6. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Các di tích lịch sử-văn hóa tiêu biểu
Hiện nay, trên địa bàn TXHT có 8 DTLS – VH trong đó có 4 di tích cấp Quốc gia và 4 di tích cấp Tỉnh. Có những di tích gắn liền với đời sống tinh thần của người dân địa phương và những di tích đi cùng năm tháng với thời mở cõi của ông cha ta ngày trước, ngoài giá trị về DTLS – VH các di tích còn là nơi tham quan của nhiều du khách khi đến với TXHT. Các di tích ở TXHT:
2.2.1.1. Di tích lịch sử - văn hóa Bình San
Núi Bình San hay còn gọi là núi Lăng. Núi có độ cao 57m, trên đỉnh núi có vết tích của nền Xuyên Sơn và nền Xã Tắc. Tục truyền rằng hằng năm vào ngày 09 tháng Giêng, Mạc Thiên Tích lên núi làm lễ tế trời, thần núi, thần sông tại nền Xuyên Sơn và tế chiến sĩ trận vong tại nền Xã Tắc.
Phía đông núi có đền thờ và lăng, mộ dòng họ Mạc. Lăng Mạc Cửu còn gọi là Thái Miếu, Miếu Lệnh, Đền Mạc Quận Công hay còn gọi là Đền thờ họ Mạc do Mạc Thiên Tích cho xây dựng. Nơi đây có 45 ngôi mộ của con cháu họ Mạc và một số chư hầu, công tước. Ngôi mộ lớn nhất là của Mạc Cửu, được xây theo lối kiến trúc lăng mộ tiểu vương hầu, có hình bán nguyệt khoét sâu vào núi chỗ chôn hài cốt được đúc bằng đá vôi cát, đường và nhựa ô dước như một hình con trâu nằm (thế ngọa ngưu), tả có thanh long, hữu có bạch hổ. Phía sau nền Xuyên Sơn, có lăng Mạc Tử Khâm và các quan chức khác. Mộ của Mạc Thiên Tích nằm ở hàng thứ 3 từ trên xuống. Khu vực mộ được chia ra từng khu nhỏ dành cho các bậc quan văn, quan võ, các vị phu nhân, con cháu lớn nhỏ của họ Mạc. Tùy theo công trạng phẩm chức mà mộ được xây to nhỏ xấu đẹp nhưng có cùng một mẫu hình. Con cháu họ Mạc được thừa hưởng bảy đời tập ấm gọi là Thất Diệp Phiên Hàn, lấy bảy chữ Thiên, Tử, Công, Hầu, Bá, Tử, Nam làm chữ lót và lấy năm chữ trong bộ ngũ hành sinh hoá là Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ ghép vào chữ tên cuối cùng được ghép dùng bộ ấp ghép vào chữ Họ để phân biệt với những họ Mạc đương thời nhưng không có công đức gì trong sự nghiệp khai trấn, vì thế Mạc Thiên Tứ mới đổi tên là Mạc Thiên Tích.
Ngược hẵn với kiến trúc phóng khoán hòa mình vào thiên nhiên của khu lăng mộ, đền thờ họ Mạc lại thiết kế kiến trúc khép kín theo lối “nội tam ngoại quốc” cũng do Mạc Thiên Tích thiết kế đồ họa và cho xây dựng cùng thời với khu lăng mộ 1735 – 1739. Chất liệu xây dựng là đá mịn, sỏi, đường thốt nốt và nhựa cây ô dước. Năm 1771, bị quân Xiêm phá gần hết, ngôi đền được xây lại lần thứ hai vào năm 1802 – 1820 bằng cây lá sau một thời gian lại bị hư hỏng nặng. Lần xây thứ ba được hoàn thành vào năm 1895 và được giữ nguyên đến ngày nay.
Đền thờ có 3 lớp cửa vào. Lớp thứ nhất là nghi môn, hai cửa phụ đã bịt kín, trên biển của cửa chính có ghi ba chữ “Trung Nghĩa Từ” được đắp nối, sơn đen. Hai cột trụ hai bên có khắc hai câu đối của vua Gia Long phong tặng:
Nhất môn trung nghĩa gia thịnh trọng Thất diệp phiên hà quốc lủng vinh.
