6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Tổng quan về liên kết giữa các địa phương trong thu hút FDI
a. Khái niệm về liên kết giữa các địa phương trong thu hút FDI
Một trong những khía cạnh quan trọng của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là hợp tác, liên kết trong thu hút FDI. Liên kết trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các địa phương là sự liên kết quá trình marketing quốc tế trong thu hút đầu tư, trong đó các địa phương thông qua định hướng, chính sách, công cụ và hoạt động của mình nỗ lực liên kết với nhau nhằm lôi kéo các nhà đầu tư tiềm năng biết đến địa phương mình như là một địa điểm đầu tư hấp dẫn, giúp các nhà đầu tư này hình thành ý đồ đầu tư, ra quyết định đầu tư, đồng thời giữ các nhà đầu tư hiện tại tiếp tục hoạt động kinh doanh và gia tăng đầu tư tại địa phương mình
Cơ sở của sự liên kết chính là các lợi ích có được từ liên kết trong điều kiện có “thất bại thị trường”. Về mặt lý thuyết, để vốn được đầu tư sử dụng ở một nơi đem lại hiệu quả cao nhất thì sự điều phối của cơ chế thị trường tự do là hợp lý nhất, tức cho phép cạnh tranh tự do trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo trong thu hút đầu tư. Ngược lại, nếu có các thất bại thị trường thì vai trò của Nhà nước trong việc can thiệp với một mức độ nào đó đến các luồng đầu tư là cần thiết, trong đó có các tác động hợp tác.
Cơ sở của sự liên kết giữa các địa phương trong thu hút FDI nằm ở khía cạnh hợp tác sẽ giúp các bên có thể để dành nguồn lực dùng cho việc cạnh tranh giữa các địa phương với nhau trước đây phục vụ cho mục đích khác, chẳng hạn phát triển “sản phẩm” là những gì chính quyền địa phương có thể
cung cấp được cho các nhà đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư, hạn chế những tác động tiêu cực từ cạnh tranh, đồng thời tăng cường hoạt động tập thể, tạo vị thế cạnh tranh với các nhóm cạnh tranh khác. Chính điều này sẽ giúp cho từng địa phương có được lợi thế cạnh tranh cao hơn so với các địa phương không tham gia hợp tác.
Tuy nhiên, hợp tác và liên kết giữa các địa phương cũng cần phải có các “chi phí” của nó. Hợp tác giữa các địa phương có thể sẽ tạo nên tình trạng độc quyền nhóm. Bên cạnh đó, hợp tác liên kết không phải lúc nào cũng là một công cụ hiệu quả, bởi hợp tác luôn có chi phí trực tiếp của nó, chưa kể tính “nghẽn” (congestion) khi số lượng thành viên của liên kết ngày càng tăng. Rất có khả năng chi phí này lớn hơn nhiều so với lợi ích có được từ việc hạn chế cạnh trạnh lẫn nhau. Hơn thế nữa, sự phối hợp giữa các địa phương thành viên trong liên kết cũng có khả năng thất bại, đặc biệt khi mỗi địa phương có những mục tiêu và kỳ vọng riêng khi tham gia vào liên kết và vì thế có những hành vi chiến lược không đồng nhất trong “trò chơi” liên kết.
