Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục tiểu học và THCS ở thành phố Vĩnh Yên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 40)

Việc quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục được quản lý ở cả 3 khâu: lập dự toán, thực hiện dự tóan và quyết toán ngân sách.:

2.2.3.1. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho giáo dục tiểu học và THCS ở thành phố Vĩnh Yên.

.Lập dự toán là khâu đầu tiên trong quá trình quản lý chi nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng. Dự toán chi sẽ là điều kiện đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước một cách có hiệu quả.

Hàng năm, căn cứ vào phương hướng và nhiệm vụ phát triển giáo dục của HĐND – UBND thành phố vĩnh yên, tình hình dự toán năm trước, các định mức, chế độ qui định, các trường (đơn vị dự toán cấp 3) hưởng kinh phí ngân sách nhà nước tiến hành xây dựng dự toán chi của mình gửi phòng tài chính – kế hoạch thành phố. Từ đó, phòng Tài Chính – Kế Hoạch thành phố xem xét tính hợp lý, hợp lệ của dự toán để lập dự toán cho toàn ngành giáo dục. Sau khi lập xong phòng Tài Chính – Kế Hoạch gửi dự toán cho UBND thành phố để UBND và HĐND phê duyệt gửi Sở Tài Chính của tỉnh. Sở Tài Chính kết hợp với Sở Kế Hoạch và Đầu Tư, Sở Giáo Dục xem xét và phê duyệt. Khi dự toán chi ngân sách của thành phố được chủ tịch Tỉnh duyệt thì UBND trình HĐND thành phố phê duyệt, UBND ra quyết định cho phòng tài chính thông báo dự tóan kinh phí cho các trường, tài khoản của các trường tại kho bạc nhà nước thành phố lức này đều là số tiền theo dự toán được duyệt.

Khi thực hiện cơ chế tự chủ theo nghị định 43/2006/NĐ- CP thì việc lập dự toán các trường sẽ được ổn định trong vòng 3 năm.

Nội dung lập dự toán chi cho giáo dục bao gồm:

- Đánh giá tình hình thực hiện chi năm trước.

Việc đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm trước đóng vai trò rất quan trọng cho việc lập dự toán năm kế hoạch. Biết được những hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện dự toán năm trước từ đó có biện pháp để xây dựng dự toán năm kế hoạch tốt hơn.

- Lập dự toán chi ngân sách năm kế hoạch theo mục lục ngân sách hiện hành

Với việc lập kế hoạch chi cho từng khoản chi thường xuyên được xác định căn cứ theo từng đối tượng chi, định mức chi, thời gian chi.

Với kế hoạch mua sắm sửa chữa cải tạo phải có kế hoạch cho từng đối tượng cụ thể và đơn giá thực hiện. Tại cơ quan tài chính khi xác định kế hoạch chi mua sắm sửa chữa phải dựa vào thực trạng tài sản đang sử dụng tại các cơ sở giáo dục và khả năng nguồn vốn ngân sách dự kiến có thể huy động cho dành cho khỏan chi này. Với các khỏan chi được sử dụng một phần số thu để chi, theo chế độ qui định các cơ sở giáo dục được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cũng phải lập dự toán đầy đủ các khoản thu – chi của đơn vị mình và mức đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ.

Với các khỏan ngoài thu như học phí, các khỏan thu đóng góp xây dựng trường cũng cần phải lập dự toán thu, chi đầy đủ theo số học sinh dự kiến có mặt trong năm và các định mức thu – chi theo qui định hiện hành. Trên cơ sở đó mà phân bổ tỷ lệ đầu tư hợp lý giữa nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp với nguồn vốn ngoài ngân sách.

Việc thực hiện công tác này trên địa bàn thành phố Vĩnh yên nhìn chung thu được một số kết quả khả quan như

• Việc lập dự toán chi NSNN cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở ở thành phố Vĩnh yên đã đảm bảo đúng các quy định của Nhà Nước, đúng mục tiêu và có sự kết hợp nhiệm vụ chi và nhiệm vụ phát triển giáo dục của ngành.

• Các trường đều đã chủ động trong khâu lập kế hoạch, do đó kế hoạch được lập sát đúng với yêu cầu, nhiệm vụ chi của từng trường. Tạo điều kiện tốt cho việc chấp hành và thực hiện quyết toán sau này.