Qua khoản sân ta đến nấc thứ hai đó là khoản sân đình được gọi là “Lạc Thiên Hội Quan”. Bên trái và phải của khoảng sân này là 2 nhà nghỉ dành cho khách thập phương nghỉ chân và nơi ở của người giữ đền. Cuối sân là lớp cổng thứ ba để vào bái đình. Vào bái đình có 3 cổng. Cổng chính nối với hai cổng phụ bằng tường vây. Hai bên cột cổng chính có hai câu đối:
Tự gia phu phát toàn trung hiếu Phù hải ba đào ngoại tử sinh.
DTLS – VH Bình San hay đền thờ Mạc Cửu là một trong những điểm tham quan nổi tiếng của Hà Tiên. Nơi đây không chỉ hấp dẫn du khách về cảnh quan thoáng mát với nhiều cây xanh mà còn về giá trị lịch sử, kiến trúc của nó gắn liền với dòng họ Mạc người có công khai phá vùng đất Hà Tiên trù phú như ngày nay. Hiện nay, khu di tích Bình San đã được các công ty đưa vào khai thác du lịch. Các vấn đề an ninh và an toàn cho du khách được đảm bảo, công tác bảo tồn di tích được đầu tư ngày một khang trang hơn tạo sự hấp dẫn của di tích đối với du khách khi đến với Hà Tiên.
2.2.1.2. Di tích lịch sử - văn hóa chùa Phù Dung
Chùa Phù Dung hay còn gọi là am Phù Cừ (tên của một loài sen trắng) là một ngôi chùa cổ của xứ Hà Tiên. Tương truyền, vào khoảng năm Canh Tuất (1730) Nguyễn Nghi tiên sinh tên thật là Nguyễn Đình Tu, hiệu là Long Thu, người tỉnh Thanh Hoá sau khi phu nhân bị chết thảm trong một cuộc chiến thảm khốc do bọn giặc Sa Tốt (Ai Lao) gây ra, để lại cho tiên sinh hai người con một trai tên Nguyễn Đính và một gái tên Nguyễn Thị Xuân tự là Phù Cừ lúc ấy vừa mới lên 10 tuổi đã phải cải trang đổi phục thành một nam nhân, theo cha và anh vượt biên vào trong Nam lánh nạn.
Đầu xuân năm Bính Thìn (1736) trong đêm Nguyên Tiêu, Mạc Thiên Tích cho mở Hội Hoa Đăng tại Đông Hồ Ấn Nguyệt và khai mạc Tao Đàn Chiêu Anh Các cho các bậc văn hào thi bá được dịp trổ tài. Trong đêm Tao Đàn khai mạc, Phù Cừ vẫn trong lớp áo thư sinh cải dạng nam trang, trước hàng ngũ thi hào tiền bối, Phù Cừ đã xuất sắc hoàn thành bài thơ Nôm theo đúng chủ đề của Mạc Tổng Trấn.
Mạc Thiên Tích vì say mê sắc đẹp, yêu tài thơ, đã từ chỗ sủng ái mà ra thiên ái. Khiến bà chính thất Nguyễn phu nhân ghen giận, lập mưu hãm hại bà thứ cơ. Một hôm nhân lúc Thiên Tích đi duyệt binh, bà cho người bắt nàng Phù Cừ nhốt vào chậu. Lúc Thiên Tích về dinh, trời đổ mưa, thấy cái chậu to đang úp xuống ông truyền lệnh lật chậu lên để hứng nước mưa. Vô tình ông cứu được nàng ái cơ đang bị nhốt trong chậu.
