Thực trạng chi thường xuyên NSNN cho giáo dục tiểu học và THC Sở thành phố Vĩnh Yên hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 36)

thành phố Vĩnh Yên hiện nay.

Hiện nay, việc quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục được quản lý theo 4 nội dung chi đó là:

• Chi cho con người

• Chi nghiệp vụ chuyên môn • Chi mua sắm sửa chữa • Chi khác

Mỗi nội dung chi trên đều ảnh hưởng đến vấn đề quản lý chi NSNN cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở ở mỗi thời điểm. Trong mỗi nhóm mục chi lại có từng đối tượng riêng biệt để tính toán, xây dựng định mức cụ thể, nên yêu cầu về cách thức quản lý của mỗi nhóm mục chi cũng rất khác nhau. Do vậy, để đưa ra các biện pháp

quản lý phù hợp cần phải phân tích đánh giá tình hình thực hiện các nhóm mục chi. Từ đó, giúp cho việc sử dụng ngân sách nhà nước phát huy được hiệu quả cao nhất.

Tình hình cơ cấu chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố vĩnh yên có thể tham khảo bảng số liệu 2.8

Theo bảng số liệu, tổng số chi thường xuyên cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở của thành phố đã tăng lên một cách đáng kể : từ 19.703,8 triệu đồng (năm 2007) lên 28.562,1 triệu đồng (năm 2009), tương ứng tăng 44.95%, điều này cho thấy sự quan tâm của thành phố đối với giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.

Trong các nội dung chi thì chi cho thanh toán cá nhân chiếm tỉ trọng lớn nhất, năm 2009 chiếm 69.04% trong tổng chi thường xuyên NSNN cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở của thành phố, tỉ trọng và mức chi cũng được tăng dần qua các năm năm 2007 tỉ trọng là 66.15 % (tương ứng 13.034 triệu đồng) đến năm 2008 tăng lên 68.65% (tương ứng 16.336 triệu đồng) và năm 2009 là 69.04% (tương ứng 19.719,3 triệu đồng). Do đây là khoản chi đảm bảo đáp ứng nhu cầu cần thiết về đời sống của cán bộ giáo viên, nên cần phải ưu tiên trước nhất ngân sách cho mục chi này. Hiện nay, đời sống của các cán bộ giáo viên đã dần được cải thiện và ngày càng được nâng cao, song vẫn còn gặp khó khăn. Vì vậy, trong những năm tiếp theo cần duy trì và phát huy hơn nữa tỉ trọng và nguồn lực cho nội dung chi này.

Nội dung chi thứ hai là chi cho nghiệp vụ chuyên môn. Đây là nhóm mục chi dùng để mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy và học cho cán bộ giáo viên và học sinh, phục vụ trực tiếp cho nghiệp vụ chuyên môn của ngành, nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Do vậy, nhóm mục chi này phải luôn được ưu tiên sau khi đã trang trải các nhu cầu của con người theo qui định

Bảng 2.8:Tình hình chi thường xuyên NSNN cho giáo dục tiểu học và THCS theo nội dung chi ở thành phố Vĩnh Yên giai đoạn từ năm 2007-2009

(đơn vị: triệu đồng)

nội dung chi theo mục lục

NSNN

năm 2007 năm 2008 năm 2009

KH TH TH/KH(%) KH TH TH/KH(%) KH TH TH/KH(%) Tổng chi thường xuyên 19.379 19.703, 8 101,7 23.216,7 0 23.832,7 102,6 28.117,20 28.562,1 101,58 1. chi thanh toán cá nhân 12.697,4 0 13.034 102.65 15.823,20 16.336 103,2 19.235,70 19.719, 3 102,5 2. Chi nghiệp vụ chuyên môn 2.633,20 2.660 101 2.664,80 2.704,9 101,5 3.399,40 3.370,3 99,14 3. Chi mua sắm sửa chữa 1.945,10 1.924 98,9 2.036,30 2.089 102,6 2.472,00 2.502,0 101,2 4. Chi khác 2.103,40 2.086,6 99,2 2.692,40 2.703,2 100,4 3.010,10 2.971 98,7

Qua bảng số liêu ta thấy tỉ trọng nhóm mục chi này lớn thứ hai (sau nhóm mục chi cho thanh toán cá nhân) trong tổng chi thường xuyên NSNN cho giáo dục, chiếm khỏang hơn 11%. Qua các năm mức chi cho nhóm mục chi này tăng dần, cụ thể : năm 2007 là 2660 triệu đồng đến năm 2008 tăng nhẹ lên 2.704,9 triệu đồng và năm 2009 tăng lên (tăng 24 % so với năm 2008). Do nhu cầu về phương tiện dạy học ngày càng cao, yêu cầu về trang thiết bị hiện đại tăng lên, nên việc tăng cường nguồn lực cho mục chi này là vô cùng hợp lý .

Nội dung chi thứ ba là chi cho mua sắm sửa chữa: Thời gian qua nhóm mục chi này có tăng dần về số tuyệt đối (từ 1.924,8 triệu đồng năm 2007 lên 2.088,6 triệu đồng năm 2008, và đến 2009 tăng lên là 2.502 triệu đồng (tăng 29.9% so với năm 2007), tuy nhiên tỉ trọng chi cho nhóm mục này có xu hướng giảm dần (năm 2007 là 9.76% đến năm 2009 giảm xuống còn 8.7%). Cần phân bổ tỉ trọng cho nhóm mục chi này thật phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của từng trường trong giới hạn kinh phí NSNN, đảm bảo đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất cho công tác dạy và học.

Nội dung chi thứ tư là các khỏan chi khác: tăng dần qua các năm, năm 2009 là 2.970,5 triệu đồng, tăng 3.23 %/năm 2008 và năm 2008 so với 2007 tăng 2.96 %. Điều này một phần do các trường có mở rộng thêm qui mô đào tạo cũng như cơ sở hạ tầng, song xét lại cũng là do khâu quản lý, thực hành tiết kiệm chưa tốt. Tỉ trọng chi nhóm mục này vẫn còn tuơng đối lớn (năm 2009 là 10.4%). Do vậy, trong những năm tới cần xây dựng định mức chi này hợp lý, điều chỉnh cơ cấu chi cho phù hợp nhằm đảm bảo chi tiêu có hiệu quả và giành nguồn lực cho những khoản khác quan trọng hơn.

2.2.3. Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục tiểu học và THCS ở thành phố Vĩnh Yên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w