• Việc lập dự toán chi NSNN cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở dựa trên hướng dẫn của cơ quan cấp trên, đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong khâu lập kế hoạch, kết hợp được sự quản lý theo ngành, vùng lãnh thổ, đáp ứng được nhu cầu thực tế của các trường và bảo đảm được sự cân đối chi ngân sách toàn thành phố.

Tuy nhiên việc lập dự toán còn tồn tại một số mặt cần khắc phục:

• Một số trường công tác lập kế hoạch còn mang tính ước lệ. Dự toán chưa thực sự sát sao với nhiệm vụ chi thực tế của từng trường, dự toán chưa được lập chi tiết đến từng nhóm chi cụ thể. Vì vậy trong quá trình thực hiện thường phải điều chỉnh dự toán gây mất thời gian, lãng phí, gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực.

• Do năm ngân sách không trùng với năm học, vào thời điểm lập dự toán các trường chưa bắt đầu năm học mới nên cơ sở để xây dựng dự toán như: số học sinh, số giáo viên có thể biến động vào đầu năm học.

2.2.3.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước cho giáo dục tiểu học và THCS ở thành phố vĩnh yên.

Đây là khâu quan trọng nhất trong chu trình quản lý ngân sách giáo dục, là khâu quyết định đến việc biến các chỉ tiêu trong dự toán ngân sách kế hoạch thành hiện thực, việc tổ chức thực hiện dự toán bao gồm các công việc: phân phối, cấp phát vốn NSNN cho các đơn vị đồng thời kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng kinh phí của hệ thống giáo dục trong toàn thành phố.

Các đơn vị sử dụng ngân sách (trường tiểu học, trung học cơ sở) thực hiện trong phạm vi dự tóan ngân sách được giao; Phòng Giáo Dục – Đào Tạo, Phòng Tài Chính- Kế Hoạch, Kho Bạc Nhà Nước tổ chức điều hành ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt, thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ đảm bảo theo đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ nhà nước qui định.

Tình hình thực hiện dự toán các nội dung chi thường xuyên cho giáo dục tiểu học và THCS ở thành phố vĩnh yên trong giai đoạn 2007- 2009 cụ thể như sau:

Chi thanh toán cá nhân:

Chi thanh toán cá nhân là khoản chi lớn nhất trong cơ cấu chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, thực tế chiếm khoảng gần 70% ( năm 2009) trong tổng số chi NSNN cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Nội dung của khoản chi này bao gồm: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp khác. Nội dung chi này đóng vai trò vô cùng quan trọng, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, giúp duy trì hoạt động của bộ máy giáo dục. Tình hình chi thanh toán cá nhân trong 3 năm qua được thể hiện cụ thể trong bảng:

Bảng 2.9: tình hình chi thanh toán cá nhân thuộc khối tiểu học và THCS ở thành phố vĩnh yên giai đoạn năm 2007-2009.

Đơn vị: triệu đồng.

nội dung chi theo

mục lục NSNN năm 2007 năm 2008 năm 2009

KH TH TH/KH (%) KH TH TH/KH (%) KH TH TH/KH (%) chi cho thanh toán cá

nhân 12.697,40 13.034 102.65 15.823,20 16.336 103,2 19.235,70 19.719,3 102,5 tiền lương 8.002,10 8.322,2 104.0 9.846,10 10.456,6 106,2 12.017,30 12.630,2 105,1 phụ cấp lương 2.717,40 2.750 101.2 3500 3.437 98,2 4.346,30 4.259,4 98 tiền thưởng 183 185 101.1 232,9 238,5 102,4 280,8 286,1 101,9 phúc lợi tập thể 97,1 96,6 99.5 132,7 128,3 96,7 192 182,7 95,2 các khỏan khác 1.694,80 1.676,2 98.9 2.111,50 2.075,6 98,3 2.399,30 2.360,9 98,4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong nhóm chi cho con người thì chi lương chiếm tỉ trọng lớn nhất, khỏang trên dưới 64% (năm 2007 là 63.85%, năm 2008 là 64% và đến năm 2009 tăng nhẹ lên 64.05 %). Mức chi cho mục chi này tăng lên khá đều đặn qua các năm, cụ thể: năm 2008 so với 2007 tăng 2.134,4 triệu đồng (tương ứng tăng 25.65%), năm 2009 so với 2008 tăng 2.173 triệu đồng (tương ứng tăng 20.78 %). Việc tăng này chủ yếu là do vào 1/1/2008 nhà nước điều chỉnh tăng mức lương cơ bản của cán bộ viên chức từ 450.000 đồng/tháng lên 540.000 đồng/tháng, và đến đầu tháng 5 năm 2009 chính thức tăng lên 650.000 đồng/tháng. Việc tăng lương này đã có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của cán bộ giáo viên.

