Những khó khăn, thử thách trong triển khai chương trình bảo hiểm cây

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của chương trình bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 45)

thực hiện, tích cực tuyên truyền vận động các đối tượng tham gia. Đồng thời phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc ký kết hợp đồng và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm.

Mô hình “Doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp tham gia thực hiện chương trình thí điểm bảo hiểm” đã phát huy hiệu quả. Cụ thể Công ty Lương thực Tân Hồng đã tham gia tuyên truyền vận động các hộ dân trong vùng nguyên liệu trong vụĐông xuân 2012-2013 tại huyện Tân Hồng, có 521 hộ tham gia, với diện tích 1.409 ha (chiếm 39,52% kết quả vụ Đông xuân 2012-2013).

3.3.3.2 Những khó khăn, thử thách trong triển khai chương trình bảo hiểm cây lúa cây lúa

Công tác tuyên truyền chưa thật sựđi vào chiều sâu dẫn đến tỷ lệ hộ bình thường tham gia bảo hiểm dù rất cao so với các tỉnh khác nhưng vẫn thấp so với đối tượng hộ nghèo và cận nghèo tham gia. Cùng với công tác giải quyết bồi thường chưa được thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời làm ảnh hưởng đến lòng tin của các hộ tham gia bảo hiểm nên người nông dân còn e ngại khi tham gia loại hình bảo hiểm này.

Kết quả đạt được quá lệ thuộc vào các Công ty, doanh nghiệp tham gia Mô hình “Doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp tham gia thực hiện chương trình thí điểm bảo hiểm” nhằm hỗ trợ một phần phí bảo hiểm ngoài sự

hỗ trợ phí bảo hiểm của Nhà nước. Sự hỗ trợ này nằm ngoài quản lý của nhà nước nên có thể thay đổi bất thường ảnh hưởng mạnh đến sự tham gia bảo hiểm của người nông dân.

Tình hình thời tiết, lũ lụt, dịch bệnh trên cây lúa trong những năm qua không gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp, do đó nông dân còn chủ quan và e ngại khi tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Bên cạnh đó, chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp là chương trình mới, đồng thời trình độ, nhận thức của một cán bộ cơ sở còn hạn chế, có tuyên truyền vận động các hộ

34

CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM

NÔNG NGHIỆP ĐẾN HỘ TRỒNG LÚA TỈNH ĐỒNG THÁP 4.1 MÔ TẢĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU ĐIỀU TRA HỘ TRỒNG LÚA TỈNH ĐỒNG THÁP

4.1.1 Đặc điểm cá thể của chủ hộ trồng lúa

Những đặc điểm thống kê được từ chủ hộ bao gồm các đặc điểm như

giới tính, tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm trồng lúa là những nhân tố cá nhân có thể ảnh hưởng đến quyết định trồng lúa. Qua kết quả phỏng vấn những hộ trồng lúa tại hai huyện Tân Hồng và Châu Thành cho thấy phần lớn chủ hộ là nam, chiếm 95,4%, trong khi chủ hộ là nữ thống kê được chỉ có 5 hộ. Có thể thấy được nguyên nhân chủ yếu là do truyền thống văn hóa, người

đàn ông làm những công việc sản xuất và làm chủ gia đình trong khi người phụ nữ chỉ tập trung cho nội trợ là chính. Kết quả thống kê về tuổi, trình độ

học vấn và kinh nghiệm trồng lúa được thống kê trong bảng sau: Bảng 4.1: Thông tin của chủ hộ trồng lúa

Thông Tin Đvt Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn Tuổi Năm 46 20 69 10,8 Trình độ học vấn Lớp 6,21 0 18 3,7 Kinh nghiệm Năm 23,3 2 49 9,6

Nguồn: Số liệu thống kê từ mẫu điều tra của tác giả, 2014

Băng 4.1 trình bày vềđặc điểm của chủ hộ trồng lúa, bao gồm tuổi, học vấn và kinh nghiệm. Hộ trồng lúa có độ tuổi trung bình khá cao, lên đến 46 tuổi, Hộ cao tuổi nhất thống kê được là 69 tuổi và hộ trồng lúa trẻ nhất là 20 tuổi. Sự chênh lệch lớn về tuổi tác chủ yếu là do nghề trồng lúa thường gắn liền người trồng lúa cả đời người, và là cha truyền con nối tiếp tục canh tác trên diện tích của gia đình qua thế hệ này đến thế hệ khác nên người trồng lúa thường bắt đầu trồng lúa từ rất trẻ và kết thúc khi không còn đủ khả năng tham gia sản xuất nửa. Số tuổi phần nào cũng thể hiện được kinh nghiệm trồng lúa của chủ hộ. Với số năm kinh nghiệm trồng lúa bình quân là là 23,3 năm, hộ

bắt đầu trồng lúa gần nhất cách đây đã 2 năm và xa nhất đã trồng lúa được 49 năm.

