Hạn chế lượng vốn bị chiếm dụng của tổng công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại tổng công ty thiết bị điện Việt Nam (Trang 60)

2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

2.1.3. Hạn chế lượng vốn bị chiếm dụng của tổng công ty

Trong điều kiện hiện nay, hiện tượng thiếu vốn là khá phổ biến trong các doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn có xu hướng chiếm dụng vốn lẫn nhau để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Nền kinh tế thị trường càng phát triển, hình thức vốn tín dụng thương mại càng trở nên phổ biến và phát triển.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay, luôn có tình trạng chung là bị chiếm dụng vốn. Lượng vốn bị chiếm dụng chiếm tỷ trọng lớn, làm tăng chi phí kinh doanh sử dụng vốn của công ty, mặt khác làm giảm tốc độ luân chuyển của vốn ảnh hưởng tới lượng vốn bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh, điều này dẫn tới giảm hiệu quả sử dụng vốn của tổng công ty. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cần thực hiện giải pháp hạn chế lượng vốn bị chiếm dụng.

Đối với các khoản phải thu, để làm giảm các khoản này công ty cần thực hiện đồng thời nhiều biện pháp nhằm đạt được kết quả như mong muốn:

- Thành lập ban thu hồi công nợ có nhiệm vụ theo dõi tình hình tài chính, đôn đúc việc thanh quyết toán, tìm thời điểm thích hợp để yêu cầu thanh toán. Giao trách nhiệm, nhiệm vụ cho từng cá nhân. Đồng thời có chế độ khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng sớm như sử dụng chiết khấu, hồi khấu cho khách hàng đặc biệt là các khoản nợ khó đòi.

- Đối với các khoản nợ khó đòi, công ty cần cử cán bộ tài chính có năng lực, có kinh nghiệm, tìm hiểu kỹ càng về nguyên nhân các khoản nợ khó đòi, tìm hiểu về khả năng tài chính, khả năng thanh toán, tình hình tài sản nguồn vốn của khách hàng để có kế hoạch cụ thể thu hồi các khoản nợ. Bên cạnh đó, công ty nên áp dụng các biện pháp, phương thức thanh toán linh hoạt. Tức là cho phép đối tác có thể thanh toán bằng tiền hoặc bằng hiện vật như nguyên

liệu, máy móc, sản phẩm,…

- Có thể thu hồi vốn bằng cách bán nợ. Để tăng tốc độ thu hồi, công ty có thể bán nợ cho một tổ chức thứ ba ( Ngân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng…). Sau khi việc mua bán thành công, công ty sẽ thu một khoản gần bằng giá trị nợ đã bán. Tuy nhiên khi thực hiện thu hồi vốn theo cách này, công ty chỉ có thể thu hồi được một khoản ít hơn khoản nợ phải đòi vì công ty phải mất một phần chi phí nhất định cho việc chuyển rủi ro cho một công ty khác. Khoản chi phí này tất nhiên sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty nhưng nếu so sánh với khoản trả lãi vay khoản nợ đó với rủi ro không thu hồi được nợ thì công ty nên bán những khoản nợ khó đòi nhằm thu hồi vốn, giảm vốn bị ứ đọng từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại tổng công ty thiết bị điện Việt Nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w