Ta thấy mức chi lương thực tế đều vượt so với dự toán đề ra. thực chi năm 2007 là 8.322,2 triệu đồng (vượt 104 % so với dự toán), năm 2008 là 10.456,6 triệu đồng ( vượt 106.2 %), năm 2009 là 12.630,2 triệu đồng (vượt 105.1%). Điều này là do trong năm thực hiện có sự điều chỉnh tăng lương cơ bản nên có dự toán cấp bổ sung từ cấp trên nhằm thực hiện nhiệm vụ .

Khoản chi thứ hai trong nhóm chi cho thanh toán cá nhân là chi phụ cấp lương. Mục chi này bao gồm các khoản: phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại, phụ cấp khó khăn, phụ cấp giảng dạy,…nhằm mục đích hỗ trợ thêm thu nhập cho cán bộ giáo viên ngoài khoản chi lương để giúp cán bộ giáo viên có đời sống tốt hơn và yên tâm giảng dạy. Đây là mục chi có tỉ trọng lớn thứ 2 trong tổng chi cho con nguời (sau nhóm chi lương) và tương đối ổn định, khoảng trên dưới 21% (2007 là 21.13%, 2008: 21.04% , 2009: 21.6%). Mức chi cho nhóm mục chi này cũng tăng dần qua các năm, từ 2.754 triệu đồng năm 2007 lên 3.437 triệu đồng năm 2008 (tăng 24.8%/năm 2007) và đến năm 2009 tăng lên là 4.259,4 triệu đồng (tăng 54.66 % /năm 2007).

Trong các năm qua tình hình thực hiện dự toán các khoản chi này đều được đảm bảo, năm 2007 đạt 101.2%; năm 2008 đạt 98.2%; năm 2009 đạt 98.0%. Việc thực hiện dự toán cơ bản là tốt, chênh lệch tăng giảm không nhiều so với kế hoạch. Điều này cần phải được phát huy trong thời gian tới. Tuy nhiên, khoản chi này vẫn còn nhỏ, trong thời gian tới cần phải tăng cường hơn nữa khoản chi này.

Phần chi về tiền thưởng cho cán bộ giáo viên: khoản này nhằm khuyến khích cán bộ giáo viên phấn đấu hơn trong công tác giảng dạy từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. Tỉ trọng mục chi này tương đối ổn định, chiếm khoảng 1.45% trong tổng chi cho con người. Mức chi qua các năm cũng tăng lên đáng kể: từ 185 triệu đồng năm 2007 lên 238.5 triệu đồng năm 2008 và đến năm 2009 là 286.1 triệu đồng. Việc khoản chi này tăng lên qua các năm phần lớn do tỉ lệ giáo viên được khen thưởng tăng lên, điều này rất đáng khích lệ. Do vậy trong các năm tới cần phát huy hơn nữa tỉ trọng và mức độ cho mục chi này.

Chi cho phúc lợi tập thể: Đây là mục chi nhằm trợ cấp khó khăn cho cán bộ giáo viên, chi phòng chống dịch bệnh trong các cơ quan…tỉ trọng và mức chi cho khoản chi này đều tăng dần qua các năm. Năm 2007 đến 2008 tăng từ 96,6 triệu đồng lên 128,3 triệu đồng, tương ứng tỉ trọng tăng từ 0.74% lên 0.78%, đến 2009 tăng lên là 128,3 triệu đồng tương ứng 0.92%.

Tình hình thực hiện dự toán: năm 2007 đạt 99.5%; năm 2008 đạt 96.7%; năm 2009 chỉ còn đạt 95.2% so với kế hoạch.

Các khoản đóng góp khác: tăng dần qua các năm: từ 1.676,2 triệu đồng năm 2007 lên 2.075,6 triệu đồng năm 2008, đến năm 2009 tăng lên là 2.360.9 triệu đồng. Tuy nhiên, tỉ trọng đã giảm từ 12.86% năm 2007 xuống còn 11.97% năm 2009.

Nhìn chung, qua xem xét cụ thể tình hình chi cho từng nội dung của nhóm mục chi cho con người, có thể thấy khoản chi cho con người đã phần nào đáp ứng được những nhu cầu của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy và học tập cần thì phải tăng cường đầu tư thêm cho chi cho con người trong những năm tới, nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống cho cán bộ giáo viên , giúp họ chuyên tâm hơn với nghề nghiệp.