35

Trình độ học vấn của hộ thấp nhất là ở mức không đi học và cao nhất là

đến thạc sỹ, số năm đi học bình quân của những hộ nông dân điều tra được là 6. Có thể thấy trình độ học vấn bình quân của người nông dân thường ở mức biết đọc biết viết và thông thạo các tính toán thông thường, ít có trường hợp học đến phổ thông, đại học và sau đại học.

4.1.2 Đặc điểm chung của hộ trồng lúa

Những đặc điểm chung của cả hộ bên cạnh những đặc điểm cá nhân của hộ trồng lúa như tham gia hợp tác xã, cánh đồng mẫu lớn, diện hộ gia đình, số

lượng thành viên trong gia đình, tình hình tín dụng, tiết kiệm và chi tiêu trong gia đình cũng ảnh hưởng nhiều đến những quyết định liên quan đến sản xuất. Bảng 4.2: Số lượng thành viên và chi tiêu của hộ trồng lúa

Thông Tin Đvt Trung

Bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn

Số lượng thành viên Người 4,03 2 7 0,98

Chi tiêu 1 năm Triệu

đồng

49,4 12 170 10,88

Nguồn: Số liệu thống kê từ mẫu điều tra của tác giả, 2014

Kết quả điều tra từ bảng 4.2 cho thấy được số thành viên trong gia đình bình quân của hộ trồng lúa là 4 với hộ cao nhất là 7 thành viên và ít nhất với 2 thành viên. Mức chi tiêu hằng năm bình quân của mẫu phỏng vấn được là 49,4 triệu đồng với mức thấp nhất là 12 triệu và mức cao nhất là 170 triệu. Có sự

chênh lệch khá lớn về mức chi tiêu, do chi tiêu không chỉ phụ thuộc vào số

lượng thành viên trong gia đình mà còn phụ thuộc nhiều vào thu nhập, những hộ có thu nhập tốt hơn thường chi tiêu vào mua sắm và ăn uống nhiều hơn.

Trong số 110 hộđược phỏng vấn, hầu hết hộ là gia đình thuộc diện bình thường chiếm 87,3% (96 hộ), hộ nghèo chiếm 7,3% (8 hộ) và hộ cận nghèo chiếm 5,4% (6 hộ). Trong tất cả các hộđược phỏng vấn có 60 hộ là có tiếp cận

được nguồn tín dụng để đáp ứng được nguồn vốn lưu động thanh toán tiền vật tư nông nghiệp chiếm 55%.

Về tiết kiệm, tiết kiệm chính là nguồn lợi nhuận sau khi trừđi những chi phí sinh hoạt cần thiết còn lại, thể hiện khả năng tích lũy của nông dân từ hoạt

động trồng lúa, ở đây quan sát được là 68 hộ có khả năng tiết kiệm chiếm 61.8% tổng số hộ. Trong đó 53 hộ chọn cách tích trữ tiền mặt tại nhà chỉ có 1 hộ quan sát được là gửi tiền ngân hàng, ngoài ra số hộ chọn phương thức chơi hụi và mua vàng đều là 9 hộ. Có thể thấy được do những hộ nông thôn tập

36

trung ở nông thôn nên chưa tiếp cận được các dịch vụ tài chính, đầu tư hiện

đại nên hầu như chỉ để tiền ở nhà là chủ yếu, riêng đầu tư bằng hụi là hình thức đầu tư và vay vốn đều tiềm ẩn nhiều rủi ro.

4.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất của hộ trồng lúa

Diện tích đất canh tác là tài sản chủ yếu của người nông dân, là nhân tố

quyết định đến mọi chi phí sản xuất, doanh thu.

