tỷ lệ khu công nghiệp, khu Kinh tế đang hoạt động có hệ thống

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp liên kết với các địa phương vùng duyên hải miền trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh quảng ngãi (Trang 87)