Đánh giá tiềm năng các giá trị di tích lịch sử-văn hóa

Một phần của tài liệu khai thác giá trị di tích lịch sử văn hóa trong phát triển du lịch thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang (Trang 38)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.Đánh giá tiềm năng các giá trị di tích lịch sử-văn hóa

Thuận lợi

Hà Tiên từ bao đời nay được biết đến là vùng đất địa linh nhân kiệt với hệ thống kiến trúc đền, chùa, lăng… còn giữ được nét cổ kính rất có giá trị về mặt lịch sử văn hóa. Trong những năm gần đây công tác bảo tồn phát huy các giá trị của di tích ở TXHT được chú trọng quan tâm nguồn kinh phí để trùng tu, tôn tạo di tích ngày càng được tăng lên, diện mạo di tích được khởi sắc hơn, ý thức của nhân dân, tổ chức xã hội, đoàn thể tham gia có nhiều chuyển biến tốt, góp phần tích cực vào công tác giáo dục truyền thống xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.

Bên cạnh đó Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh thường xuyên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời xử lý các trường hợp xâm phạm di tích, gây ô nhiễm môi trường và mỹ quan tại di tích, ngăn chặn việc tự ý sơn phết di tích và đưa hiện vật không phù hợp vào trong di tích gây phản cảm đối với khách đến tham quan. Tại các di tích diễn ra lễ hội ngày càng được nâng cấp và thực hiện đúng theo quy chế tổ chức lễ hội đảm bảo vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm…

Khó khăn

Mặc dù các DTLS – VH trên địa bàn TXHT có nhiều tiềm năng và giá trị lịch sử cao nhưng chưa đem lại hiệu quả trong du lịch. Các lễ hội truyền thống tại đền, chùa chủ yếu mang tính chất địa phương chưa thực sự thu hút khách du lịch. Tiềm năng du lịch tại các di tích lịch sử tương đối lớn nhưng chưa được đầu tư hiệu quả từ các cấp chính quyền. Khai thác du lịch chỉ mới dựa vào cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, thiếu sự đầu tư cải tạo nâng cấp vẻ đẹp tự nhiên để tạo nét đặc trưng riêng. Nhiều di tích đang bị xuống cấp nghiêm trọng, nhất là các DTLS – VH chưa được hỗ trợ kinh phí đầu tư của Trung ương, địa phương còn hạn chế, nhân dân đóng góp chủ yếu đối với một số di tích có tính chất tôn giáo tín ngưỡng nên công tác chống xuống cấp gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó do không có biên chế chính thức nên đội ngũ bảo vệ trực tiếp ở các di tích đều là những người tự nguyện là người có uy tính nhưng chưa am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ khó khăn trong công tác bảo vệ và phát huy tác dụng, đội ngũ hướng dẫn viên chỉ có ở khu di tích Bình San, các điểm di tích khác chủ yếu khách tự tham quan và tìm hiểu.

Một khó khăn nửa cản trở sự phát triển tại các di tích lịch sử là tình trạng ô nhiễm môi trường, mua bán lấn chiếm lòng lề đường, mê tín dị đoan và chèo kéo khách du lịch… vẫn còn tồn tại tại các di tích mà nhà nước vẫn chưa có chính sách giải quyết triệt để.

Một phần của tài liệu khai thác giá trị di tích lịch sử văn hóa trong phát triển du lịch thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang (Trang 38)