Làm tốt công tác KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe và đời sống cho phụ nữ

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Mường Tè - huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La. (Trang 69)

Thực tế cho thấy phụ nữ thường phải chịu nhiều sự can thiệp của y tế nhiều hơn nam giới. Do họ phải chịu hậu quả nặng nè của việc sinh nở, sau mỗi lần sinh nở, mỗi lần vượt cạn sức khỏe của họ lại kém đi. Vì thế, làm tốt công tác KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe tốt cho phụ nữ sẽ giúp họ hiểu biết hơn về sức khỏe sinh sản, giúp họ được khỏe mạnh hơn, ít nhiễm bệnh hơn và sinh con an toàn. Vấn đề đặt ra là làm sao trong việc thực hiện KHHGĐ không chỉ tập trung vào các đối tượng nữ mà cần phải nêu cao vai trò của nam giới trong vấn đề KHHGĐ, nâng dần tỷ lệ lao đông nam tham gia thực hiện các biện pháp KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe cho người vợ. Có như vậy phụ nữ mới được đảm bảo sức khỏe và có thời gian chăm sóc con cái và có điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Vì vậy, chiến lược dân số phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Muốn làm được điều này các cấp chính quyền, các đoàn thể, hội phụ nữ cần tích cực hơn nữa trong việc vận động gia đình không sinh con thứ 3, tổ chức khám chữa bệnh định kì cho phụ nữ, cấp phát thuốc miễn phí cho phụ nữ gặp hoàn cảnh khó khăn, vận động 100% phụ nữ có thai đi tiêm phòng và uống các thuốc bổ dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, phải giảm cường độ lao động cho phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nông thôn vì trên thực tế họ phải làm việc tạo thu nhập tốn rất nhiều thời gian trong khi họ phải đảm nhận hầu hết các công việc nội trợ của gia đình nên không có nhiều thời gian để chăm sóc bản thân. Do vậy, phải giảm cường độ làm việc của phụ nữ, đây là một giải pháp rất thiết thực nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc nuôi dưỡng con cái và đảm bảo sức khỏe cho phụ nữ.

4.5.5. Gii pháp hot động khuyến nông và thông tin nông nghip đối vi ph n ti xã

Cần đẩy mạnh công tác lồng ghép các chương trình giáo dục phụ nữ về sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa ra đình với chương trình tập huấn kỹ

thuật nông nghiệp cho nữ do Hội liên hiệp phụ nữ tổ chức. Nhà nước cần hỗ trợ chi phí cho các chương trình khuyến nông trên tivi, đài về các kỹ thuật canh tác. Giảm bớt thời lượng dành cho quảng cáo thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, tăng cường các biện pháp sinh học nhằm giảm chi phí đầu tư. Gắn chặt sự tham gia của phụ nữ trong những khóa tập huấn, xây dựng ô mẫu, hội thảo. Đây là cách thức đạt hiểu quả nhất, bền vững nhất, có khuyến khích sự tham gia cùng xây dựng kế hoạch, cùng nhau giám sát, bàn bạc, nhận xét, đánh giá các hiểu quả đạt được.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Mường Tè là xã thuần nông vì vậy mà phần lớn các hoạt động của xã chủ yếu là tự sản và tự tiêu. Trong mấy năm gần đây xã đã có sự thay đổi rất nhiều, điều kiện kinh tế khá hơn trước. Cùng với sự đi lên của điều kiện kinh tế xã hội thì vai trò và vị thế của người phụ nữ ở xã cũng được tăng lên một cách đáng kể. Song trong cách nghĩ và quan niệm vẫn chưa thực sự được thay đổi, những nếp sống, nếp nghĩ lạc hậu nhiều hạn chế sai lệch đã cản trở sự tiến bộ của vấn đề bình đẳng giới đó là những nguyên nhân kìm hãm việc nâng cao và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ và sự đóng góp của phụ nữ trong công tác xã hội.

Phụ nữ đóng vai trò quan trong trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập. Trong các khâu công việc trong sản xuất nông nghiệp thì người phụ nữ vẫn đảm nhận là chính, họ tham gia tất cả các công việc từ nhẹ nhàng đến nặng nhọc, tuy nhiên vai trò của họ vẫn chưa được gia đình và cộng đồng đánh giá đúng mức. Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, sản xuất lâm nghiệp đều do phụ nữ làm là chính, nam giới chỉ tham gia một phần nhỏ, kể cả những công việc nặng cần đến sức khỏe. Trong kinh doanh dịch vụ thì đã có sự tham gia nhiều hơn của nam giới.

