2.2.1.1 Đầu tư từ nguồn vốn Ngân Sách Nhà Nước
Nguồn vốn ngân sách nhà nước đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế trong đó có ngành giáo dục. Trong các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục thì nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất. Khoản này lấy từ ngân sách cấp huyện và kinh phí bổ sung của ngân sách thành phố. Nguồn này dùng để đảm bảo hoạt động bình thường của ngành giáo dục đồng thời để
đầu tư, nâng cấp, sửa chữa xây dựng mới trường lớp, mua sắm thêm các trang thiết bị vật chất tạo điều kiện cho việc giảng dạy và học tập.
Khi nền kinh tế càng phát triển thì đầu tư cho giáo dục từ nguồn NSNN ngày càng tăng lên, đảm bảo cho huyện thực hiện được nhiệm vụ đề ra đối với ngành giáo dục.Tình hình đầu tư NSNN cho giáo dục Tiểu học và THCS được thể hiện trong bảng sau: ( đơn vị: triệu đồng )
Bảng 2.5:Tình hình đầu tư NSNN cho giáo dục tiểu học và THCS ở thành phố VĨnh Yên giai đoạn 2007-2009
năm 2007 2008 2009
Tổng chi
thường xuyên 19.703,8 23.832,7 28.562,1 Tổng chi
đầu tư phát triển 8.492,8
10.682,
4 8.531,5
Tổng nguồn
vốn đầu tư 28.196,6 34.515,1 37.093,6
( Nguồn: phòng Tài Chính – Kế Hoạch thành phố Vĩnh Yên )
Với sự quan tâm của Nhà nước tổng vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục Tiểu học và THCS tăng dần qua các năm, từ năm 2007 đến năm 2009 nguồn vốn đầu tư cho giáo dục từ NSNN đã tăng lên 31.55%. Trong đó, Chi thường xuyên có tỉ trọng lớn hơn chi đầu tư phát triển, năm 2009 tỉ trọng chi thường xuyên là 77.%, so với năm 2007 tỉ trọng tăng thêm 7.12%;
2.2.1.2 Đầu tư từ nguồn vốn khác
Để đảm bảo cho giáo dục phát triển một cách tòan diện nhất thì ngoài nguồn vốn từ NSNN chúng ta còn phải huy động từ các nguồn vốn khác như: Nguồn thu học phí và nguồn thu sự nghiệp khác (khoản thu đóng góp xây dựng trường; thu hỗ trợ tiểu học ; thu từ dịch vụ cho thuê trường lớp, thu học 2buổi / ngày.
Học phí đây là một khỏan đóng góp mang tính bắt buộc của nhà nước đối với
người đi học. Trong điều kiện hiện nay, nhà nước đang thực hiện chủ trương XHH giáo dục thì nguồn thu này tăng dần lên. Điều đó thể hiện sự quan tâm ngày càng cao của người dân, nhà nước cho giáo dục. Việc thu học phí được áp dụng đối với đối khối THCS còn đối với khối tiểu học đã thực hiện phổ cập giáo dục được nhà nước miễn không phải đóng học phí nhưng vẫn phải đóng các khỏan thu hỗ trợ cho hoạt động phục vụ học sinh tiểu học.
