Đồng Bằng Sông Cửu Long là khu vực sản xuất lúa gạo hàng đầu cả
nước với diện tích lớn và sản lượng dồi dào phục vụ cho cả an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. Từ lâu lúa gạo đã được coi là thế mạnh của các tỉnh
Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đồng Tháp là tỉnh nằm ở thượng nguồn sông Tiền và sông Hậu nên có được điều kiện thiên phú cho hoạt động nông nghiệp
đặc biệt là trồng lúa.
Nền nông nghiệp lúa nước ở Đồng Tháp đã có từ lâu đời, dù tỉnh Đồng Tháp cũng như nhiều địa phương khác đã tiến hành hiện đại hóa nên kinh tế
giảm bớt sự phụ thuộc vào nông nghiệp, nhưng diện tích cũng như sản lượng trồng lúa ởĐồng Tháp vẫn còn rất lớn và nên sản xuất nông nghiệp chiếm vai
29
trò chủđạo trong cơ cấu kinh tế. Trong đó trồng lúa và nuôi trồng thủy sản là hai hoạt động sản xuất nông nghiệp hàng đầu.
Bảng 3.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Đồng Tháp năm 2013 Vụ Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Đông xuân 2012-2013 208.108,7 70.74 1.472.762,7 Hè Thu 2013 198.622,4 56.54 1.122.912,2 Thu Đông 2013 134.968,1 54.18 731.271,8
(Nguồn: báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2013 tỉnh Đồng Tháp)
Tổng sản lượng lúa 1 năm tỉnh Đồng Tháp qua bảng 3.1 đạt được mức là 3.326.946 kg tương ứng với mức hơn 1900kg trên đầu người mỗi năm cho thấy mức độ quan trọng trong đóng góp của Đồng Tháp cho an ninh lương thực quốc gia cũng như xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Đồng Tháp cùng với An Giang là hai tỉnh dẫn đầu của khu vực lúa gạo quan trọng nhất cả nước là
Đồng Bằng Sông Cửu Long. Có thể thấy được cả 3 chỉ tiêu trong năm 2013 về
diện tích, năng suất và sản lượng trồng lúa của tỉnh Đồng Tháp đều giảm dần về cuối năm. Nguyên nhân là cho chuyển biến hằng năm của thời tiết sẽ thuận lợi cho hoạt động trồng lúa vào đầu năm dẫn đến năng suất vụĐông-Xuân lớn nhất rồi giảm dần đến vụ Hè-Thu và vụ Thu-Đông. Mặt khác, do có những khu vực không có đê bao khép kín không thể canh tác vụ Thu Đông, nên làm cho sản lượng vụ này thấp hơn hẳn so với hai vụ còn lại.