Bảng 4.3: Thông tin diện tích trồng lúa và diện tích tham gia bảo hiểm

Thông Tin Đvt Trung

bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn Diện tích trồng lúa 1.000 m2 28,3 2 170 26,0 Diện tích tham gia bảo hiểm cây lúa 1.000 m2 29,1 2 170 28,0

Nguồn: Số liệu thống kê từ mẫu điều tra của tác giả, 2014

Số liệu phỏng vấn trình bày trong bảng 4.3 từ các hộ trồng lúa cho thấy diện tích canh tác trung bình của người nông dân là 28,3 công (1000m2) và diện tích của hộ tham gia bảo hiểm cây lúa bình quân là 29,1 công (1000m2) cả hai thống kê có cùng diện tích nhỏ nhất là 1 công (1000m2) và cao nhất là 170 công (1000m2). Diện tích bình quân của những hộ tham gia bảo hiểm và của tổng số hộ trồng lúa phỏng vấn được không có sự chênh lệch lớn, 29,1 so với 28,3, tuy nhiên diện tích bình quân của các hộ tham gia bảo hiểm có phần lớn hơn bình quân của hộ không tham gia. Cũng có thể thấy được một sự

chênh lệch khá lớn giữa diện tích của các hộ trồng lúa và các hộ trồng lúa có tham gia bảo hiểm độ lệch chuẩn giữa hai nhóm này lần lượt là 26 và 28.

Diện tích sẽ quyết định quy mô của chi phí mà người trồng lúa phải bỏ ra trong mỗi vụ canh tác. Tuy nhiên, chi phí cho mỗi đơn vị canh tác lại phụ

thuộc vào tính chất của diện tích canh tác của từng hộ dân và kinh nghiệm cũng như khả năng trồng lúa của họ. Với diện tích canh tác chênh lệch lớn như

trong bảng 4.3 thì tổng chi phí cho một vụ lúa cũng sẽ có sự chênh lệch lớn như vậy. Một số chi phí được áp dụng như nhau cho tất cả hộ dân trong một khu vực, như tiền công thu hoạch lúa chín, tiền bơm nước cho hợp tác xã hay tổ hợp tác, tiền làm đất, trong khi một số chi phí lại phụ thuộc vào kinh nghiệm canh tác của người dân và hiện trạng đất của họ như chi phí giống, chi phí phân, chi phí thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc diệt sâu, thuốc phòng bệnh cùng một số chi phí hành chính khác. Tỷ lệ chi phí bình quân của 110 hộ

37

Nguồn: Số liệu thống kê từ mẫu điều tra của tác giả, 2014

Hình 4.1 Cơ cấu các khoản chi phí cho sản xuất lúa

Hình 4.1 trình bày tỷ lệ các loại chi phí trên mỗi 1000m2 canh tác bình quân của những hộ trồng lúa ởĐồng Tháp. Nổi bật hơn hết là chi phí thuốc trừ

sâu và phân bón, với tổng hai chí phí này đã đạt mức 51% tổng chi phí với thuốc trừ sâu đạt 26% và phân bón đạt 25%. Chi phí phân bón thường phụ

thuộc vào mùa vụ và tình hình chất dinh dưỡng của đất và nước, chi phí thường cao hơn vào vụ Hè-Thu và Thu-Đông. Chi phí thuốc thì lại phụ thuộc vào tình hình thực tế của đồng ruộng, sau khi phun đủ liều lượng cần thiết nếu phát hiện những dấu hiệu phát triển của sâu bệnh hay cỏ dại, nhà nông sẽ phun bổ sung nên chi phí này thường không cố định. Chi phí giống ở mức 9% và thường ổn định với giá trị cụ thể. Do người nông dân thường gieo sạ giống với khối lượng ổn định qua các mùa vụ theo kinh nghiệm của mình và hầu hết người dân mua giống xác nhận từ các công ty giống với mức giá không thay

đổi nhiều.

Chi phí nhân công phụ thuộc vào khả năng lao động hiện tại của chủ hộ

và cả hộ, khi không có khả năng để làm việc nặng nhọc hoặc có hộ có nhiều

đất không cần phải lấy công lao động để làm lợi nhuận thường chọn thuê lao

động để làm hầu hết các công đoạn trong sản xuất. Vì vậy giữa hai mức chi phí lao động thuê và chi phí công sức bỏ ra trong mẫu quan sát được thường có sự chệnh lệch lớn giữa các hộ bình quân ởđây là 6% cho chi phí thuê nhân công và 10% cho chi phí lao động nhà. Chi phí làm đất, chi phí bơm nước và thu hoạch lần lượt chiếm tỷ lệ 8%, 6% và 10%, các chi phí này thường có định

38

mức như nhau ở từng địa phương. Chỉ có chi phí thu hoạch là có phần khác giữa các hộ dân, chi phí cắt lúa phụ thuộc vào địa thế đất và tình trạng ngã đổ

của cây lúa mà mức dao động có thể lên đến 100.000 – 150.000 trên mỗi diện tích đất.

