Định hướng chung

Một phần của tài liệu khai thác giá trị di tích lịch sử văn hóa trong phát triển du lịch thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang (Trang 47)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.1.1. Định hướng chung

Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang, “Mục tiêu hàng đầu của du lịch Kiên Giang là trở thành điểm đến hấp dẫn, có thương hiệu, là một trong những trung tâm du lịch khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long..”. Để khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch, Kiên Giang đã xây dựng 4 vùng du lịch trọng điểm gồm: Phú Quốc, Hà Tiên – Kiên Lương, TP. Rạch Giá và phụ cận, U Minh Thượng.

TXHT là một trong những điểm du lịch quan trọng của tỉnh Kiên Giang, do đó để du lịch tỉnh Kiên Giang phát triển thì cần phát triển du lịch các địa bàn nhỏ trong tỉnh, trong đó có TXHT.

Hà Tiên còn có các sản phẩm du lịch đặc trưng như: tham quan hệ sinh thái núi đá vôi (karst), giao thoa biển và đồng bằng, du lịch nghỉ biển trung cấp; du lịch hội nghị; du lịch cửa khẩu…Hiện nay, Kiên Giang đã có tour du lịch đến Campuchia qua đường cửa khẩu quốc tế Hà Tiên. Đây là cánh cửa mở ra để vùng Kiên Lương - Hà Tiên nối liền với các nước Đông Nam Á; đồng thời mở tuyến du lịch xuyên ba nước, từ Phú Quốc đến Shianouk Ville (Campuchia) và tỉnh Chanthaburi (Thái Lan) bằng đường biển và đường bộ.

Với những tiềm năng lợi thế to lớn, tỉnh Kiên Giang đã xác định du lịch là thế mạnh nổi trội cần phải được đầu tư đúng mức, phát huy tối đa lợi thế sẵn có để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội chung của toàn tỉnh. Để thực hiện tốt mục tiêu trên, vấn đề có ý nghĩa quyết định đến việc phát triển du lịch là việc xây dựng kết cấu hạ tầng như đường sá, hệ thống bến cảng, sân bay, điện, nước, trường, trạm,… Việc xây dựng kết cấu hạ tầng này cần được xác lập một cách hợp lý trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh của từng vùng, từng huyện trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TXHT về phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu sang công nghiệp và dịch vụ - du lịch, du lịch Hà Tiên đang phát triển cùng du lịch cả nước, là địa danh tiềm ẩn, điểm đến của du khách trong nước và quốc tế.

3.1.2. Định hướng thị trường khách du lịch

Về thị trường khách du lịch nội địa: Chú trọng các thị trường khách với mục đích nghỉ dưỡng, giải trí, nghỉ cuối tuần, mua sắm và du lịch gia đình. Tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày. Thị trường khách du lịch nội địa được phân đoạn theo tiêu chí mục đích du lịch bao gồm nghỉ dưỡng, các kỳ nghỉ hè, nghỉ lễ, nghỉ phép; lễ hội, khách du lịch tâm linh; du lịch cuối tuần, mua sắm; khuyến thưởng; kết hợp công vụ; sinh thái, mạo hiểm, thể thao, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp v.v...

Về thị trường khách quốc tế: tập trung thu hút, phát triển mạnh thị trường khách quốc tế gần như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc; khu vực Đông Nam Á. Đồng thời tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Bắc Âu, Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ukraina), Thái Bình Dương (Australia, New Zealand), mở rộng thị trường mới: Trung Đông, Ấn Độ. So với mặt bằng chung về lượt khách quốc tế đến tỉnh Kiên Giang thì số khách quốc tế đến Hà Tiên còn rất thấp, trong khi đó thị trường khách quốc tế được xem là khách cao cấp đem lại doanh thu cao. Vì thế, ngành du lịch TXHT cần có những chính sách đầu tư quảng bá du lịch, xúc tiến, nâng cấp các cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, tạo điều kiện để đón khách quốc tế.

3.1.3. Định hướng nguồn nhân lực

Thường xuyên phối hợp với các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh mở lớp tập huấn nghiệp vụ, hướng dẫn viên và nghiệp vụ du lịch khác cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm tại các đơn vị kinh doanh du lịch, các lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức cũng như kiến thức, cách làm du lịch cho nhân dân ở các khu, điểm du lịch. Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn ngày chuyên về nhà hàng, khách sạn dành cho đội ngũ quản lý các khách sạn vừa và nhỏ, các lớp bồi dưỡng giao tiếp, ứng xử văn hóa cho lực lượng là nhân viên phục vụ nhà hàng, khách sạn. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng về phát triển du lịch. Trên cơ sở quán triệt các nội dung của nghị quyết Tỉnh ủy về phát triển du lịch, các cấp ủy Đảng chỉ đạo cụ thể hóa chương trình, kế hoạch cụ thể phù hợp với địa phương, đơn vị mình và theo dõi, chỉ đạo việc triển khai thực hiện đạt kết quả cao nhất.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành, quản lý của các cấp chính quyền đối với du lịch. Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý du lịch từ tỉnh đến cơ sở, nhất là đối với các huyện thuộc các vùng trọng điểm phát triển du lịch. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức và lao động du lịch đáp ứng với yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới.