b. Lợi ích, chi phí và rủi ro trong liên kết thu hút FDI của địa phương
Lợi ích liên kết thu hút FDI :
Trong phát triển kinh tế, hợp tác có thể hoạt động như một chất xúc tác để khám phá những cách thức mới trong kinh doanh và liên kết trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các địa phương là một trong những hình thức hợp tác ở trình độ cao của mỗi địa phương, và đã đem đến cho địa phương đó những cơ hội để nhận được những lợi ích lớn hơn, an toàn hơn và nhân bản hơn, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, những lợi ích đó là:
+ Tiết kiệm các nguồn lực nhờ giảm được chi phí cạnh tranh đồng thời sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn của mỗi địa phương;
+ Tăng quy mô hoạt động nhằm đạt đến quy mô hiệu quả nhờ có phân công lao động xã hội;
+ Tăng khả năng linh hoạt của mỗi bên trong việc phát huy thế mạnh; + Tăng được sức mạnh cạnh tranh chung nhờ sử dụng được những ưu thế riêng biệt của các bên;
+ Giúp giảm thiểu chi phí trong việc mời các chuyên gia, cố vấn vì khi có sự liên kết thì sẽ có việc chia sẻ nội bộ những kinh nghiệm, thành công, các giải pháp phát triển và các ranh giới chéo giữa các địa phương với nhau
+ Giúp giảm thiểu các rủi ro thông qua sự chia sẻ trách nhiệm
Chi phí trong quá trình liên kết
Theo Richard C. Feiock (2013) [19], các hành động tâp thể nào cũng có những chi phí và rủi ro của nó. Khi hợp tác có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng có thể đi kèm với những rủi ro và chi phí liên quan . Như với những lợi ích của sự hợp tác , bản chất của những rủi ro và chi phí sẽ được tình hình cụ thể và thường rất khó để định lượng. Tuy nhiên , sự khớp nối rõ ràng về những rủi ro và chi phí là rất quan trọng để đánh giá có hay không có hiệu quả hay lợi thế trong hoạt động hợp tác . Richard C. Feiock (2013) cho rằng gồm có 4 dạng chi phí giao dịch (transaction costs) trong việc hợp tác sau đây:
+ Chi phí tìm kiếm thông tin phục vụ liên kết (search and information cost);
+ Chi phí đàm phán, giao dịch trong quá trình liên kết (bargaining cost); + Chi phí triển khai giám sát, kiểm tra tính hiệu lực trong thực hiện các thỏa thuận liên kết (enforcement cost);
+ Thiệt hại do có thể mất một số quyền tự chủ trong các hoạt động liên kết theo thỏa thuận (loss of autonomy).
Rủi ro trong quá trình liên kết:
Cũng theo Richard C. Feiock (2013), những rủi ro của sự hợp tác được hình thành bởi bản chất của các vấn đề tiềm ẩn khung hành động tập thể. Các rủi ro trong hợp tác (collaboration risks) thể hiện trong ba loại: rủi ro về mất
phối hợp, phân chia không công bằng, và đào tẩu:
+ Rủi ro trong phối hợp (coordination risk) là rủi ro phát sinh trong quá trình liên kết do khả năng phối hợp giữa các hoạt động chung thấp dẫn đến không đạt được mục tiêu liên kết hay phát sinh thêm các chi phí mới; cũng có thể giữa các bên không đồng nhất với nhau nên không thể phối hợp chung.
+ Rủi ro bất đồng trong phân phối lợi ích và phân chia chi phí (division risk) là rủi ro phát sinh khi các bên liên kết đã thỏa thuận được các mục tiêu chung nhưng gặp phải bất đồng trong phân chia chi phí và phân phối các lợi ích từ liên kết.
+ Rủi ro tác dụng phụ (defection risk) là rủi ro phát sinh khi có tình huống quyết định hay hành động của một bên tham gia có ảnh hưởng tiêu cực đến các đối tác khác trong thỏa thuận liên kết.
c. Các hình thức liên kết trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Liên kết trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra cả hai phương diện vĩ mô và vi mô. Ở tầm vĩ mô liên kết trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện thông qua sự thiết lập các mối quan hệ hợp tác thu hút đầu tư nước ngoài giữa các nước, các địa phương, khu vực... Ở tầm vi mô, liên kết trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện thông qua sự thiết lập các mối quan hệ hợp tác làm ăn giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Liên kết có nhiều hình thức như: liên kết ngang, liên kết dọc, liên kết chính thức, liên kết phi chính thức, liên kết đa phương, liên kết song phương… Theo các nhà nghiên cứu, dù là hình thức nào liên kết cũng có vai trò quan trọng trong hỗ trợ, thúc đẩy các chủ thể tham gia hợp tác và mang lại hiệu quả thu hút đầu tư cao.
Căn cứ theo tính tự chủ của đối tác tham gia liên kết (Richard C. Feiock, 2013) [19]: có 9 hình thức hợp tác khác nhau giữa các địa phương trong một hành động chung, cụ thể:
- Quan hệ mạng lưới phi chính thức (informal networks): Các địa phương tự quyết định trong việc tìm kiếm, lựa chọn đối tác tin tưởng trong mạng lưới quan hệ để hợp tác với nhau và phát triển thành các thỏa thuận hợp tác, giao kèo với nhau. Hình thức này được ưa chuộng vì không chỉ để duy trì quyền tự chủ và quyền lực địa phương mà còn để đảm bảo sự biến đổi cục diện đã thỏa thuận với nhau nhằm đạt được mục tiêu đã định.
