• Cần nhận thức đúng đắn việc đầu tư cho giáo dục
Chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục nói chung và sự nghiệp giáo dục tiểu học và THCS nói riêng không trực tiếp tạo ra của cải vật chất. Giáo dục giúp chúng ta nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, tạo nên đội ngũ chuyển giao công nghệ...rút ngắn sự phát triển của nước ta so với các nước tiên tiến trên thế giới. Vì thế việc đầu tư cho giáo dục là hết sức quan trọng mang tính chất chiến lược và là nền tảng vững chắc cho một nền kinh tế phát triển.
• Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách giáo dục
Trong các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì nhân tố giữ vai trò quyết định thuộc về con người. Chính trình độ năng lực, ý thức của người quản lý sẽ có ảnh hưởng trực tiếp. Vì vậy, hàng năm phải tiến hành kiểm tra trình độ quản lý, trình độ kế toán của cán bộ phòng tài chính, cán bộ trường nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn, sử dụng đồng
vốn cấp ra đúng mục đích. Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cùng với việc nâng cao ý thức trách nhiệm làm việc của mỗi cán bộ sẽ làm cho cả hệ thống bộ máy quản lý được vận hành tốt hơn là điều kiện chắc chắn đảm bảo cho việc quản lý cấp phát kinh phí của ngành tài chính cũng như việc quản lý sử dụng các khỏan chi tại các trường ở thành phố thời gian tới đạt kết quả cao hơn.
• Ban hành kịp thời các chính sách, chế độ, cho sự nghiệp giáo dục Tiểu Học và THCS
Cần có chính sách ưu đãi đối với các học sinh có trường hợp khó khăn. có chế độ khen thưởng kịp thời đối với học sinh và giáo viên có thành tích tốt trong dạy và học. Các chính sách, chế độ này phải được ban hành kịp thời và có văn bản hướng dẫn thực hiện để nhanh chóng đi vào thực tiễn.
• Tạo môi trường thuận lợi để huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục.
• Bộ Tài Chính và Bộ Giáo Dục Đào Tạo phải có hướng dẫn về việc quản lý thu chi, hạch tóan tốt các nguồn vốn ngân sách nhà nước cho giáo dục để phát huy hiệu quả đầu tư, tránh tình trạng chỉ quan tâm đến nguồn vốn NSNN.