Phát huy vai trò của tổ chức mật trận và các đoàn thể trong việc thực hiện nghị quyết, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp thực hiện hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển du lịch.

3.1.4. Định hướng bảo tồn, phát huy các giá trị di tích

Trước khi tiến hành tu bổ, tôn tạo các di tích chống xuống cấp các di tích phải lập dự án trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát đánh giá toàn diện các di tích gốc.

Tôn trọng và gìn giữ các thành tố nguyên gốc của di tích, hạn chế tối đa mọi sự thay đổi thay thế bằng các chất liệu và vật liệu mới.

Trong tu bổ, chống xuống cấp các di tích ưu tiên vận dụng các quy trình kỹ thuật thi công truyền thống, sử dụng các chất liệu và vật liệu phù hợp với di tích. Tôn tạo di tích nhằm tạo điều kiện làm nổi bật các giá trị của di tích và tạo ra môi trường cảnh quan hài hòa với di tích đó.

Các công trình phục vụ như bãi đỗ xe, quán ăn uống, giải khát, công trình vệ sinh, cửa hàng lưu niệm… bố trí tách biệt khỏi các khu vực bảo vệ của di tích, không được gây ô nhiễm, phù hợp với cảnh quan chung của di tích.

3.1.5. Định hướng quy hoạch phát triển

Theo quyết định của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Kiên Giang về việc “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng 2030”:

Tỉnh Kiên Giang sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, xúc tiến đầu tư du lịch, quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng giao thông và phát triển cơ sở kỹ thuật phục vụ du lịch; hoàn chỉnh các đề án phát triển du lịch, tổ chức các sự kiện du lịch nhằm thu hút khách.

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức triển khai lập điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã và Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên theo đúng quy định hiện hành.

TXHT đã được xác định là địa bàn trọng điểm tuyến biên giới Tây Nam của Việt Nam - Campuchia.Trong tương lai gần, đây sẽ là đô thị kinh tế, thương mại - du lịch quan trọng của Kiên Giang và Đồng bằng sông Cửu Long.

Quy hoạch TXHT phải đảm bảo phát huy và kết nối tốt các phân khu chức năng: Khu kinh tế cửa khẩu; chuỗi đô thị hiện hữu và đô thị mới; khu công nghiệp, khu du lịch và bảo tồn sinh thái gắn với du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; các vùng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản phụ cận; làng nghề truyền thống gắn với du lịch văn hoá; khu bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử-văn hoá.

Theo quy hoạch đến năm 2015 Hà Tiên trở thành TP trực thuộc tỉnh và là đô thị ven biển phía Nam, động lực phát triển tuyến biên giới. Thời gian qua chính quyền và nhân dân nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chính trị. Năm 2013, trong điều kiện kinh tế tỉnh Kiên Giang còn nhiều khó khăn kinh tế - xã hội đạt được kết quả khả quan.Thu nhập bình quân đầu người 46 triệu đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 786,453 tỷ đồng, đạt 100,57% so với kế hoạch. Lĩnh vực xây dựng cơ bản tổng vốn đầu tư 61,356 tỷ đồng với 37 công trình, hoàn thành 19 công trình, 18 công trình đang thi công, khối lượng hoàn thành đạt 104% kế hoạch…

Ngoài việc phát triển loại hình du lịch mới, Ban chỉ đạo thị xã còn tăng cường đầu tư chất lượng cho những sản phẩm du lịch đã tồn tại trước đó để đảm bảo sự hài lòng và sẵn lòng quay lại của du khách.

Một nội dung quan trọng trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng 2030”:là phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Điều đó cũng ảnh hưởng đến hướng phát triển của du lịch Hà Tiên nói riêng.

Trên cơ sở nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2014 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phân bổ cho tỉnh Kiên Giang là 7,1 tỷ đồng, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng vốn theo đúng quy định hiện hành, với mục tiêu, chương trình cụ thể.

TXHT cũng đã dựa vào nguồn vốn đó để tôn tại lại các di tích, điểm tham quan trên địa bàn TXHT.Điển hình là Di tích Đền thờ họ Mạc được trùng tu, tôn tạo từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và vốn đối ứng của địa phương.Thị xã đang cố gắng tôn tạo lại các di tích nhưng không làm mất đi giá trị lịch sử của nó để phát triển du lịch bền vững.

3.1.6. Định hướng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Tranh thủ hiệu quả vốn đầu tư của Trung ương, của tỉnh, chú trọng ưu tiên, dành kinh phí tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng chủ yếu cho khu, điểm trong quy hoạch phát triển du lịch, để tạo thuận lợi về hạ tầng cho nhà đầu tư triển khai nâng cao lợi thế chất lượng dịch vụ.

Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu du lịch trên địa bàn như sửa chữa các con đường vào các khu du lịch, tôn tạo hồ sen tạo cảnh tại khu du lịch Đá Dựng, Cầu Ao Sen, trang bị nhà vệ sinh di động tại khu du lịch Thạch Động. Tăng cường quản lý đầu tư tôn tạo khai thác hiệu quả các khu DTLS – VH.