- Hợp đồng hợp tác (contracts): Là hợp đồng ký kết giữa các đơn vị cá nhân thông qua liên doanh và hợp đồng dịch vụ đòi hỏi sự nhất trí của các bên tham gia. Hợp đồng hợp tác thiết lập các công cụ quản trị bảo đảm quyền tự chủ của địa phương trong khi cung cấp một cơ chế chính thức để giải quyết các vấn đề nảy sinh cũng như những vấn đề khác có liên quan đến các bên và Mạng lưới hợp đồng liên kết chính quyền địa phương trong các thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý, thỏa thuận hỗ trợ lẫn nhau để quản lý tình trạng khẩn cấp.
+ Thỏa thuận có tính ràng buộc (mandated agreements): Thỏa thuận có tính ràng buộc yêu cầu hai hoặc nhiều cơ quan có thẩm quyền tham gia vào những thỏa thuận dịch vụ, trong đó xác định bản chất, phạm vi và một số các điều khoản của thỏa thuận. Trong thỏa thuận có tính ràng buộc, cơ quan có thẩm quyền cấp cao hơn có thể cung cấp kinh phí cho Thỏa thuận này, nhưng nó bắt buộc phải hình thành mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan có thẩm quyền cấp dưới với nhau. Mục đích của mối quan hệ này là làm giảm những nhũng nhiễu, khó khăn có thể xảy ra do tác động vô thức gây ra đối với một công việc cụ thể.
+ Nhóm điều phối chung (working groups): Nhóm điều phối hay Hội đồng là các hiệp hội tự nguyện gồm các cán bộ công chức nhà nước đã được bầu cử hoặc bổ nhiệm không chính thức, để chia sẻ, trao đổi thông tin và phối hợp làm việc cùng với nhau. Các quyết định của nhóm không chính thức này
dưới hình thức tăng cường hợp tác chia sẻ những hiểu biết và kỳ vọng với nhau, mặc dù chỉ thực thi những vấn đề mang tính chất xã hội, có tính bắt buộc chung. Nhóm điều phối chung cũng có cũng có thể mang hình thức tương tác thường xuyên với nhau thông qua các hiệp hội nghề nghiệp hoặc hội nghị cộng đồng.
+ Quan hệ đối tác (partnerships): Quan hệ đối tác và các thỏa thuận đa phương khác nhau được thực hiện tự nguyện bởi các đối tác tham gia. Quan hệ này yêu cầu các đối tác chấp nhận các điều khoản chung và có nghĩa vụ đối với hành động của mình. Quan hệ đối tác thường bao gồm cả tổ chức công, tổ chức tư nhân và diễn ra phổ biến. Ví dụ, quan hệ đối tác phát triển kinh tế vùng ngày càng trở nên phổ biến và không ngừng tăng lên để thực hiện các nỗ lực phát triển kinh tế vùng.
+ Xây dựng mạng lưới có tổ chức (constructed networks): Xây dựng mạng lưới có tổ chức bao gồm các cơ chế được thiết kế hoặc điều phối bởi bên thứ ba chẳng hạn như chính quyền cấp cao hơn để cấu trúc các mối quan hệ đa phương trên các lĩnh vực chính sách có liên quan. Cơ quan cấp trên cung cấp kinh phí và các ưu đãi cho các đối tác tham gia vào các thỏa thuận hợp tác. Thông thường, chính quyền cấp trên chỉ định một tổ chức dẫn đầu có trách nhiệm phát triển, quản lý, phối hợp cung ứng dịch vụ liên chính quyền.
+ Hệ thống tự tổ chức đa phương diện (multiplex self-organizing systems): Hệ thống tự tổ chức đa phương diện dựa vào sự gắn kết giữa việc phối hợp chính sách thông qua nhiều chính sách với các chức năng khác nhau. Các thỏa thuận dưới hình thức đàm phán cá nhân khó khả thi khi kết nối nó trong một mối quan hệ với một chính sách có liên quan. Những mối quan hệ đa chiều giữa hai đối tác với nhau thì chắc chắn và ổn định hơn nếu so với các mối quan hệ đó chỉ đến từ một phía, do đó nó tạo ra những cơ hội lớn hơn cho việc trao đổi trong tương lai. Mô hình chung của hội nhập khu vực như liên
doanh song phương, các thỏa thuận, hợp đồng và đã tạo ra sự gắn kết bằng các thỏa thuận ràng buộc ở cấp độ vĩ mô.
