BẢNG 16: CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại tổng công ty thiết bị điện Việt Nam (Trang 42)

3. Thực trạng sử dụng vốn tại Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam 1 Đánh giá công tác huy động vốn

BẢNG 16: CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN

Chỉ tiêu Đơn

vị

2003 2004 2005 2006 2007

VLĐ (1) Tỷđ 137,1 150,0 168,3 178,8 291,7

Tiền (2) Tỷđ 55,2 32,8 15,1 14,3 25,7

Các khoản phải thu (3) Tỷđ 25,8 42,2 75,8 73,8 137,6

Nợ ngắn hạn (4) Tỷđ 71,8 89,0 103,1 120,7 168,7

k/n thanh toán hiện hành(1)/ (4)

Lần 1,91 1,69 1,63 1,48 1,73

k/n thanh toán nhanh(2+3)/(4) Lần 1,13 0,84 0,88 0,73 0,97 k/n thanh toán tức thời(2)/(4) Lần 0,77 0,37 0,15 0,12 0,15

( Nguồn: phòng tài chính kế toán)

+ Khả năng thanh toán hiện hành

Khả năng thanh toán hiện hành càng cao chứng tỏ khả năng sử dụng VLĐ càng có hiệu quả. Qua bảng 13 trên ta nhận thấy chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành hầu hết đều cao hơn mức 0,5 lần tức khả năng thanh toán là tốt tuy nhiên khả năng thanh toán này lại có xu hướng giảm qua các năm từ năm 2003 đến năm 2006 và bắt đầu tăng lên vào năm 2007. Điều này cho thấy từ năm 2003 đến năm 2006 hiệu quả sử dụng VLĐ của tổng công ty thiết bị điện giảm sút và đến năm 2007 mới bắt đầu có sự đổi mới, tiến bộ trong việc sử dụng VLĐ.

Khả năng thanh toán hiện hành được phản ánh qua chỉ tiêu vốn lưu động và nợ ngắn hạn. Vốn lưu động có xu hướng tăng lên qua các năm chứng tỏ quy mô của công ty ngày càng được mở rộng. Nhưng bên cạnh đó, nợ ngắn hạn cũng tăng lên theo các năm chứng tỏ khả năng công ty nợ khách hàng ngày càng nhiều. Tuy nhiên điều đáng lưu ý ở đây là tốc độ tăng của vốn lưu động lại thấp hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn, chính nguyên nhân này làm khả năng thanh toán hiện hành của tổng công ty có xu hướng sụt giảm qua các năm. Cụ thể như sau:

Năm 2003, khả năng thanh toán hiện hành là 1,91 lần. Năm 2004, khả năng thanh toán hiện hành là 1,69 lần giảm so với năm 2003, năm 2005 là 1,63 lần cũng giảm đi so với năm 2004 nhưng mức độ có ít hơn. Và năm 2006 lại giảm mạnh so với các năm trước đó chỉ còn là 1,48 lần. Nhưng đến năm 2007 khả năng thanh toán hiện hành lại tăng lên mức 1,73 lần đánh dấu một bước phát triển mới, đánh dấu bước tiến bộ trong việc sử dụng vốn lưu động trong kỳ kinh doanh của tổng công ty mặc dù mức 1,73 lần của năm 2007 vẫn chưa cao bằng năm 2003 trước đó nhưng đã có sự khởi sắc cho việc sử dụng vốn lưu động của công ty.

Như vậy chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành có xu hướng giảm nhưng đến năm 2007 đã bắt đầu tăng lên, cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của

tổng công ty thiết bị điện đã có bước đi đúng đắn. +Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh = (tiền + các khoản phải thu) / nợ ngắn hạn

Là chỉ tiêu đánh giá tại thời điểm bất kỳ trong kỳ kinh doanh, doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh chóng là cao hay thấp. Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện hiệu quả sử dụng VLĐ cao.

Qua bảng 13 ta có thể nhận thấy khả năng thanh toán nhanh có chỉ số cao hơn 0,5 lần thể hiện khả năng thanh toán tốt nhưng lại có xu hướng giảm qua các năm nhưng đến năm 2007 lại bắt đầu có biểu hiện tăng lên. Cũng giống như chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành ta có thể nhận xét, hiệu quả sử dụng vốn lưu động có xu hướng giảm qua các năm nhưng đến năm 2007 hiệu quả sử dụng VLĐ đã bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc. Cụ thể: năm 2003, khả năng thanh toán nhanh là 1,13 lần đến năm 2004 khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm xuống chỉ còn là 0,84 lần và chỉ tăng chút ít ở năm 2005 là 0,88 lần. Đến năm 2006 lại giảm xuống còn 0,73 lần và đến hết năm 2007 chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh lại tăng lên 0,97 lần nhưng mức tăng này vẫn chưa bằng năm cao nhất năm 2003 nhưng đã phần nào cho thấy sự tiến bộ trong quản lý và sử dụng vốn lưu động của tổng công ty.

Nguyên nhân là do chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh được phản ánh qua ba chỉ tiêu là tiền, các khoản phải thu và nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu tiền có xu hướng giảm qua các năm còn chỉ tiêu các khoản phải thu lại tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng tổng hợp cả hai chỉ tiêu này vẫn không cao bằng chỉ tiêu nợ ngắn hạn dẫn đến khả năng thanh toán nhanh có xu hướng sụt giảm qua các năm. Điều này thể hiện hiệu quả sử dụng VLĐ không mấy hiệu quả.

+Khả năng thanh toán tức thời

Là chỉ tiêu cho biết tại thời điểm xem xét doanh có khả năng thanh toán ngay tức thì là cao hay thấp. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả cao.

Qua bảng 13 nhận thấy khả năng thanh toán tức thời một số năm gần đây thấp hơn 0,5 lần và có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể: năm 2003 khả năng thanh toán tức thời là 0,77 lần, năm 2004 khả năng thanh toán tức thời giảm xuống chỉ còn đáp ứng 0,37 lần trong kỳ kinh doanh, năm 2005 chỉ tiêu này là 0,15 lần và năm 2006 chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời giảm xuống chỉ còn 0,12 lần. Điều này cho thấy khả năng lợi dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại tổng công ty thiết bị điện Việt Nam (Trang 42)