Khuyến khích đầu tư mới và nâng cấp các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn chất lượng cao sản phẩm dịch vụ vui chơi, giải trí đa dạng, phong phú như: chợ đêm, nhà hàng, quán bar... ưu tiên khuyến khích đầu tư hình thành nên những phố dịch vụ thu hút khách du lịch.

3.1.7. Định hướng về công tác quảng bá, tuyên truyền các di tích

Hoạt động tuyên truyền quảng bá giữ một vai trò quan trọng trong kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, hoạt động này ở TXHT chưa được đề cao và đem lại hiệu quả trong du lịch. Vì vậy, ngành du lịch TXHT cần quan tâm hơn việc đa dạng hóa các hình thức quảng bá du lịch.

Ngành du lịch TXHT cần phối hợp với các ngành, các doanh nghiệp du lịch tham gia các cuộc hội thảo, hội chợ, hội thi và những sự kiện du lịch tại các địa phương là các trung tâm du lịch của cả nước và khu vực nhằm giới thiệu, quảng bá du lịch TXHT với đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Biên soạn và phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính xác về du lịch để giới thiệu với du khách về con người và cảnh quan, TNDL, những thông tin về điểm lưu trú tham quan du lịch, các nhà hàng, khách sạn, các điểm vui chơi giải trí, giá cả, các địa chỉ thông tin về du lịch… bằng các sách hướng dẫn du lịch, tờ rơi, bản đồ du lịch thị xã. Tiến hành treo băng rôn, cờ phướm, lắp đặt các biển quảng cáo tấm lớn trên các trục đường giao thông.

Ngoài ra, TXHT thành lập thêm tổ tư vấn thông tin về hướng dẫn để cung cấp thông tin chính xác về các điểm du lịch giúp khách lựa chọn các dịch vụ du lịch phù hợp với khả năng của mình đồng thời trả lời những thắc mắc của du khách về hoạt động du lịch trên địa bàn TXHT.

3.2. GIẢI PHÁP KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ – VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỊ XÃ HÀ TIÊN PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỊ XÃ HÀ TIÊN

3.2.1. Giải pháp xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với di tích

Ngoài các DTLS – VH cấp Quốc gia và cấp Tỉnh, TXHT là nơi có nhiều đền, chùa, lễ hội phong phú mang đậm tín ngưỡng của cộng đồng dân cư nên thu hút được nhiều người tham dự. Đây là điều kiện để tổ chức xây dựng các sản phẩm gắn liền với hoạt động lễ hội như: xây dựng các chương trình du lịch phục vụ khách đi dự lễ hội, cung cấp các dịch vụ cho khách hành hương như nhà hàng ăn uống, lưu trú, vận chuyển, hàng lưu niệm. Ngoài ra, việc phát triển sản phẩm du lịch gắn với các loại hình: tắm biển, nghỉ dưỡng, tham quan danh lam thắng cảnh, miệt vườn sông nước, làng nghề, thương mại,

công vụ, thể thao, vui chơi giải trí… gắn với các di tích tăng sự hấp dẫn để tăng số lượng khách tham quan.

3.2.2. Giải pháp về vai trò của chính quyền địa phương và người dân trong việc bảo tồn các di tích bảo tồn các di tích

Chính quyền địa phương

Tăng cường công tác kiểm soát các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thị xã, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế và ưu tiên các dự án đầu tư phát triển ngành du lịch như: phát triển giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện nước, bảo vệ môi trường…

Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn cho nhân dân địa phương những kiến thức cơ bản về du lịch, kinh doanh du lịch, có ý thức bảo vệ các DTLS – VH, bảo vệ tài nguyên môi trường.

Phối hợp với cơ quan chức năng giữ gìn tốt trật tự an toàn xã hội, bài trừ các tệ nạn xã hội ở các di tích và giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống bản địa.

Người dân địa phương

 Xây dựng ý thức bảo tồn các DTLS – VH của thị xã cũng như của dân tộc.

 Xây dựng nếp sống văn minh trong việc giao tiếp với mọi người cũng như với du khách ở những nơi công cộng.

 Xây dựng nếp sống lành mạnh không làm hủy hoại môi trường tự nhiên, không xả rác ở những nơi công cộng khu di tích.

 Xây dựng nếp sống văn minh không có tệ nạn xã hội.

 Xây dựng tập tục lành mạnh, hạ chế việc đốt nhang khói tại các khu di tích có khuôn viên nhỏ đặc biệt là tình trạng mê tính dị đoan, bói toán.

3.2.3. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

Tập trung đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho du lịch. Đào tạo những kỹ năng chuyên môn cho các thuyết minh viên tại các di tích về: kỹ năng thuyết minh, kỹ năng giao tiếp ứng sử…Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo theo hướng gắn đào tạo với bố trí sử dụng, đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tế. Phát huy tốt vai trò của các cơ sở đào tạo trong tỉnh tham gia nâng cao số lượng, chất lượng nguồn nhân lực du lịch của thị xã.

Một phần của tài liệu khai thác giá trị di tích lịch sử văn hóa trong phát triển du lịch thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)