Cao su polyacrylat (ACM) là sản phẩm thu được bằng phương pháp đồng trùng hợp nhũ tương huyền phù các este của axit acrylic (etyl hoặc butylacrylat) với các monome gốc vinyl (như hoặc 2-cloetylvinyl ete).
Cấu trúc của metyl acrylat (acryloid) có thể biểu diễn như sau :
CH3 Cl
Cao su polyacrylat có tính kháng nhiệt rất tốt (từ -50oF đến 400oF), kháng lão hóa do oxy ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao, kháng uốn và chống dập nứt tốt, kháng chịu rất tốt ozon ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao, kháng ánh nắng mặt trời, kháng chịu tốt trong dầu và trong dung môi hydrocacbon (do các nhánh phân cực), đặc biệt là trong dầu có chứa lưu huỳnh ở nhiệt độ cao, ít thấm nhiều loại khí, ít phai màu ở các sản phẩm màu nhạt, lực kéo đứt đạt khoảng 1500 2400 psi, độ dãn dài khi đứt đạt khoảng 100 400% và độ cứng đạt khoảng 40 90 shore A.
C H 2 C H 2 C H C H C H 2 x y O C H 2 C H 2 C O O
Các sản phẩm làm từ cao su polyacrylat có thể làm việc trong thời gian dài ở điều kiện nhiệt độ 150oC, và trong khoảng thời gian ngắn ở nhiệt độ 200oC. Tuy nhiên, độ đàn hồi và khả năng chịu lạnh của các sản phẩm làm từ cao su này lại kém, dễ phồng rộp trong nước nóng và hơi nước.
Để có tính chất cơ lý tốt, cao su polyacrylat cũng cần được đưa thêm chất độn như muội than đen và chất độn khoáng vào thành phần tổ hợp. Tuy nhiên, việc chọn lựa chất độn phải rất kỹ, đặc biệt tránh dùng chất độn có tính axit. Loại than đen hữu dụng nhất là N-550 và N-330. Tỉ lệ chất độn 35 80% so với cao su. Đối với sản phẩm màu nhạt, các chất độn thường được sử dụng là SiO2 hoặc cao lanh biến tính bằng hóa chất. Hầu hết sản phẩm được sản xuất bằng cao su polyacrylat không được sử dụng trong nước hoặc tiếp xúc với hơi nước và các dung môi như metanol, etylen glycol. Ngoài ra cao su polyacrylat cũng bị phân huỷ trong môi trường kiềm và trương nở trong môi trường axit.