Cải thiện công tác thực hiện chương trình bảo hiểm nông nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của chương trình bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 59)

Công tác triển khai bảo hiểm trong giai đoạn thí điểm còn nhiều điều cần thay đổi mới có thể lấy được lòng tin cũng như sự đồng ý tham gia của người dân. Sau khi kí hợp đồng bảo hiểm, cán bộ từ công ty bảo hiểm không còn trực tiếp quan sát và theo dõi diễn biến của quá trình canh tác của người dân. Khi có thiệt hại xảy ra, cán bộ từ công ty bảo hiểm chỉ xác nhận xem nguyên nhân gây thiệt hại là do thời tiết, dịch bệnh hay sâu bệnh và đền bù với mức đã

ấn định trước nếu nằm trong danh sách những thiệt hại được đền bù. Việc triển khai đền bù như vậy có nhiều phần chưa đúng, chưa thực sự bảo hiểm được năng suất mà lại bảo hiểm cho một danh mục nguyên nhân thiệt hại cụ thể, danh mục lại hạn chế nên một số thiệt hại sẽ không được đền bù. Và ngay cả

khi thiệt hại xảy ra từ một nguyên nhân trong danh mục định có sẵn thì việc chỉđền bù theo mức định trước của công ty bảo hiểm không theo mức thiệt hại thực tế của người dân. Với những dịch vụ chưa rõ ràng như vậy, công ty bảo hiểm tự làm xấu hình ảnh cũng như cung cách làm việc của mình. Tuy nhiên

đây cũng là mặt hạn chế khách quan của công ty bảo hiểm, do số lượng hộ

tham gia hạn chế, công ty bị giới hạn chi phí, nguồn nhân lực cùng nhiều nguồn lực khác để có thể triển khai đầy đủ và chuyên nghiệp hơn. Đặt ra yêu cầu mở rộng chương trình bảo hiểm cho đại đa số nông dân trong địa bàn tạo nguồn kinh phí cho công ty bảo hiểm.

Những công tác nghiệp vụ bảo hiểm kèm theo nên thường xuyên được triển khai để cho người dân thấy được sự chuyên nghiệp cũng như quan tâm từ

phía chính quyền và công ty bảo hiểm. Chính quyền cấp xã cần thay mặt cho người dân đưa ra những yêu cầu, góp ý cũng như kiểm tra những hoạt động của công ty bảo hiểm. Từ trước, chính quyền xã đã đại diện cho phía bảo hiểm bán hợp đồng bảo hiểm cho người dân. Bộ phận người dân không quan tâm nhiều đến công ty bảo hiểm mà chỉ đặt lòng tin vào cán bộ xã trong việc mua bán hợp đồng bảo hiểm bằng chứng là 100% hộ dân có tham gia bảo hiểm phỏng vấn được không biết công ty bán bảo hiểm là công ty nào hoặc biết thì cũng không quan tâm. Phía chính quyền xã lại chỉ là trung gian, không can thiệp vào hoạt động của công ty bảo hiểm sau khi kí hợp đồng. Vì vậy, chính quyền xã cần phải là người đại diện cho người dân thể hiện được ý chí và nguyện vọng chính đáng của người dân.

48

Công tác đền bù cũng là một nhân tốảnh hưởng đến sự tiếp tục tham gia chương trình bảo hiểm của người dân. Chương trình bảo hiểm sẽ tạo dựng cho người dân lòng tin và làm cho người dân hiểu rõ ý nghĩa của chương trình bảo hiểm. Khi mất mùa bằng tiền đền bù của công ty bảo hiểm sẽ làm cho người dân thêm phần yên tâm hơn về công ty bảo hiểm. Ngược lại, khi bị mất mùa mà công tác bồi thường chậm trễ ảnh hưởng đến sản xuất của người dân sẽ

làm giảm đáng kể mức tin cậy vào chương trình bảo hiểm của người dân. Người dân trồng lúa thường sử dụng tín dụng thương mại để mua trước phân bón tại công ty vật tư nông nghiệp và trả ngay sau khi bán được lúa, việc chậm trể chi trả cho người dân làm người dân gặp khó khăn tài chính dẫn đến khó khăn trong bắt đầu canh tác vụ lúa mới và trả dứt nợ cũ. Quan sát thấy được những hộ được bồi thường thì thông thường phải chờ giải ngân khoảng 6 tháng, đặt biệt những hộ được bồi thường vào vụ Thu – Đông 2013 đên nay vẫn chưa nhận được tiền bồi thường. Khả năng những hộ dân này tiếp tục tham gia chương trình bảo hiểm cây lúa là không cao. Công tác đền bù cần

được hoàn thiện, đảm bảo đúng giá trị khoản phí bảo hiểm được trả từ người dân và chính phủ. Để khắc phục tình trạng bồi thường chậm các cơ quan có liên quan cần tăng cường thêm cán bộ xử lý bồi thường; ưu tiên giải quyết bồi thường diện hộ nghèo, cận nghèo. Song song đó, phía công ty bảo hiểm cần lập kế hoạch dự trù số tiền bồi thường để có hướng xử lý nhanh chóng khi thiệt hại xảy ra.

Quá trình thực hiện là khâu quan trọng, quyết định đến hiệu quả chương trình bảo hiểm cây lúa. Các cơ quan địa phương, công ty bảo hiểm Bảo Việt

Đồng Tháp cần nghiêm túc thực hiện, sớm tháo gỡ những bất cập để chương trình thực sựđi đúng mục tiêu giúp đỡ cho lợi ích của người dân trồng lúa.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của chương trình bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 59)