Tuy nhiên, người ra quyết định ở tất cả các khâu hoạt động sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, dịch vụ phần lớn đều do chủ gia đình quyết định đó là nam giới. Tuy là người chịu trách nhiệm chính trong hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp nhưng trong kiểm soát kinh tế hộ họ được đánh giá thấp hơn nam giới. Hầu như các công việc lớn trong gia đình đều do người chồng quyết định.

Phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc gia đình, nuôi dậy con cái, làm nội trợ… do vậy nếu có sức khỏe tốt, có trình độ học vấn tham gia nhiều hoạt động cộng đồng thì con cái của họ cũng sẽ được nuôi dạy tốt.

Tuy phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất, và tái sản xuất nhưng quyền ra quyết định chủ yếu là nam giới, khả năng tiếp cận với các nguồn thông tin, khoa học kỹ thuật tiến bộ lại rất thấp.

Những nhân tố như: Phong tục tập quán định kiến giới, gánh nặng trong công việc trong gia đình và sản xuất, trình độ văn hóa và chuyên môn thấp, quyền quyết định…, đã ảnh hưởng rất lớn đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ.

5.2. Khuyến nghị

5.2.1. Đối vi Nhà nước

Nhà nước cần có chính sách kinh tế xã hội thiết thực hơn nữa với phụ nữ, đảm bảo sự bình đẳng giới, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao địa vị của người phụ nữ trong xã hội, tạo những điều kiện tốt nhất cho họ bắt kịp với tiến bộ phát triển chung của nhân loại.

Ban hành các chính sách và biện pháp loại bỏ những định kiến, những hủ tục lạc hậu giúp phụ nữ đạt được sự bình đẳng toàn diện.

Xây dựng các dự án chương trình nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn trong đó cần đặc biệt quan tam đến những dự an dành cho phụ nữ, giúp họ có công ăn việc làm, có vốn, kiến thức chuyên môn để sản xuất nâng cao thu nhập cải thiện mức sống gia đình.

5.2.2. Đối vi các cp chính quyn và đoàn thđịa phương

Địa phương cần nghiên cứu kỹ và thực hiện đồng bộ các giải pháp đã được nêu ở phần trên để nâng cao hơn nữa vai trò của phụ nữ trong phát triển nông thôn. Xây dựng các chính sách xã hội từ quan niệm tiếp cận giới. Xây dựng chính sách chung cho cả hai giới trong chương trình phát triển chung, đảm bảo sự bình đẳng về giới.

Phối hợp và phát huy vai trò của các đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân trong công tác tập huấn, tổ chức tốt công tác đào tạo, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn khoa học kỹ thuật cho phụ nữ, đào tạo kỹ năng kinh doanh và cách tổ chức cuộc sống gia đình.

Tổ chức đoàn thể địa phương tạo điều kiện cho phụ nữ được vay vốn với lãi suất thấp, thành lập các nhóm phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, khuyến khích thành lập những tổ làm nghề thủ công, nghề truyền thống…, để tăng thu nhập cho phụ nữ.

Tăng cường học hỏi và tiếp cận với đời sống, văn hóa hiện đại, từng bước mở mang kiến thức xóa bỏ thủ tục và định kiến với phụ nữ.

5.2.3. Đối vi người nông dân

Nâng cao nhận thức cho các thành viên trong gia đình, chú trọng đến phụ nữ về kiến thức tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy chăm sóc con cái, khuyến khích sự quan tâm của các thành viên trong gia đình chia sẻ các hoạt động lao động cũng như cuộc sống gia đình, tình cảm.

Cần có sự trao đổi thông, kinh nghiệm sản xuất giữa người dân với nhau và giữa các thành viên trong gia đình. Những chủ hộ là nam giới phải có hướng nhìn tích cực về phụ nữ, nên để cho phụ nữ tham gia thực hiện những quyết định trong gia đình, kể cả những quyết định liên quan đến tài chính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Bùi Thị Minh Hà (2010), “Bài giảng Giới trong khuyến nông và phát triển nông thôn”, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

2. Bùi Thu Hòa (2011), “Giải pháp nâng cao vai trò của lao động trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” luận văn thạc sỹ Kinh tế nông nghiệp, trường Đại học Kinh Tế và Quản trị kinh doanh, Thái Nguyên.

