Các nhân tố bên ngoài địa phương:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp liên kết với các địa phương vùng duyên hải miền trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh quảng ngãi (Trang 44)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Các nhân tố bên ngoài địa phương:

Là các nhân tố môi trường mà địa phương không thể kiểm soát hay chỉ có thể kiểm soát một phần nhỏ có tác động đến sự thành công, chi phí và rủi ro trong liên kết

Các nhân tố thuộc môi trường hỗ trợ liên kết có liên quan trực tiếp đến các mối liên kết hợp tác giữa các địa phương:

+ Môi trường chính tr: đây là vấn đề được quan tâm đầu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài khi có ý định đầu tư vào một nước mà đối với họ còn nhiều khác biệt. Khi đó một đất nước với sự ổn định và nhất quán về chính trị cũng như an ninh và trật tự xã hội được đảm bảo sẽ bước đầu gây được tâm lý yên tâm tìm kiếm cơ hội làm ăn cũng như có thể định cư lâu dài. Như vậy, môi trường chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết để kéo theo sự ổn định của các nhân tố khác như kinh tế, xã hội.

+ Môi trường pháp lut: Hệ thống pháp luật đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý cho tất cả các hoạt động chứ không chỉ hoạt động liên kết thu hút FDI, liên quan đến việc chi phối hoạt động của nhà

đầu tư ngay từ khi bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư cho đến khi dự án kết thúc thời hạn hoạt động. Đây là yếu tố có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến hoạt động đầu tư. Nếu hệ thống pháp luật rõ ràng, đồng bộ và có hiệu lực thi hành cao thì sẽ giúp cho các hoạt động liên kết diễn ra không chỉ trên giác độ vĩ mô mà cả ở tầm vi mô của doanh nghiệp thuận lợi, các mối liên kết sẽ hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau, chi phí và mức độ rủi ro xảy ra đối với hoạt động liên kết sẽ thấp hơn. Môi trường pháp lý và bộ máy vận hành nó tạo nên sự thông thoáng, cởi mở và phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như sức hấp dẫn và đảm bảo lợi ích lâu dài cho các nhà đầu tư thì cùng với các yếu tố khác, tất cả sẽ tạo nên một môi trường đầu tư có sức thu hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngược lại thì các hoạt động liên kết sẽ ít diễn ra vì thiếu cơ sở pháp lý và chưa có hệ thống luật pháp bảo đảm cho liên kết, mức độ rủi ro trong liên kết lúc này sẽ cao và mạo hiểm, tác động tới quyền hạn và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia liên kết.

+ Môi trường xã hi: Một xã hội yên bình, trât tự, kỷ cương xã hội được giữ vững và an toàn, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được đảm bảo, đời sống người dân tăng lên thì việc liên kết thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tốt hơn, các mối liên kết chắc chắn hơn, rủi ro trong liên kết cũng sẽ thấp hơn, tạo điều kiện liên kết được đẩy mạnh và các mối quan hệ trong xã hội phát triển tốt hơn.

+ Môi trường kinh tế: Nền kinh tế không ngừng tăng trưởng và phát triển, các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động năng động, các mối quan hệ kinh tế không ngừng được hình thành và phát triển, tốc độ tăng trưởng cao, cán cân thương mại và thanh toán ổn định, chỉ số lạm phát thấp, cơ cấu kinh tế phù hợp thì khả năng thu hút vốn đầu tư sẽ cao. Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư thì lợi thế về vị trí địa lý, thuận lợi cho lưu thông thương mại, sẽ tạo ra được sự hấp dẫn lớn hơn. Nó sẽ làm giảm chi phí vận chuyển cũng như khả

năng tiếp cận thị trường lớn hơn, rộng hơn. Ngược lại, nền kinh tế không ổn định, lạm phát tăng cao, các cân đối lớn của nền kinh tế bị phá vỡ thì chắc chắn hoạt động liên kết thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ gặp khó khăn, thậm chí những nỗ lực của các chủ thể tham gia liên kết cũng không mang lại kết quả như mong đợi, chi phí bỏ ra và mức độ rủi ro của liên kết cũng sẽ cao.

+ Môi trường cnh tranh thu hút: Khi mức độ canh tranh thu hút diễn ra khốc liệt thì việc liên kết thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài càng mạnh mẽ hơn và sẽ liên kết dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các địa phương đối tác, chính quyền sở tại mở rộng phạm vi, tìm kiếm đối tác tham gia liên kết và mức độ sẽ cao hơn. Ngược lại, sự cạnh tranh thấp hoặc không có sự cạnh tranh thì chủ thể thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể sẽ hạn chế liên kết hoặc không tham gia liên kết vì bản thân họ có đủ khả năng để thu hút và có ít đối thủ cạnh tranh với họ.

+ Cung và cu liên kết: Cung-cầu cần phải có sự tương thích với nhau, khi đó hoạt động liên kết thu hút FDI mới mang lại thành công vì cung-cầu gặp nhau, nhu cầu của các bên tham gia liên kết mới đạt được. Ngược lại, nếu có sự chênh lệch thì có khi hoạt động liên kết thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ gặp trở ngại, chi phí và mức độ rủi ro cũng sẽ cao hơn, khi đó các bên tham gia liên kết phải xem xét sự cần thiết, khả năng liên kết và mức độ liên kết với nhau để đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên.

+ Năng lc liên kết, năng lc cnh tranh ca các địa phương đối tác:

có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động liên kết thu hút FDI. Nếu năng lực liên kết, năng lực cạnh tranh của các địa phương đối tác tốt thì chủ thể tham gia liên kết cần có sự lựa chọn hình thức, đối tượng và nội dung liên kết phù hợp và khi đó sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác tham gia liên kết vì phải cân nhắc, hoạt động liên kết sẽ gặp khó khăn. Ngược lại, năng lực liên kết yếu cộng với năng lực cạnh tranh của các địa phương đối tác không mạnh mẽ thì

hoạt động liên kết sẽ ít diễn ra, vì tự bản thân họ có đủ khả năng thu hút.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp liên kết với các địa phương vùng duyên hải miền trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh quảng ngãi (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)