dục tiểu học và THCS trong cả ba khâu lập, chấp hành và quyết toán chi ngân sách nhà nước
Muốn đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý NSNN cho sự nghiệp giáo dục nói riêng, cần phải xem xét đến tất cả các khâu trong chu trình quản lý Ngân Sách, từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách.
Khâu lập dự tóan:
Cơ quan tài chính phải yêu cầu và tăng cường theo dõi các đơn vị lập dự toán kinh phí có theo đúng trình tự, phương pháp và các văn bản hướng dẫn lập dự toán
NSNN hay không. Xem xét các đơn vị lập dự toán có đúng với yêu cầu, bám sát tình hình thực tế và những biến động trong năm kế hoạch có thể xảy ra hay không. Cần có những biện pháp xử lý đối với những trường hợp chỉ muốn trục lợi, tiến hành lập dự toán chậm, không tuân theo các yêu cầu của cơ quan tài chính...
Khâu chấp hành dự tóan:
Trên cơ sở dự toán đã được duyệt và các chính sách chế độ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục hiện hành, Phòng Tài Chính phải hướng dẫn một cách cụ thể, rõ ràng các khỏan mục chi cho các trường Tiểu Học và THCS để nhằm thực hiện chi đúng, chi đủ, tránh chi sai mục đích gây lãng phí nguồn vốn.
Quá trình cấp phát được thực hiện trực tiếp tại kho bạc nhà nước. Do đó, Phòng Tài Chính cần phối hợp với KBNN nơi các trường Tiểu Học và THCS giao dịch để thực hiện việc kiểm tra, giám sát tình hình nhận và sử dụng kinh phí tại mỗi cơ sở giáo dục một cách thường xuyên sao cho mỗi khỏan chi phải đảm bảo đúng theo dự tóan, đúng định mức tiêu chuẩn của chế độ chi hiện hành.
Đối với các nội dung chi đang thực hiện cấp phát theo hình thức tạm ứng thì nên chuyển sang cấp phát theo hình thức thực chi để làm cho việc cấp phát thanh quyết toán được nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Phòng Tài Chính cần hướng dẫn các trường Tiểu Học và THCS thực hiện tốt chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp sao cho quá trình nhận và sử dụng nguồn kinh phí đều phải được hạch toán đầy đủ, chính xác và kịp thời. Trên cơ sở đó mà đảm bảo cho việc quyết tóan đựoc nhanh chóng và chính xác.
Trong quá trình chấp hành dự toán, phòng Tài Chính phải thường xuyên xem xét nhu cầu nguồn kinh phí từ NSNN cho nhu cầu giáo dục từ đó có biện pháp điều
Chính có trách nhiệm bố trí lại nguồn để thực hiện kịp thời các khỏan chi theo dự toán, kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu và có quyền tạm dừng các khỏan chi vượt nguồn cho phép hoặc chi sai chính sách chế độ tiêu chuẩn để đảm bảo thực hiện ngân sách theo đúng mục tiêu, chế độ qui định.
Phòng Tài Chính phải thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình nhận và sử dụng kinh phí tại các trường sao cho mỗi khỏan chi tiêu kinh phí vừa phải đảm bảo theo đúng dự toán, đúng định mức tiêu chuẩn của chế độ chi NSNN cho giáo dục hiện hành. Nhờ đó mà góp phần nâng cao tính tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý thường xuyên của NSNN.
Việc triển khai đồng bộ các biện pháp kể trên thì công tác quản lý chi ngân sách cho giáo dục Tiểu Học và THCS của thành phố trong quá trình chấp hành dự toán mới đạt hiệu quả.
Khâu quyết toán:
Phòng Tài Chính khi tiến hành xét duyệt quyết tóan, đòi hỏi ngành giáo dục phải lập đầy đủ các báo cáo quyết tóan theo chế độ quyết toán các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu đã được qui định. Để làm tốt việc này, cán bộ Tài Chính cần phải đi sâu, đi sát cơ sở; vừa phải nghiên cứu thẩm tra trên báo cáo sổ sách kế tóan vừa phải kiểm tra cụ thể tại nơi sử dụng kinh phí của ngân sách. Trên cơ sở đó căn cứ phân tích, đánh giá tình hình sử dụng một cách chính xác từng trường Tiểu Học và THCS qua các thời kì báo cáo. Những nhu cầu nào được đáp ứng hay chưa được đáp ứng, cũng như mức độ đáp ứng như thế nào mà điều chỉnh chi cho phù hợp. Từ đó, tìm hiểu nguyên nhân và rút ra biện pháp tăng cường tính chính xác, hiệu quả cho khâu lập dự toán năm sau.
Quá trình quyết tóan phải được sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành và các cơ quan, đặc biệt KBNN có vai trò hết sức quan trọng. Ngoài ra các báo cáo quyết tóan phải gửi cho các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra toàn bộ tình hình sử dụng kinh phí.
Cơ quan Tài Chính phải tăng cường mở các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ kế tóan ở các trường Tiểu Học và THCS hiện nay nhằm giúp họ nắm được các chế độ chi tiêu Tài Chính, các chế độ kế tóan và quyết tóan. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện theo đúng qui định của Luật NSNN năm 2002, những thay đổi của luật cũ so với luật mới về công tác lập, chấp hành, quyết toán NSNN.
Chỉ khi các yêu cầu trên được tôn trọng đầy đủ thì công tác quyết toán ngân sách các khỏan chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Tiểu Học và THCS thành phố VĨnh Yên mới được tiến hành thuận lợi đồng thời nó mới tạo cơ sở vũng chắc cho việc phân tích, đánh giá quá trình chấp hành dự tóan một cách chính xác và khách quan.