của hộ nông dân
Với mục tiêu là ổn định thu nhập cho người dân, tuy nhiên sau khi kết thúc chương trình thí điểm, chưa thể kết luận được sự tác động đến thu nhập của người dân của chương trình bảo hiểm cây lúa. Sự tác động của chương trình bảo hiểm cây lúa sẽđược tác giảđo lường và trình bày sau đây.
Dựa trên mô hình logit đã chạy được ở trên, có thể tính toán giá trị
pscore dùng để ghép cặpc so sánh để tính toán giá trị ATT (ATT – Average treatment effect on the treated). Giá trị pscore thu được của từng mẫu được ghép cặp để so sánh theo 3 phương pháp là ghép cặp trung tâm (Kernel Matching), ghép cặp cận nhất (Nearest Neighbor Matching) và phương pháp ghép cặp bán kính (Radius Matching). Kết quả so sánh sẽ cho giá trị giá trị
trung bình chung ATT cũng chính là tác động của chương trình bảo hiểm đến thu nhập của hộ tham gia. Kết quả của 3 phương pháp so sánh được trình bày như sau:
Bảng 4.8: Kết quảđánh giá tác động của chương trình bảo hiểm nông nghiệp
đến thu nhập của hộ nuôi trồng lúa theo phương pháp so sánh điểm xu hướng
Phương pháp ghép cặp so sánh Tham gia (hộ) Không tham gia (hộ) ATT (1.000.000) Sai số chuẩn t Cận gần nhất 65 18 -0,072 0,233 -0,309 Trung tâm 65 38 -0,106 0,327 -0,326 Bán kính 29 28 -0,034 0,203 -0,168
44
Qua kết quả của ba phương pháp đánh giá tác động là khác nhau, nhưng
ở cả ba phương pháp ghép cặp thì đều cho rằng mức ảnh hưởng thu nhập của bảo hiểm nông nghiệp lên thu nhập của người dân là âm, tức là làm giảm thu nhập cho người dân. Tuy nhiên cả 3 giá trị ước lượng ATT đều không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa tác
động đến thu nhập của hộ trồng lúa không đáng kể. Thu nhập của nhóm hộ
tham gia bảo hiểm và nhóm hộ không tham gia bảo hiểm không có sự khác biệt hay tác động của bảo hiểm lên thu nhập vẫn chưa thể kết luận được. Có nhiều nguyên nhân không thể kết luận được sự tác động của chương trình bảo hiểm, có thể do mẫu thu thập không đủ lớn hoặc có thể sai lầm khi cung cấp thông tin cho phỏng vấn viên của người dân.
Chương trình bảo hiểm được kì vọng là sẽ ổn định thu nhập cho người dân nhưng khi triển khai thí điểm thì chương trình đã để lại một số hình tượng xấu về cách triển khai trong đại bộ phận người dân, ảnh hưởng đến khả năng tiếp tục tham gia bảo hiểm trong tương lai của người dân. Điển hình nhất là qua vụ lúa năm 2012 mà hầu hết người dân bị thiệt hại năng suất lớn từ bệnh dịch muỗi hành nhưng bệnh này lại không nằm trong danh sách thiệt hại được
đền bù của công ty bảo hiểm, công ty bảo hiểm không chấp nhận đền bù cho thiệt hại này của người dân. Việc giới hạn phạm vi bảo hiểm gây ảnh hưởng một phần việc điều chỉnh thu nhập của bảo hiểm khi mà người nông dân đã
đóng phí bảo hiểm nhưng không được đền bù dẫn đến thu nhập thấp đi.
Một trong những điều bất cập đáng nói ởđây là đến vụ lúa 2013 công ty bảo hiểm đã từ chối bán bảo hiểm tiếp cho người dân vào vụ Thu-Đông do mực nước dân cao hơn so với mọi năm có khả năng người dân bị thiệt hại lớn và công ty bảo hiểm phải chịu lỗ cho việc đền bù nếu xảy ra vỡđê. Việc công ty bảo hiểm từ chối cung cấp bảo hiểm cây lúa cho người dân cũng là là do sự
do dự và thiếu nhất quán trong việc tham gia bảo hiểm của người dân. Khi mà số lượng người nông dân tham gia hạn chế so với toàn bộ số lượng hộ canh tác thực tế, quy luật số lớn trong phân bố rủi ro không hiệu quả. Hơn nửa ở những hộ tham gia lại là những hộ có rủi ro cao, có diện tích canh tác ở vị trí lòng chảo dể bị ngập úng và mất mùa, dẫn đến trong suốt cả giai đoạn triển khai thí
điểm bảo hiểm cây lúa, công ty Bảo hiểm Bảo Việt đều bị thua lỗ.
Nhìn chung, việc phát triển chương trình bảo hiểm cây lúa, nằm trong khuông khổ bảo hiểm nông nghiệp là tất yếu và khách quan, theo như xu hướng phát triển chung của thế giới. Bảo hiểm là công cụ giúp phòng ngừa và tài trợ rủi ro cần có cho mọi hoạt động kinh doanh sản xuất và đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Trong giai đoạn triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa thông qua phương pháp PSM chưa thể kết luận được chương trình có tác động đến
45
thu nhập của người dân hay không, nhưng trong giai đoạn tới với kinh nghiệm khắc phục những khiếm khuyết hiện tại, chương trình bảo hiểm cây lúa được kì vọng sẽ trở thành một trong những công cụ phục vụ cho sản xuất của người dân vào ổn định thu nhập.
46
CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA
CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM CÂY LÚA
Qua quá trình thu mẫu được tiếp xúc trực tiếp với cán bộ phòng nông nghiệp, hội nông dân xã cùng những hộ nông dân hiện đang làm ăn và sinh sống tại huyện Tân Hồng, huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp, tác giả đã tìm hiểu được cách thức triển khai chương trình bảo hiểm cây lúa, những mặt tích cực đến sản xuất cũng như những khó khăn còn tồn tại trong chương trình. Với những quan sát thực tế đó, tác giả xin đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn vướng mắc và nâng cao hiệu quả của chương trình bảo hiểm cây lúa.