Sau lần biến nạn, nàng khẩn thiết thỉnh cầu Mạc Tổng Trấn hãy đoạn tuyệt hẳn mối duyên thơ và tìm nơi xây dựng riêng cho nàng một ngôi Am Tự để nàng nương thân tu tập. Trong trấn Hà Tiên xuất hiện một ngôi Am Tự hết sức trang nghiêm. Ngôi Am Tự này được đề hiệu là Phù Cừ Am Tự, phía sau Am Tự lại có xây dựng thêm một tòa Điện Các đề từ là Ngọc Hoàng Bửu Điện. Tòa Điện Các này có kiến trúc gần giống như Điệp
Thúy Lâu cũng gồm phần thượng các hạ Đình, thượng thực hạ dư, đặc biệt ba pho tượng: Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu. Chủ nhân ngôi Am Tự này chẳng ai khác hơn là nàng Ái Cơ Phù Cừ của vị Tổng trấn Hà Tiên. Nay nàng đã trở thành vị Sư nữ đầu tiên của xứ Huyền Ca Văn Hiến.
Biết không thể chuyển lay được ý nguyện chính đáng của nàng, Mạc Hầu đành phải chấp thuận chiều theo cho nàng thoả nguyện. Từ dạo ấy, người ta thỉnh thoảng thấy Mạc Tổng binh thường một mình một ngựa đứng lặng im ngang sườn đồi Bát Giác Sơn dõi mắt trông sang toà Ngọc Hoàng Bửu Điện mong bắt gặp lại bóng hình người yêu. Ông cho trồng hoa phù dung quanh chùa, thả sen trắng vào ao trước chùa. Mùa hạ sen trắng tỏa hương thơm một vùng, sen trắng cũng là biểu hiện của nàng ái cơ vì Phù Cừ là tên của một loài sen trắng. Nàng Phù Cừ tài hoa, xinh đẹp chôn vùi tuổi xanh của mình trong bốn bức tường am tự. Đêm khuya tiếng chuông, tiếng mõ theo gió gởi âm thanh như não ruột khóc thương cho người con gái bất hạnh.
Trong mùa xuân năm Tân Tỵ (1761) Ái Cơ từ trần đúng vào ngày rằm tháng hai âm lịch, để lại trong lòng người dân trong trấn lỵ Hà Tiên biết bao niềm luyến thương tiếc nhớ.
Nằm trong cụm DTLS – VH Bình San, chùa Phù Dung là một ngôi chùa cổ có từ lâu đời gắn liền với người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh. Hiện nay chùa đang bị xâm hại nghiên trọng không còn giữa nguyên được lối kiến trúc ban đầu của chùa cụ thể là: cây sao của chùa khoảng 300 năm tuổi đã bị đốn, các tượng phật trong chùa được thay bằng các tượng phật mới, bàn thờ bà Phù Dung cũng thay bàn thờ mới, tượng phật Quan Âm to lớn trước cổng chùa bị dẹp bỏ… gây ảnh hưởng đến việc tham quan của du khách và làm mất đi những giá trị lâu đời của di tích.
2.2.1.3. Di tích thắng cảnh Thạch Động
Núi nằm trên quốc lộ 80 đi về hướng biên giới Việt Nam – Campuchia, cách TXHT 4km. Đây là núi đá vôi nguyên khối, trên một đế đá cao 98m, hình dáng như một chiếc mũ long của kỵ binh nước Anh nên được người Pháp gọi là “Bonnet à poll”.
Lòng hang rất rộng và có nhiều ngách, đỉnh núi nứt một vết dài gần như bị xẻ đôi nhờ đó mà ánh sáng lọt vào hang tạo nên ánh sáng mờ ảo và trong hang bao giờ cũng có gió thổi vào rất mát. Có 3 cửa hang nhỏ thông ra triền núi gọi là “đường lên trời”. Vách hang phía tây là hình phật Bồ Tát màu trắng ngà cao 30cm, vách phía tây bắc hình một người con gái mặt trắng tóc đen xõa ngang vai, mặc áo dài màu xanh người ta thường gọi là công chúa Quỳnh Nga. Nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết Thạch Sanh bắn chim đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga.
Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí quyển V, ghi khi Mạc Thiên Tích làm tổng trấn
có cho người xuống hang tìm hiểu, người này đi mãi khi có tiếng sóng gầm gừ sợ quá quay lại và cũng thử bằng cách đánh dấu những quả dừa khô rồi thả xuống hang, một thời gian sau những thuyền bè qua vịnh Hà Tiên vớt được những quả dừa đó. Điều này chúng tỏ “đường xuống âm phủ” của Thạch Động có đường ăn ra biển. Ngày nay miệng hang đã được lấp lại bằng xi măng để tránh nguy hiểm. Cửa chính của hang là cửa chính của chùa, ở đây có đôi liễn lớn bằng chữ Hán:
Thạch thượng linh kỳ lưu ngọc sạ Động trung tinh địa cấp kim tiên
Phía trên cổng chùa có ba chữ Hán lớn “Tiên Sơn Động”. Chùa chia làm hai phần, lấy vách đá làm tường, ở giữa hang xây bàn thờ bằng gạch và xi măng, những phần cấu trúc và vật gỗ cũng được chạm trổ, mái chùa lợp ngói phù hợp với cảnh tự nhiên trong hang.
Theo mục Thư Quán ghi: “Chùa Bạch Vân ở thôn Mỹ Đức, huyện Hà Tiên, trước do người Minh Hương, là Đoàn Tân Dự. Năm Thiệu Trị thứ 7 tuần thủ Phan Tùng tu bổ”.
Chùa Thạch Động được xây lần cuối vào thế kỷ XIX (1847). Đầu thế kỷ XX có hai nhà sư là: Quý Nguyên Thọ Thượng Chách Hạ Qủa (dòng tu Lâm Tuế đời 39) và Qúy Quảng Sĩ Thượng Thiên Hạ Học, từ miền trung đến làm trụ trì hai đời ở chùa. Hai vị thiền sư này có công thiết lập và xây chính điện như ngày hôm nay. Người kế tục là bà Cam Thị Nàm (bà Hai Nàm). Năm 1948, bà bị Pháp xử tử vì tội nuôi giấu và tiếp tế cho cán bộ cách mạng. Trong thời kháng chiến chống Pháp, quân Pháp dùng góc hang phía đông bắc để làm xà lim tạm giam những người bị bắt. Trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam 1977 – 1978 núi Thạch Động là điểm phòng thủ quan trọng của Hà Tiên. Đồn biên phòng 835 trên đỉnh Thạch Động lúc đó là trạm quan sát của ta.
Khi Hà Tiên còn là một trấn thuộc Đàng Trong, quan tổng trấn Mạc Thiên Tích lập ra hội thơ văn (năm 1736) gồm bốn mươi vị tao nhân gọi là Tao đàn Chiêu Anh Các. Nhóm Anh Các này thường hoạt động ở nhiều địa phương trong đó có Thạch Động.
Di tích Thạch Động là điểm du lịch nổi tiếng của Hà Tiên đang được đầu tư khai thác phục vụ du lịch, xung quanh di tích có rất nhiều các cửa hàng lưu niệm và cơ sở ăn uống đáp ứng nhu cầu của du khách . Tuy nhiên, tại khu di tích hiện nay vẫn còn thiếu hệ thống nhà vệ sinh và các tệ nạn xã hội (ăn xin, chèo kéo khách) vẫn còn đang diễn ra đòi hỏi ban quan lí khu di tích cần có những biện pháp để khắc phục những vấn đề trên.
2.2.1.4. Di tích lịch sử nhà tù Hà Tiên
Nhà tù Hà Tiên do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1897, trước đây được gọi là Khám Hà Tiên. Khu khám hình chữ nhật với chiều dài khoảng 30m, chiều rộng 25m, bên trong có 3 dãy phòng kiên cố có song sắt, không cửa sổ, chỉ có khe nhỏ lấy ánh sáng. Xung quanh bao bọc bởi 4 bức tường đá dày 0,5m, cao 4m với 4 tháp canh.
