Cải tiến phương pháp khấu hao TSCĐ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại tổng công ty thiết bị điện Việt Nam (Trang 58)

2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

2.1.2. Cải tiến phương pháp khấu hao TSCĐ

Như ta đã biết, khấu hao cơ bản là một trong những nội dung quan trọng của quản lý vốn cố định. Việc trích khấu hao hợp lý sẽ đảm bảo cho việc thực hiện tái đầu tư tài sản cố định được thông suốt.

Trong công tác tính khấu hao tài sản cố định, công ty sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính với mức khấu hao quy định của Bộ Tài chính, đây là phương pháp đơn giản dễ sử dụng song lại có hạn chế là đã bình quân hóa mức khấu hao theo thời gian của TSCĐ. Do đó đã không phản ánh đúng mức độ sử dụng TSCĐ cũng như tốc độ hao mòn của TSCĐ.

Trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học phát triển mạnh mẽ, giá xăng dầu thế giới tăng nhanh, giá vàng tăng đột biến, kéo theo là sự biến động về giá cả ở Việt Nam nói riêng, tỷ lệ hao mòn TSCĐ là vô cùng lớn. Để đảm bảo có quỹ khấu hao thực hiện tái đầu tư TSCĐ, để nhanh chóng đổi mới thiết bị, đưa kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất theo kịp với sự phát triển của khu vực và thế giới thì công tác khấu hao TSCĐ cần tính đến các yếu tố như phát triển khoa học kỹ thuật, giá cả biến động, khả năng sản xuất,…

Đối với máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và thiết bị dụng cụ quản lý những loại tài sản này có đặc điểm tốc độ hao mòn tài sản ban đầu có xu hướng chậm và tốc độ hao mòn ngày càng tăng theo thời gian, năng suất làm việc của thiết bị ban đầu là cao và giảm dần theo thời gian. Bên cạnh đó còn có một số loại tài sản chịu ảnh hưởng lớn bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật dẫn tới chu kỳ công nghệ ngắn, thiết bị nhanh chóng trở nên lạc hậu so với thời đại, tốc độ hao mòn nhanh,…Chính vì vậy, loại tài sản này nên áp dụng phương pháp

khấu hao giảm dần.

Nguyên lý của phương pháp khấu hao theo tỷ lệ giảm dần là tính mức khấu hao ở thời kỳ đầu sử dụng cao nhất sau đó giảm dần theo thời gian sử dụng cho đến khi đào thải máy móc thiết bị. Xét về phương diện kỹ thuật, phương pháp này hoàn toàn phù hợp với tình hình sử dụng tài sản. Khi mới sử dụng tài sản là máy móc thiết bị bao giờ cũng hoạt động hiệu quả hơn là khi máy móc thiết bị đã cũ dần theo thời gian sử dụng, bên cạnh đó còn tăng chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu phụ tùng thay thế,…Xét về phương diện kinh tế thì phương pháp khấu hao này có lợi thế cho phép công ty thu hồi nhanh chóng vốn đầu tư để chuyển hướng đầu tư cần thiết, hạn chế sự biến động của giá cả thị trường trên cơ sở tận dụng tối đa công suất thời gian sử dụng máy và ưu điểm thứ hai là trong trường hợp công nghệ máy móc thiết bị phát triển nhanh chóng, máy móc thiết bị cũng nhanh chóng trở nên lạc hậu, việc thay thế máy móc thiết bị mới không gây thiệt hại nhiều về kinh tế.

Xét về trước mắt có thể là giảm hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng nhưng xét về lâu dài phương pháp này là một trong những phương pháp tạo điều kiện cho công ty đổi mới trang thiết bị tiên tiến, tạo điều kiện cho những năm sau trong việc đầu tư, đi vào cạnh tranh về chất lượng, hạ giá thành sản phẩm do được ủng hộ bởi chi phí khấu hao. Đây là những yếu tố sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của tổng công ty.

Hoặc công ty có thể áp dụng phương pháp tính khấu hao theo giá trị còn lại của TSCĐ, phương pháp này có khả năng thu hồi vốn nhanh và do đó khả năng phòng ngừa được hiện tượng mất giá do hao mòn vô hình gây ra, đặc biệt là sự biến động về giá cả hiện nay. Tuy nhiên phương pháp này cũng có hạn chế là số trích khấu hao lũy kế đến cuối năm không bù đắp được giá trị ban đầu cảu máy móc thiết bị. Và người ta giải quyết hạn chế này bằng cách chuyển sang giai đoạn sử dụng cuối cùng của tài sản có thể áp dụng phương

pháp khấu hao tuyến tính.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại tổng công ty thiết bị điện Việt Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w