3. Trần Thị Bích Hồng (2013), “Bài giảng Kinh tế hộ và trang trại”, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

4. Nguyễn Hữu Hồng (2008), “Bài giảng về phát triển cộng đồng”, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Phạm Thị Lý (2010), “Bài giảng Giới và phát triển nông thôn”, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

II.Internet

6. Giới trong nông nghiệp và phát triển nông thôn

http://tuyentruyen.dongthap.gov.vn/index.php/Gioi-va-Phat-trien/Gioi-trong- nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-Viet-Nam.html

7. HỘI LHPN TỈNH BÌNH ĐỊNH: Vai trò của phụ nữ và nam giới trong tổ chức cuộc sống gia đình ở Bình Định

http://www.dostbinhdinh.org.vn/HNKH7/T_luan16.htm

8. Nguyễn Thị Như Quỳnh: Phát huy vai trò của phụ nữ nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

http://truongleduan.quangtri.gov.vn/nghiencuutraodoi.asp?id=201020111324 4

9. Ths. Lê Thị Linh Trang: “Vị trí vai trò của phụ nữ trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước”:

http://www.haugiang.gov.vn/portal/data/sites/10/chuyende/phunu/phan2/vitri vaitrocuaphunutrongxuthehoinhapi.html

10. Ths. Võ Thị Bích Thúy: “Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội”:

http://www.truongchinhtrilamdong.com.vn/nd_dlth.aspx?muc=894&mboardn ame=Kh1

11. GS. Lê Thị Nhâm Tuyết: “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại”: http://cpd.vn/news/detai/tabid/77/newsid/1043/seo/Giao-su-Le-Thi-Nham- Tuyet-Niem-dam-me-khoa-hoc-va-long-nhan-ai/Default.aspx 12. Ủy ban về các vấn đề xã hội (2009), Giới và lồng ghép giới với hoạt động của xã hội http://www.na.gov.vn/nnsvn/print.asp?id=270&catid=198

13. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở nông thôn hiện nay

http://www.doko.vn/luan-van/vai-tro-nguoi-phu-nu-trong-gia-dinh-o-nong- thon-hien-nay-236256

14. Bùi Thị Hồng Vân (2002), Vai trò của phụ nữ trong đô thị hiện nay

http://doc.edu.vn/tai-lieu/khoa-luan-vai-tro-cua-nguoi-phu-nu-trong-gia-dinh- do-thi-hien-nay-qua-khao-sat-tai-quan-hai-ba-trung-thanh-pho-ha-noi- 56943/

15. Vương Thị Vân (2009), Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.

http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-vai-tro-cua-phu-nu-nong-thon-trong-phat- trien-kinh-te-ho-tren-dia-ban-huyen-phu-luong-tinh-thai-nguyen-29352/ 16. http://www.phunu.hochiminhcity.gov.vn

PHỤ LỤC PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH Thôn: ...Xã... Huyện ...Tỉnh...

I. Thông tin chung về hộ được điều tra: - Họ và tên người được phỏng vấn: ...

- Tuổi: ………. Dân tộc: ………… Nữ: ………….Nam: ……...…..

- Trình độ học vấn: ……….

- Phân loại hộ theo mức sống: Hộ khác (trung bình, khá) Cận nghèo Nghèo - Phân loại hộ theo ngành: Hộ thuần nông Hộ kiêm Buôn bán, dịch vụ Lao động chính: ……….…... Nam: ………...Nữ: ………... Nhân khẩu: ………... Thành viên Tuổi Giới tính TĐVH Nghề nghiệp Quan hệ với chủ hộ II. Tình hình nhà ở, đất đai và tài sản, tài nguyên 2.1. Loại nhà ở: Nhà kiên cố (Nhà xây, nhà mái bằng) Nhà dột nát(Tranh tre, nhà tạm)

Nhà bán kiên cố (Nhà lập ngói) Không có nhà, ở thuê Phiếu số: ...