Nhà tù Hà Tiên là nơi giam giữa cầm tù chính trị phạm và thường phạm từ vài tháng đến 5 năm. Cho đến nay vẫn chưa có số liệu cụ thể về số tù binh vượt ngục, nhưng sau 1945 khi Nhật đảo chính Pháp thì nhà tù Hà Tiên đã giải phóng khoản 500 tù binh. Một số nhân vật nổi tiếng từng bị giam giữ tại đây như Nguyễn Hòa Hiệp – Đảng viên Quốc dân Đảng là người bị giam ở đây lâu nhất từ năm 1929 đến năm 1963, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh bị giam giữ vào năm 1938 trong khoản một tuần lễ rồi bị chuyển đi nơi khác, Trần Văn Trương bị vào tù năm 1930 vì tôi rải truyền đơn, sau bị đày đi Côn Đảo. Các tù nhân mặc quần áo có hình chữ P (viết tắt của chữ Prison). Tù nhân đi làm mặc quần ngắn và đội nón lá. Các tù nhân hằng ngày phải lao động vất vả, bị bắt phục dịch khổ sai như đổ phân (vì nhà tù không có nhà vệ sinh), đào đất, đắp đường, lấn biển (con đường Mạc Thiên Tích rộng lớn từ trung tâm thị xã đến núi Pháo Đài hiện nay hay đường Trần Hầu, chợ Hà Tiên cũ là do tù nhân xưa đắp). Làm việc vất vả như thế nhưng mỗi ngày các tù nhân chỉ được ăn cơm ít ỏi với cá ươn. Nếu tù nhân trốn sẽ bị xiềng chân và cạo trọc nữa đầu, bôi dầu hắc.
Người tù bị tra tấn dã man như: tra điện, kẹp điện vào mang tai, cổ tay, cổ chân… cho điện giật rồi xối nước lạnh vào. Có một phòng hỏi cung để đầy các dụng cụ tra tấn, đánh đập. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt như thế, ý thức được tinh thần đấu tranh chính tri nên từ tháng 5 năm 1930, có thêm nhiều tù chính trị và chi bộ Cộng sản được thành lập tại đây do ông Nguyễn Chánh Nhì làm tổng Bí thư.
Giữa năm 1930 do cuộc sống khắc nghiệt, lao động khổ cực nên nhiều cuộc đấu tranh của các tù nhân nổ ra tại khám Hà Tiên do chi bộ nhà tù trực tiếp lãnh đạo như: tù nhân tuyệt thực, đòi giảm giờ lao động khổ sai, cải thiện chế độ ăn uống… Mặc dù bị đàn áp dã man nhưng phong trào đã gây được tiếng vang lớn kết nạp thêm nhiều đảng viên. Trong thời gian đi lao động ở Núi Lăng, tù chính trị được tiếp xúc với bên ngoài. Chi bộ tuyên truyền quần chúng giác ngộ cách mạng, tập hợp những quần chúng tích cực, có đủ phẩm chất thành lập một chi bộ Đảng, lấy tên là Đảng bộ Cộng sản Hà Tiên gồm 5 người do Nguyễn Viết Thị (thợ hồ) làm Bí thư Chi bộ, Huỳnh Văn Lình (thợ đồi mồi), Cao Văn Thanh (thợ đồi mồi) và 2 đảng viên nửa ở Phú Quốc vào Đảng cũng thợ đồi mồi.
Từ năm 1946 đến năm 1960, nơi đây được Pháp dùng làm nơi tạm giam rời – chuyển tù nhân đi nơi khác kiên cố hơn. Từ năm 1960 đến năm 1975 (trước giải phóng), bọn Mỹ - Ngụy dùng làm kho chứa vũ khí.
Nhà tù Hà Tiên ngày nay là nơi ghi dấu tội ác của bọn thực dân Pháp đối với những người dân thuộc địa, là chứng nhân lịch sử để thế hệ mai sau nhớ đến công lao gian khổ của những con người anh dũng đem lại hòa bình ấm no cho dân tộc nhưng hiện nay di