6. Phương pháp nghiên cứu
2.3.6. Thực trạng khai thác du lịch tại các di tích
Qua quá trình điều tra phỏng vấn trực tiếp khách du lịch tại các DTLS – VH cho thấy mức độ hấp dẫn của các di tích tại TXHT được thể hiện qua biểu đồ:
Hình 5 . Biểu đồ thể hiện mức độ hấp dẫn của DTLS – VH đối với hoạt động du lịch
Nguồn: Số liệu phân tích từ 40 mẫu phỏng vấn trực tiếp khách du lịch, 2014
Từ bảng số liệu trên cho ta thấy, mức độ hấp dẫn của DTLS – VH ở mức trung bình chiếm (50%), hấp dẫn (30%), không hấp dẫn (13%), hoàn toàn không hấp dẫn (7%), rất hấp dẫn (0%) các DTLS – VH trên địa bàn TXHT vẫn còn ở dạng tiềm năng chưa được khai thác vào phục vụ du lịch một cách hiệu quả, thường khách lại tham quan đình, chùa chủ yếu là ở dạng tâm linh. Hằng năm trên địa bàn thị xã có tổ chức các ngày lễ lớn: lễ Tao Đàn Chiêu Anh Các, lễ kỳ yên Đình Thần Thành Hoàng, lễ giỗ Mạc Cửu gắn với các hoạt động như: hội thi tìm hiểu lịch sử trấn Hà Tiên xưa, hội thi ẩm thực, triển lãm hoa đăng, giao lưu đờn ca tài tử… nhằm tăng cường quảng bá du lịch của địa phương, tạo sự kiện thu hút du khách và các nhà đầu tư đến tham quan và tìm hiểu Hà Tiên, góp phần xây dựng Hà Tiên trở thành “Thành phố Văn hóa du lịch” trong tương lai.
Những năm gần đây ngành du lịch TXHT nói chung và tại các DTLS – VH nói riêng đang thu hút rất đông số lượng khách đến tham quan, học tập và nghiên cứu. Qua đó cũng góp phần cho nguồn lợi địa phương, nguồn lợi kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người dân nơi đây thông qua các dịch vụ như vận chuyển khách, bán đồ cúng và hàng lưu
7% 13% 50% 30% 0% Hoàn toàn không hấp dẫn Không hấp dẫn Bình thường Hấp dẫn Rất hấp dẫn
niệm, đặc sản, phục vụ lưu trú và ăn uống. Di tích đã được các công ty lữ hành đưa vào những tuyến tham quan phục vụ du khách kết hợp với huyện Kiên Lương như:
Khu du lịch Bình An – Chùa Hang – danh thắng núi Đá Dựng
DTLS –VH Bình San – Chùa Phù Dung – thắng cảnh Thạch Động
Chùa Phù Dung – Đền Thờ Mạc Mi Cô – Chùa Tam Bảo
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực còn có những tác động tiêu cực. Thực tế cho thấy, khai thác du lịch tới đâu sẽ làm ảnh hưởng, thay đổi, đôi khi làm đảo lộn các hoạt động bình thường của những nơi có tổ chức lễ hội. Du khách đến lễ hội kéo theo những nhu cầu khác nhau, tạo sự mất cân đối trong quan hệ cung cầu, dễ dẫn đến ô nhiễm môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường sinh thái nhân văn. Việc khai thác và quy hoạch tại các điểm du lịch vẫn còn nhiều hạn chế. Nhà nước chỉ chú trọng quan tâm đến những điểm tham quan đã được du khách biết đến, còn các điểm khác thì còn ở dạng tiềm năng, do đó tạo sự nhàm chán cho du khách, nên việc giữ chân du khách lại lâu hơn cũng là một vấn đề.
Ô nhiễm là một tình trạng đáng báo động cho các điểm du lịch trên toàn thị xã, không chỉ riêng các điểm du lịch, tình trạng xả rác bừa bãi, phá hoại cảnh quan môi trường sinh thái, vệ sinh công cộng không những lấy đi độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch mà còn gây tâm lý khó chịu và mất vẻ mỹ quan, ấn tượng trong lòng du khách. Một số điểm xả rác bừa bãi ở Hà Tiên: núi Bình San, Thạch Động…
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH