Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản trị nhân lực tại công ty cổ phần phú khang (Trang 44)

Hiện nay có rất nhiều tác giả nghiên cứu về công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp, một số tác giả nghiên cứu sâu và thấu đáo: Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần công nghiệp và xuất nhập khẩu cao su Minh Thanh, của tác giả Lê Thị NgọcLý, trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí

Minh năm 2008. Đề tài này đã được nghiên cứu trên diện rộng chứa các nội dung về những giải pháp thu hút, tầm quan trọng của quản trị nhân lực, nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nhân lực, quản lý nguồn nhân lực một cách chung nhất trong lĩnh vực công nghiệp nói chung đặc biệt về xuất nhập khẩu về cao su nói riêng.

Hay đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần LIGOGI, của tác giả Dương Thất Đúng, trường Đại học kinh tế quốc dân năm 2010. Luận văn này được nghiên cứu trong một doanh nghiệp cụ thể, mang tính đặc thù riêng của ngành xây dựng. Trong giai đoạn ngành xây dựng đang có những chuyển biến hết sức sâu rộng, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giải quyết những vấn đề mang tính thời sự nhất và thực sự là những vấn đề đang được đặt ra cho các nhà quản trị của Công ty cổ phần LICOGI giúp Công ty giải quyết khó khăn đang gặp phải trong quá trình quản lý nhân sự như hiện nay từ đó có hướng đi mới cho doanh nghiệp.

Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty viễn thông liên tỉnh đến năm 2015, của tác giả Phạm Thị Thúy Mai, trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2007. Đề tài đúc kết lý luận kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị nhân lực và nghiên cứu thực trạng quản trị nhân lực tại công ty viễn thông liên tỉnh thông qua việc phân tích tình hình áp dụng các chính sách về quản trị nhân lực, tình hình triển khai thực hiện các chức năng của quản trị nhân lực. Một số đề tài chưa được nghiên cứu sâu: "Hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Công ty may xuất khẩu 3/2 Hoà Bình", tác giả tập trung nêu lý thuyết về quản trị nhân lực, vai trò của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp, và chức năng quản trị nhân lực, tuy nhiên tác giả chưa đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực tại Công ty, chưa đưa ra được giải pháp hoàn thiện trong công tác quản trị nhân lực, những vướng mắc tồn tại đang diễn ra tại Công ty may xuất khẩu 3/2 Hoà Bình.

- Phát triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta do Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm biên soạn (1996). Nội dung cuốn sách nói về kinh

nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi quốc gia, trong đó có chính sách phát triển nhân lực ở một số nước trên thế giới.

- Phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, của tác giả PGS. TS Nguyễn Đăng Thành (2011). Cuốn sách trình bày những luận cứ lý thuyết và thực tiễn nhằm để nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, tác giả còn đề xuất hệ quan điểm, giải pháp toàn diện cho hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số phục vụ yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, tại các vùng dân tộc thiểu số nói riêng.

- Giải bài toán phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, của tác giả Đỗ Huyền báo kinh tế doanh nhân thời đại (2011) .Nội dung bài báo đưa ra những hạn chế của nguồn nhân lực Việt Nam đó là thiếu công nhân lành nghề để phát triển các ngành kinh tế chủ lực. Và đưa ra các giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế về nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam để các bộ ngành địa phương, các tổ chức doanh nghiệp phải có kế hoạch phát triển nhân lực của riêng mình.

- Trên trang Doanh Nhân Sài Gòn online do Tác giả Đông Phong viết ngày 6 tháng 6 năm 2014, nêu lên vấn đề mất nhân tài của doanh nghiệp hiện nay, tác giả đưa ra những lý do mà hiện nay nhiều doanh nghiệp đang gặp phải đó là “chảy máu chất xám” làm thế nào để giữ người giỏi có năng lực cống hiến cho Công ty, qua đó tác giả đưa ra những ý kiến chủ quan của mình trong việc tránh tình trạng “chảy máu chất xám” như tạo sức hút trong môi trường làm việc, hay tạo động lực về vật chất, tinh thần cho người lao động.

Tóm lại, có rất nhiều nghiên cứu về lĩnh vực quản trị nhân lực tại doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, các ngành khác nhau. Các nghiên cứu nêu thực trạng về nhân lực và những hạn chế cần khắc phục từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó. Các nghiên cứu đó chưa xem xét và tiếp cận một cách có hệ thống về công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp, chưa có tác giả nào nghiên cứu về đề tài:"Tăng cường công tác quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần

Phú Khang", tác giả tiếp cận công tác quản trị nhân lực ở rất nhiều khía cạnh khác nhau, tìm ra những hạn chế và bất cập trong những khía cạnh đó, từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhất nhằm củng cố và hoàn thiện hơn công tác quản trị nhân lực trong điều kiện cụ thể của Công ty cổ phần Phú Khang.

Kết luận chương 1

Quản trị nhân lực là một hệ thống các chính sách, kế hoạch, tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng và phát triển con người để có thể đạt được mục tiêu của một tổ chức.

Vai trò của QTNL có ảnh hưởng to lớn đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, nó là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tới sự phát triển bền vững lâu dài của doanh nghiệp cũng như quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quản trị nhân lực tạo ra bầu không khí văn hoá cho một doanh nghiệp là chất keo liên kết các cá nhân trong tập thể cùng nhau đoàn kết góp công sức xây dựng doanh nghiệp

Nội dung của quản trị nhân lực gồm 5 nội dung cơ bản sau đây: Hoạch định công việc

Tuyển dụng nhân viên Quản lý và sử dụng nhân lực

Đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên

Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động thông qua việc sử dụng hệ thống kích thích vật chất và tinh thần đối với nhân viên.

Như vậy quản trị nhân lực gắn liền với việc tổ chức, bất kỳ doanh nghiệp nào hình thành và hoạt động thì đều phải có bộ phận tổ chức.

Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nhân lực gồm 2 nhân tố chính: Nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.

Chương 1 tác giả đưa ra những lập luận chung nhất về khái niệm quản trị nhân lực, chức năng của quản trị nhân lực, vai trò của quản trị nhân lực, và các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị trong doanh nghiệp qua đó làm cơ sở phân tích thực trạng công tác quản trị nhân lực trong.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ KHANG

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản trị nhân lực tại công ty cổ phần phú khang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w