Thực trạng bảo tồn các di tích

Một phần của tài liệu khai thác giá trị di tích lịch sử văn hóa trong phát triển du lịch thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang (Trang 44)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.3.5. Thực trạng bảo tồn các di tích

TXHT hiện có 8 DTLS – VH và thắng cảnh được xếp hạng, trong đó có 4 di tích cấp quốc gia và 4 di tích cấp tỉnh và nhiều lễ hội được tổ chức định kỳ hàng năm như: Lễ hội Tao đàn Chiêu Anh Các, lễ hội Kỳ Yên đình thần Thành Hoàng, lễ Giỗ đức khai trấn Mạc Cửu, lễ hội Năm văn hóa – du lịch... Với lòng mong muốn trong tương lai Hà Tiên sẽ trở thành thành phố văn hoá du lịch năm 2009 tại TXHT, UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp với Viện Văn hoá – Nghệ thuật Việt Nam, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo khoa học “Di sản văn hoá Hà Tiên - Bảo tồn và phát triển”. Hội thảo thực sự là một công trình khoa học lớn với nhiều đề tài được đề cập rất cụ thể, sâu sắc và thiết thực, những giải pháp khả thi và hiệu quả nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Hà Tiên, làm cơ sở cho chiến lược phát triển Hà Tiên trở thành thành phố văn hoá du lịch.

Trong 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Hà Tiên đã đạt được kết quả quan trọng. Các DTLS – VH, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn luôn được quan tâm chỉ đạo, quản lý chặt chẽ; nhiều di tích được tiến hành trùng tu, tôn tạo tránh khỏi nguy cơ xuống cấp, đảm bảo sự an toàn lâu dài cho công trình và người sử dụng và trở thành địa chỉ văn hóa, thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, học tập, về nguồn có ý nghĩa, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tham quan du lịch của nhân dân như: chùa Tam Bảo, chùa Phù Dung, di tích Thạch Động, Đá Dựng, Đình thần Thành Hoàng và năm 2012 được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp kinh phí 14,5 tỷ đồng để trùng tu, nâng cấp di tích văn hóa núi Bình San. Để làm phong phú sản phẩm du lịch văn hóa của Hà Tiên, việc xã hội hóa đầu tư, bảo tồn, phát triển giá trị các DTLS – VH được đẩy mạnh. Bằng nguồn kinh phí đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân; thị xã đã xây dựng tượng đài danh nhân Mạc Cửu, công viên văn hóa Bình San, nhà thờ Mạc Mi Cô… Thị xã còn phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh lập quy hoạch phát triển một số di tích để khai thác, phát huy tốt giá trị, phục vụ phát triển ngành du lịch, đến nay việc đầu tư xây dựng hạ tầng cơ bản đã hoàn thành với nguồn vốn đầu tư trên 60 tỷ đồng; từ đó thu hút được 13 dự án đầu tư cơ sở kinh doanh du lịch với tổng số dự toán trên 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra, các cấp, các ngành còn sưu tầm được 372 hiện vật, hình ảnh, tư liệu có giá trị lịch sử về quá trình chiến đấu, lao động, học tập của con người và vùng đất Hà Tiên để đưa vào trưng bày tại Nhà truyền thống thị xã.

Bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn những khó khăn, hạn chế như: Nhiều di tích đang xuống cấp nghiêm trọng, nhất là các DTLS – VH lại chưa được hỗ trợ kinh phí trùng tu, tôn tạo bởi nguồn kinh phí đầu tư của Trung ương, địa phương còn hạn chế, nhân dân đóng góp chủ yếu đối với một số di tích có tính chất tôn giáo, tín ngưỡng nên

công tác chống xuống cấp di tích gặp nhiều khó khăn, do không có biên chế chính thức nên đội ngũ trực tiếp ở đây đều là những người tự nguyện, là những người có uy tính nhưng chưa có am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ gặp nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ và phát huy tác dụng, một số di tích do trong thời kì chiến tranh tàn phá đến nay vẫn còn đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng về kiến trúc cũng như giá trị cổ vật…

Một phần của tài liệu khai thác giá trị di tích lịch sử văn hóa trong phát triển du lịch thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)