Đặc điểm hoạt động sản xuất của hộ trồng lúa

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của chương trình bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 48)

Diện tích đất canh tác là tài sản chủ yếu của người nông dân, là nhân tố

quyết định đến mọi chi phí sản xuất, doanh thu.

Bảng 4.3: Thông tin diện tích trồng lúa và diện tích tham gia bảo hiểm

Thông Tin Đvt Trung

bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn Diện tích trồng lúa 1.000 m2 28,3 2 170 26,0 Diện tích tham gia bảo hiểm cây lúa 1.000 m2 29,1 2 170 28,0

Nguồn: Số liệu thống kê từ mẫu điều tra của tác giả, 2014

Số liệu phỏng vấn trình bày trong bảng 4.3 từ các hộ trồng lúa cho thấy diện tích canh tác trung bình của người nông dân là 28,3 công (1000m2) và diện tích của hộ tham gia bảo hiểm cây lúa bình quân là 29,1 công (1000m2) cả hai thống kê có cùng diện tích nhỏ nhất là 1 công (1000m2) và cao nhất là 170 công (1000m2). Diện tích bình quân của những hộ tham gia bảo hiểm và của tổng số hộ trồng lúa phỏng vấn được không có sự chênh lệch lớn, 29,1 so với 28,3, tuy nhiên diện tích bình quân của các hộ tham gia bảo hiểm có phần lớn hơn bình quân của hộ không tham gia. Cũng có thể thấy được một sự

chênh lệch khá lớn giữa diện tích của các hộ trồng lúa và các hộ trồng lúa có tham gia bảo hiểm độ lệch chuẩn giữa hai nhóm này lần lượt là 26 và 28.

Diện tích sẽ quyết định quy mô của chi phí mà người trồng lúa phải bỏ ra trong mỗi vụ canh tác. Tuy nhiên, chi phí cho mỗi đơn vị canh tác lại phụ

thuộc vào tính chất của diện tích canh tác của từng hộ dân và kinh nghiệm cũng như khả năng trồng lúa của họ. Với diện tích canh tác chênh lệch lớn như

trong bảng 4.3 thì tổng chi phí cho một vụ lúa cũng sẽ có sự chênh lệch lớn như vậy. Một số chi phí được áp dụng như nhau cho tất cả hộ dân trong một khu vực, như tiền công thu hoạch lúa chín, tiền bơm nước cho hợp tác xã hay tổ hợp tác, tiền làm đất, trong khi một số chi phí lại phụ thuộc vào kinh nghiệm canh tác của người dân và hiện trạng đất của họ như chi phí giống, chi phí phân, chi phí thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc diệt sâu, thuốc phòng bệnh cùng một số chi phí hành chính khác. Tỷ lệ chi phí bình quân của 110 hộ

37

Nguồn: Số liệu thống kê từ mẫu điều tra của tác giả, 2014

Hình 4.1 Cơ cấu các khoản chi phí cho sản xuất lúa

Hình 4.1 trình bày tỷ lệ các loại chi phí trên mỗi 1000m2 canh tác bình quân của những hộ trồng lúa ởĐồng Tháp. Nổi bật hơn hết là chi phí thuốc trừ

sâu và phân bón, với tổng hai chí phí này đã đạt mức 51% tổng chi phí với thuốc trừ sâu đạt 26% và phân bón đạt 25%. Chi phí phân bón thường phụ

thuộc vào mùa vụ và tình hình chất dinh dưỡng của đất và nước, chi phí thường cao hơn vào vụ Hè-Thu và Thu-Đông. Chi phí thuốc thì lại phụ thuộc vào tình hình thực tế của đồng ruộng, sau khi phun đủ liều lượng cần thiết nếu phát hiện những dấu hiệu phát triển của sâu bệnh hay cỏ dại, nhà nông sẽ phun bổ sung nên chi phí này thường không cố định. Chi phí giống ở mức 9% và thường ổn định với giá trị cụ thể. Do người nông dân thường gieo sạ giống với khối lượng ổn định qua các mùa vụ theo kinh nghiệm của mình và hầu hết người dân mua giống xác nhận từ các công ty giống với mức giá không thay

đổi nhiều.

Chi phí nhân công phụ thuộc vào khả năng lao động hiện tại của chủ hộ

và cả hộ, khi không có khả năng để làm việc nặng nhọc hoặc có hộ có nhiều

đất không cần phải lấy công lao động để làm lợi nhuận thường chọn thuê lao

động để làm hầu hết các công đoạn trong sản xuất. Vì vậy giữa hai mức chi phí lao động thuê và chi phí công sức bỏ ra trong mẫu quan sát được thường có sự chệnh lệch lớn giữa các hộ bình quân ởđây là 6% cho chi phí thuê nhân công và 10% cho chi phí lao động nhà. Chi phí làm đất, chi phí bơm nước và thu hoạch lần lượt chiếm tỷ lệ 8%, 6% và 10%, các chi phí này thường có định

38

mức như nhau ở từng địa phương. Chỉ có chi phí thu hoạch là có phần khác giữa các hộ dân, chi phí cắt lúa phụ thuộc vào địa thế đất và tình trạng ngã đổ

của cây lúa mà mức dao động có thể lên đến 100.000 – 150.000 trên mỗi diện tích đất.

Kết quả phỏng vấn các hộ trồng lúa ở huyện Tân Hồng và Châu Thành của Đồng Tháp cho thấy được mức độ rủi ro của hoạt động trồng lúa. Trong 3 năm qua, tất cả các hộ quan sát được đều bị thiệt hại từ biến đổi của thiên nhiên, dịch bệnh, sâu bệnh gây thiệt hại gần mức 30% thu nhập và 88 hộ trong

đó bị ảnh hưởng từ mức 50% thu nhập trở lên. Thống kê này làm cho thấy

được hộ trồng lúa ởĐồng Tháp trong những năm qua phải đương đầu với rủi ro cực kì lớn. Dù đứng trước rủi ro lớn nhưng những hộ trồng lúa vẩn còn e ngại khi muốn tham gia bảo hiểm vì nhiều nguyên nhân khác nhau như chi phí tăng lên, chưa thấy được lợi ích mà chương trình bảo hiểm mang lại. Với mức phí trung bình của những hộ tham gia là 30.000/1000m2, hộ trả phí cao nhất là 50.000/1000m2 và thấp nhất là 5.000/1000m2. Đối với những hộ dân có diện tích canh tác lớn khi tham gia bảo hiểm sẽ phải trả một số tiền không nhỏ cho nhà bảo hiểm nên họ có đòi hỏi phải nhận được giá trị tương ứng với khoản tiền bỏ ra. Tuy nhiên do những khi tham gia có thể thiệt hại không xảy ra nên họ cảm thấy việc bỏ chi phí không có hiệu quả và ít sẳn lòng chi tiền để tiếp tục tham gia.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của chương trình bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)