Tăng doanh thu, giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại tổng công ty thiết bị điện Việt Nam (Trang 56)

2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

2.1.1.Tăng doanh thu, giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh doanh

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty trước tiên phải thực hiện các biện pháp tăng doanh thu, kiểm soát chi phí, đảm bảo mối quan hệ tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu lớn hơn tỷ lệ tăng trưởng của chi phí.

- Các biện pháp tăng doanh thu

Chủ động tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, tranh thủ sự ủng hộ của các đơn vị liên doanh, liên kết để tăng vốn điều lệ, tăng khả năng sản xuất.

Việc liên doanh liên kết không những làm tăng vốn điều lệ mà qua đó công ty được nhận một số máy móc trang thiết bị mới, lợi dụng điều này công ty có thể tăng thêm năng suất sản phẩm.

Đối với bộ phận thiết kế, kỹ thuật cần nghiên cứu thiết kế ra một số sản phẩm mới, hay các sản phẩm cũ nhưng có những đặc tính mới làm cho sản phẩm an toàn hơn, có thể làm luôn nhiệm vụ vật trang trí trong nhà như thêm các mầu vào cầu chì để cảnh báo, đồng hồ đo điện có các hình thù trang trí,các sản phẩm có chất lượng cao, ổn định có thể tăng doanh số bán và cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.

thể cảm nhận được toàn bộ giá trị của sản phẩm, tham gia vào các hội trợ triển lãm sản phẩm, đầu tư mở rộng gian hàng giới thiệu sản phẩm, chăm chút đến công tác bán hàng của các nhân viên, không chỉ dựa vào sự ưu tiên của Nhà nước mà tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

- Các giải pháp kiểm soát chi phí

Nghiên cứu áp dụng mô hình trả lương theo sản phẩm cho công nhân. Đây là một mô hình có ưu điểm cao, vừa khuyến khích tăng năng suất sản phẩm vừa tạo động lực làm việc, môi trường làm việc cho công nhân.

Áp dụng mô hình khoán vật tư để tránh thất thoát nguyên vật liệu trong sản xuất.

Quản lý tốt các khoản chi phí từ tổng công ty đến các đơn vị thành viên sản xuất trực tiếp, hạn chế những khoản chi phí không cần thiết, nên định mức các khoản chi phí tiếp khách, chi phí hội nghị để làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Cần thiết áp dụng mô hình 5S vào quản lý văn phòng và phân xưởng sản xuất. Chất lượng và cung cách làm việc được định hình ngay từ đầu, giảm thiểu và tiết kiệm chi phí quản lý thể hiện rất rõ ràng nếu công ty đã thực hiện mô hình này.

Hàng dự trữ tồn kho nên áp dụng phương pháp dự trữ “just in time” để giảm thiểu chi phí lưu kho, tồn đọng hàng hóa. Nếu tính thực tế thì tổng số tiền công ty bỏ ra nhưng chưa được thanh toán bao gồm các khoản phải thu và khối lượng sản phẩm dở dang. Vì vậy công ty phải bám sát vào thực tế khả năng sản xuất, thực tế kinh doanh của doanh nghiệp để lên kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, xác định chính xác điểm đặt hàng cho các nhà cung ứng, tránh tình trạng nguyên vật liệu đã lưu kho đầy đủ mà vẫn chưa được đưa ngay vào sản xuất, ngoài chi phí sử dụng vốn tăng phải chịu chi phí lưu kho, lưu bãi, chi phí bảo quản,…làm tăng sức ép lên vốn lưu động của công ty. Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với từng bộ phận sử dụng nguyên

vật liệu, kịp thời phát hiện và xử lý các nguyên nhân gây lãng phí vật liệu, năng lượng trong quá trình sản xuất. Ngoài ra nên có các biện pháp khen thưởng, kỷ luật thích đáng đối với các phân xưởng sử dụng tiết kiệm hay gây lãng phí vật tư.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại tổng công ty thiết bị điện Việt Nam (Trang 56)