Kết quả phỏng vấn các hộ trồng lúa ở huyện Tân Hồng và Châu Thành của Đồng Tháp cho thấy được mức độ rủi ro của hoạt động trồng lúa. Trong 3 năm qua, tất cả các hộ quan sát được đều bị thiệt hại từ biến đổi của thiên nhiên, dịch bệnh, sâu bệnh gây thiệt hại gần mức 30% thu nhập và 88 hộ trong

đó bị ảnh hưởng từ mức 50% thu nhập trở lên. Thống kê này làm cho thấy

được hộ trồng lúa ởĐồng Tháp trong những năm qua phải đương đầu với rủi ro cực kì lớn. Dù đứng trước rủi ro lớn nhưng những hộ trồng lúa vẩn còn e ngại khi muốn tham gia bảo hiểm vì nhiều nguyên nhân khác nhau như chi phí tăng lên, chưa thấy được lợi ích mà chương trình bảo hiểm mang lại. Với mức phí trung bình của những hộ tham gia là 30.000/1000m2, hộ trả phí cao nhất là 50.000/1000m2 và thấp nhất là 5.000/1000m2. Đối với những hộ dân có diện tích canh tác lớn khi tham gia bảo hiểm sẽ phải trả một số tiền không nhỏ cho nhà bảo hiểm nên họ có đòi hỏi phải nhận được giá trị tương ứng với khoản tiền bỏ ra. Tuy nhiên do những khi tham gia có thể thiệt hại không xảy ra nên họ cảm thấy việc bỏ chi phí không có hiệu quả và ít sẳn lòng chi tiền để tiếp tục tham gia.

4.1.4 Đặc điểm thu nhập của hộ trồng lúa

Thu nhập người dân ở nông thôn nói chung là đa dạng nhưng ở hầu hết các hộ phỏng vấn được hoạt động sản xuất lúa vẫn là nguồn thu nhập chính. Do có sự chênh lệch lớn về diện tích canh tác giữa các hộ trồng lúa nên thu nhập của hộ trồng lúa cũng sẽ có sự chênh lệch nhiều.

Bảng 4.4: Mô tả thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích mỗi vụ

Đơn vị tính: 1,000,000 đồng/1,000m2/1 vụ

Thông Tin Trung

bình

Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn

Thu nhập thuần từ trồng lúa

của hộ 3,4 2,14 6,02 0,69

Thu nhập thuần từ trồng lúa

của hộ không tham gia 3,5 2,18 6,02 0,74

Thu nhập thuần từ trồng lúa

của hộ tham gia 3,3 2,14 4,6 0,66

39

Bảng 4.3 thống kê cho ta thấy thu nhập từ hoạt động trồng lúa của hộ

trồng lúa một vụ trên mỗi đơn vị diện tích. 3,4 triệu là số tiền bình quân người nông dân thu về khi chưa trừ chi phí của mỗi diện tích canh tác của mình với mức doanh thu nhỏ nhất là 2,14 triệu đồng và 6,02 triệu đồng. Thu nhập thuần từ trồng lúa của người dân không có sự chênh lệch quá lớn với mức sai số chỉ

là 0,69. Thu nhập của hộ tham gia bảo hiểm cây lúa so với hộ không tham gia thì có phần kém hơn. Nguyên nhân chủ yếu vì những hộ có doanh thu bán lúa cao thường đánh giá thấp những mặt biến chuyển bất lợi của thời tiết nên ít có khả năng tham gia bảo hiểm hơn. Ngược lại, những hộ có nguồn thu nhập từ

trồng lúa kém hơn lại rất sợ rủi ro nên có khả tham gia bảo hiểm cao hơn dẫn

đến chênh lệch thu nhập từ hai nhóm quan sát được.

Bảo hiểm cây lúa được kỳ vọng là sẽổn định thu nhập cho hộ nhưng tỷ

trọng từ bồi thường khi tham gia bảo hiểm cây lúa chiếm rất thấp so với thu nhập từ sản xuất, hơn nửa những đền bù này chỉ đến khi có thiệt hại thật sự

lớn và trên diện rộng, nên vấn đề đặt ra là liệu bảo hiểm cây lúa có thật sự tác

động đến thu nhập của hộ tham gia? Để có thểđưa ra kết luận, phần đánh giá tác động của tham gia bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa của nghiên cứu sẽ tính toán và đưa ra kết quả.

4.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ TRỒNG LÚA TỈNH ĐỒNG THÁP

4.2.1 So sánh thu nhập của hai nhóm hộ tham gia

Để đánh giá tác động trước hết tác giả kiểm định sự khác nhau về thu nhập của hai trung bình mẫu giữa nhóm hộ có tham gia bảo hiểm và nhóm hộ

không tham gia bảo hiểm bằng kiểm định t (Independent Sample T-test). Với

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của chương trình bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)