Chi nghiệp vụ chuyên môn

Chi nghiệp vụ chuyên môn là khoản chi lớn thứ 2 sau nhóm khoản chi cho con người. Nội dung của chi nghiệp vụ chuyên môn bao gồm việc mua sắm trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy, đồ dùng phục vụ thí nghiệm, sách tài liệu chuyên môn, trang phục đồng phục... nhằm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng giáo dục của các trường. Trong 3 năm qua khoản chi này có sự tăng lên đáng kể: năm 2007 là 2.660 triệu đồng đến năm 2008 tăng lên 2.704,9 triệu đồng và tới năm 2009 tăng lên là 3.370,3 triệu đồng. ( Tham khảo bảng số liệu 2.10 ). Việc tăng này là do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do qui mô giáo dục thành phố vĩnh yên có sự thay đổi, số lớp học ngày càng mở rộng và tăng thêm, cùng với đó là số lượng học sinh và cán bộ giáo viên tăng thêm. Do đó nhu cầu về phương tiện vật chất phục vụ cho hoạt động học tập và giảng dạy tăng lên.

Thứ hai, do yêu cầu đặt ra trong quá trình đổi mới nội dung giáo dục, nhiều môn học mới được đưa vào giảng dạy nên cần thiết phải có thêm sách vở, tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh.

Thứ ba, Do yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy.

Bảng 2.10: Tình hình chi nghiệp vụ chuyên môn cho giáo dục tiểu học và THCS ở thành phố vĩnh yên giai đọan năm 2007-2009

(Đơn vị: triệu đồng)

nội dung chi năm 2007 Năm 2008 năm 2009

KH TH TH/KH(%) KH TH TH/KH(%) KH TH TH/KH(%)

tổng chi 2.633,20 2.660 101 2.664,80 2.704,9 101,5 3.399,40 3.370,3 99,14

mua vật tư 433,2 427,6 98,7 419,6 433,9 103,4 671,4 690,2 102,8

mua trang thiết bị 201,7 207,3 102,8 229,1 228 99,5 292,3 297,3 101,7

mua sách, tài liệu

chuyên môn 428,1 425,1 99,3 445,3 436 97,9 574 568,9 99,1

Từ các nguyên nhân trên dẫn đến việc tất yếu phải tăng chi ngân sách cho nhóm mục chi này. Thời gian qua các khoản chi này đã đáp ứng cơ bản nhu cầu về trang thiết bị cần thiết cho hoạt động dạy và học. Ta đi xem xét từng mục chi cụ thể:

Chi mua vật tư: năm 2009 chi này là 690,2 triệu đồng (tăng 94.27% so với năm 2007. Tỉ trọng chi trong tổng chi nghiệp vụ chuyên môn cũng tăng dần qua các năm ( năm 2007 là 15.25%, năm 2008 tăng lên 16.04% và đến năm 2009 tăng lên là 20.48% ). Mặc dù có tăng lên song tỉ trọng chi cho mua vật tư trong nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn chưa phải là cao. Trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố. Điều này đòi hỏi trong những năm tới cần phải quan tâm đầu tư hơn nữa vào nội dung chi này.

Chi mua sắm trang thiết bị kĩ thuật: Đây là khoản chi có vai trò lớn trong việc thực hiện công tác chuyên môn của ngành. Dùng để trang bị các thiết bị, đồ dùng dùng trong giảng dạy và học tập như giáo cụ, thiết bị thí nghiệm, máy vi tính…. Trong thời gian qua tỉ trọng và mức chi cho mục chi này tăng dần, cụ thể: năm 2007 là 207,1 triệu đồng (chiếm 7.04%); năm 2008 là 228 triệu đồng (chiếm 8.43%); đến năm 2009 tăng lên là 297,3 triệu đồng (chiếm 8.82%). Việc tăng này do thời gian qua được sự quan tâm của cấp trên ngành giáo dục đã có thêm nguồn kinh phí để mua sắm trang bị thêm cho các trường thiết bị như: máy vi tính, máy chiếu, bảng điện tử nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác dạy và học. Tuy nhiên, tỉ trọng chi cho mục này còn thấp, mức chi cho các năm tăng lên không đáng kể. Vì vậy, trong thời gian tới cần quan tâm đầu tư hơn nữa chi ngân sách cho các khoản chi mua sắm này, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 40)