Tiềm năng khai thác giá trị di tích lịch sử-văn hóa trong phát triển du lịch

Một phần của tài liệu khai thác giá trị di tích lịch sử văn hóa trong phát triển du lịch thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang (Trang 30)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.Tiềm năng khai thác giá trị di tích lịch sử-văn hóa trong phát triển du lịch

PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỊ XÃ HÀ TIÊN

Hà Tiên được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp thơ mộng đi vào thơ ca được xướng vị trong bài Hà Tiên Thập Cảnh dưới thời Mạc Thiên Tích người sáng lập ra Tao

Đàn Chiêu Anh Các. Theo Nam Bộ Xưa và Nay (1995): “Cho dù những kiệt tác thiên nhiên vừa lãng mạn,vừa trữ tình trong cõi thực Hà Tiên có hao hớt đi thì vẫn còn Hà Tiên kỳ diệu trong cõi thơ. Ta vẫn thong dong về với “Kim Dự Lan Đào” hòn đảo vàng chắn sóng to gió cả với “Bình San Điệp Thúy” bức bình phong xây dựng đứng chống chở biên thùy. Ta gặp lại “Thạch Động thôn vân” mây tuôn khói tỏa trước hang sâu thăm thẳm, “Châu nham lạc lộ”một dãy núi ngời ngời châu ngọc là trốn từng đàn cò trắng lớp lớp sà xuống nghĩ ngơi, tìm tôm cá. Rồi “Nam phố trừng ba” bãi phía Nam lặng sống. Cả mùa biển động Nam phố vẫn yên lặng như mặt nước hồ thu. Một chốn thôn trại điền trang phì

nhiêu sung túc “Lộc trỉ thôn cư” một bến đỗ thuyền chày “Lư khê ngư bạc” đang vẫy mời. Và một dòng sông rộng, êm đềm xưa kia có thành lũy, quân lính canh giữ biên thùy, đang trôi qua Đông Hồ tìm ra biển cả. Giờ đây,“thành quách đã điêu tàn, lũy sụp, hào sông cạn nước”.Bóng người lính xưa đồn trú can trường đã chìm vào dĩ vãng, nhưng tiếng trống canh đêm Giang Thành “Giang Thành dạ cổ” còn mãi trong thơ của thi đàn “Chiêu Anh Các”. Gợi nhớ công lao khổ nhọc người xưa xây dựng “núi”. Pháo đài án ngữ lối vào Hà Tiên từ phía Xiêm La, đào hào đắp lũy Giang Thành – phía bắc – nghiêm canh giữ cương giới Châu Đốc – Hà Tiên.”

Một phần của tài liệu khai thác giá trị di tích lịch sử văn hóa trong phát triển du lịch thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang (Trang 30)