+ Cơ quan trung ương điều phối khu vực (centralized regional authorities): Cơ quan có thẩm quyền của khu vực có đầy đủ chức năng và phạm vi địa lý để có thể "nội hóa" các yếu tố bên ngoài và các vấn đề về quy mô của tổ chức. Một ví dụ, Tại Mỹ nỗ lực thống nhất những chính quyền địa phương trong vùng thành một chính quyền chung đô thị đa năng, hợp nhất thành phố và các quận đã không thành công. Nguyên nhân là do sự tranh giành quyền lực hay sự chia sẻ quyền lực khi hợp nhất và nhiều vấn đề khác, các chi phí chính trị và hành chính cũng bị giới hạn lại và yêu cầu phải đưa ra các giải pháp cụ thể để thu hẹp phạm vi hành động theo cơ chế tập thể.
Liên kết thu hút FDI trong giai đoạn hiện nay được diễn ra trên một phạm vi rộng lớn, ở cả tầm vi mô lẫn vĩ mô. Vì vậy, bên cạnh phát triển nội lực bên trong để tăng hiệu quả của sự phối hợp, thì việc đẩy mạnh liên kết những chủ thể tham gia trong quá trình hợp tác là một điều tất yếu.
+ Hội đồng chính quyền địa phương (councils of governments): Hội đồng chính quyền địa phương và các tổ chức cơ quan khác trong vùng quan tâm đến mối quan hệ tập thể và mối quan hệ của các chính sách trong số đối tác tham gia. Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm theo quy định của pháp luật, ví dụ như ở Hoa Kỳ thường dựa trên luật pháp liên bang và tiểu bang. Họ có một loạt các hình thức và hình thức phổ biến nhất là Hội đồng chính quyền vùng và các tổ chức quy hoạch đô thị, được thiết kế để quản lý các vấn đề giao thông vận tải liên bang trong khu vực đô thị bằng việc phân bổ quỹ liên bang.
Căn cứ theo mối quan hệ:
- Liên kết theo chiều dọc:
+ Trên góc độ vĩ mô: Là sự phân cấp giữa Trung ương với chính quyền địa phương, giữa Bộ với Sở chuyên ngành; liên kết trong quản lý ngành và
quản lý lãnh thổ theo địa phương đối với hoạt động thu hút FDI.
+ Trên góc độ vi mô: Là mối liên kết giữa nhà phân phối, các tập đoàn, doanh nghiệp FDI đến các doanh nhiệp vừa và nhỏ địa phương hoặc giữa nhà phân phối, các tập đoàn, doanh nghiệp FDI đến các doanh nhiệp lớn ở địa phương hình thành chuỗi giá trị sản phẩm. Nhìn chung liên kết theo chiều dọc không giới hạn về mặt địa lý và quy mô doanh nghiệp.
- Liên kết theo chiều ngang:
+ Trên góc độ vĩ mô: Là giữa các bộ chuyên ngành, giữa các vùng liên kết với nhau hay giữa các địa phương liên kết với nhau trong hoạt động thu hút FDI
+ Trên góc độ vi mô: Là mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành với các doanh nghiệp của các ngành khác có liên quan. Liên kết này thường giới hạn ở phạm vi địa lý cụ thể hay thông qua các hiệp hội ngành nghề. Trong liên kết theo chiều ngang, các doanh nghiệp cùng ngành có thể phối hợp với nhau để cung cấp hàng hóa cho đơn hàng lớn, các doanh nghiệp đầu vào và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bổ trợ.
Căn cứ theo hình thức quản lý:
- Liên kết chính thức:
+ Trên góc độ vĩ mô: Là liên kết giữa hai hay nhiều bộ chuyên ngành, giữa hai hay nhiều vùng liên kết với nhau hay giữa hai hay nhiều địa phương liên kết với nhau dưới sự giám sát, quản lý của Trung ương đối với hoạt động FDI
+ Trên góc độ vi mô: Là liên kết giữa hai hay nhiều doanh nghiệp trong