Theo quyết định 2284/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Phúc có qui định về mức thu học phí đối với THCS như sau: vùng 1( thành phố VĨnh Yên, thị xã Phúc Yên, thị trấn Xuân Hòa( Me Linh): mức thu 20.000/ học sinh / tháng; vùng 2(Các xã, thị trấn đồng bằng, trung du và thị trấn miền núi ) : mức thu 15.000 đồng/học sinh/tháng; vùng 3(: Các xã miền núi ) : mức thu 10.000 đồng/ học sinh/ tháng. Ngoài ra đối với những đối tượng thuộc diện chính sách thì được miễn giảm học phí theo qui định của nhà nước. Tình hình thu học phí khối THCS được thể hiện trong bảng sau
Bảng 2.6: Tình hình thu học phí khối THCS ở thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2007-2009 (Đơn vị: triệu đồng) ngành học Năm học THCS tổng số năm 2007 954,7 954,7 năm 2008 923,2 923,2 năm 2009 860,4 860,4
( Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Hoạch thành phố Vĩnh Yên )
Qua số liệu trên ta thấy được tình hình thu học phí các năm có giảm đi điều này là do số lượng học sinh THCS bị giảm đi. Học phí được thu tại các cơ sở giáo dục sau đó nộp vào KBNN theo qui định của nhà nước. Tiền thu được từ học phí một phần để lại các trường tự chi tiêu để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giáo dục và học tập, bổ sung kinh phí cho hoạt động sự nghiệp, hỗ trợ lực lượng giảng dạy và công tác quản lý. Khỏan thu này được hạch tóan vào ghi thu NSNN. Số học phí này không trừ vào các chỉ tiêu kế họach ngân sách giáo dục hàng năm nên cũng là nguồn tài chính quan trọng gốp phần đầu tư sự nghiệp giáo dục của thành phố.
Hiện nay khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo nghị định 43/2006/NĐ-CP thì nguồn thu học phí ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động nhà trường. Tuy nhiên mức thu học phí hiện nay của thành phố tương đối thấp, không đủ đảm bảo nhu cầu phát triển của các trường.
Thuộc nhóm này gồm các khỏan thu về đóng góp xây dựng trường, các khoản hỗ trợ giáo dục tiểu học, thu từ dịch vụ cho thuê trường lớp, thu học 2 buổi/ ngày.
Theo quyết định 2493/QĐ-UB của UBND tỉnh vĩnh phúc có qui định về mức thu đóng góp phục vụ học sinh trong các nhà trường do phụ huynh đóng góp để phục vụ nhu cầu thường ngày của con em mình trong các nhà trường được qui định như sau: các khỏan đóng góp phục vụ học sinh trong nhà trường không quá 58.500 đồng/học sinh/năm, và không quá 90.000 đồng/học sinh/năm đối với trường chuyên.
Theo quyết định trên và dựa vào điều kiện thực tế của thành phố tình hình thu đóng góp xây dựng trường và thu sự nghiệp khác được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 2.7: Tình hình thu đóng góp xây dựng và thu khác thuộc sự nghiệp giáo dục thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2007-2009
(Đơn vị: triệu đồng) Năm học ngành học tiểu học THCS tổng số năm 2007 1.416,60 1.287,33 2.703,93 năm 2008 1.419,87 1.244,80 2.664,67 năm 2009 1.552,18 1.160,20 2.712,38
( Nguồn: phòng Tài Chính – Kế Hoạch Thành Phố Vĩnh Yên )
Những năm gần đây nguồn thu đóng góp xây dựng và thu sự nghiệp khác khá ổn định qua các năm, chênh lệch là không nhiều. Khỏan thu này còn nhỏ, chưa thể đáp ứng được nhiều cho hoạt động giáo dục, chủ yếu vẫn do kinh phí nhà nước cấp.
Vì vậy, trong thời gian tới phải có cách điều chỉnh định mức thu sao cho phù hợp với điều kiện hiện nay, giảm bớt gánh nặng chi ngân sách nhà nước.
Hiện nay, mức thu học phí và các khỏan thu đóng góp khác của các trường Tiểu Học và THCS vẫn theo quyết định 2284/ QĐ- UBND và 2493/ QĐ- UBND tỉnh. Như vậy mức học phí này đã tồn tại quá lâu và chưa có sự thay đổi, điều chỉnh nào. Có thể nhận thấy mức thu học phí đang được qui định hiện giờ đã không phát huy được tác dụng tích cực trong huy động nguồn lực xã hội vào đầu tư phát triển giáo dục Tiểu Học và THCS. Do vậy phải có sự điều chỉnh mức thu học phí cho phù hợp và phải có biện pháp; hình thức huy động tốt nguồn thu này, hướng tới sự ổn định và tỉ trọng tăng lên trong tổng số các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục, để thúc đẩy sự phát triển hơn nữa sự nghiệp giáo dục, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho NSNN.