2.2. Tài sản gia đình và tư liệu sản xuất

STT Tài sản Đơn vị Số lượng

1 Ti vi màu Cái 2 Ti vi đen trắng Cái 3 Xe máy Cái 4 Tủ lạnh Cái 5 Điện thoại Chiếc 6 Bếp ga Cái 7 Máy tuốt Cái

8 Máy xay sát cá nhân Cái

9 Lợn Con (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10 Trâu Con

11 Bò Con

12 Gà Con

13 Khác (cụ thể)

III. Các nội dung khác 3.1. Nông nghiệp

- Xin ông (bà) cho biết ai là làm chính trong các công việc dưới đây?

Các khâu Vợ Chồng Cả hai Thuê 1.Trồng lúa -Làm đất (cày, bừa) -Gieo mạ, cấy -Bón phân, làm cỏ -Phun thuốc -Gặt -Tuốt -Phơi 2. Trồng màu -Làm đất

-Gieo hạt, trồng cây -Bón phân, vun gốc -Phun thuốc -Thu hoạch 3. Chăn nuôi -Lấy, mua thức ăn -Chăm sóc -Đi bán 3.2. Lâm nghiệp

- Xin ông (bà) cho biết ai làm chính trong các công việc dưới đây?

Loại công việc Vợ Chồng Cả hai - Trồng cây -Lấy củi -Chăm sóc rừng -Lấy măng -Khai thác gốc bán - Sản phẩm phụ khác 3.3. Nghề phụ

- Xin ông (bà) cho biết ai làm chính trong các công việc sau đây:

TT Công việc Người làm

Chồng Vợ Cả hai

1 Tiểu thụ công nghiệp 2 Buôn bán,dịch vụ 3 Làm thuê

4 Khác

- Xin ông (bà) cho biết thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp của gia đình trong năm

TT Công việc Số tháng hoạt động trong năm Thu nhập bình quân/ tháng Thu nhập cả năm 1 Tiểu thụ công nghiệp 2 Buôn bán, dịch vụ 3 Làm thuê 4 Khác

3.4. Gia đình có bán sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp không?

Không Có

3.5. Bán ở đâu? Ai là người bán? Ai giữ tiền bán sản phẩm? TT Loại sản

phẩm

Nơi bán Người bán sản phẩm

Người giữ tiền bán sản phẩm Tại nhà chợ Chồng Vợ Cả hai Chồng Vợ Cả hai 1 Lúa 2 Màu 3 Hoa quả 4 Lợn 5 Gà 6 Cá 7 Vịt 8 Củi 9 Khác

3.6. Gia đình có bán sản phẩm phi nông nghiệp không? Ai bán?

TT Loại sản phẩm Nơi bán Người bán sản phẩm Người giữ tiền bán sản phẩm Tại nhà Ở chợ Chồng Vợ Cả hai Chồng Vợ Cả hai 1 2 3

3.7. Ai là người tham gia vào các hoạt động sau? Hoạt động Chồng Vợ Cả hai 1. Nấu cơm 2. Đi chợ 3. Giặt giũ 4. Vệ sinh nhà cửa 5. Chăm sóc con cái 6. Dạy con cái

7. Định hướng nghề nghiệp cho con 8. Chăm sóc người già, ốm

IV. Sử dụng thu nhập và phúc lợi 4.1. Tiền chung của hộ ta là do ai quản lý?

Chồng Cả hai vợ chồng Con cái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vợ Bố mẹ

4.2. Ai là người tiếp cận các thông tin và tập huấn và đứng tên tài sản

TT Chỉ tiêu Chồng Vợ Cả hai

1 Người thường đi họp

2 Người thường đọc báo, sách 3 Quan hệ công việc dòng họ 4 Tham gia các công tác thôn, bản 5 Kỹ thuật trồng trọt

6 Kỹ thuật chăn nuôi 7 Kỹ thuật lâm nghiệp

8 Quyền kiểm soát kinh tế, tài sản 9 Đứng tên trong sổđỏ

10 Đứng tên đăng ký xe 11 Đứng tên vay vốn 12 Đứng tên sổ tiết kiệm

4.3. Ai là người quyết định các khoản chi tiêu sau đây?

TT Các khoản chi tiêu Chồng Vợ Cả hai

1 Mua sắm công cụ sản xuất 2 Đồ dùng đắt tiền

3 Đầu tư vào sản xuất nông nghiệp 4 Đầu tư vào sản xuất phi nông nghiệp 5 Đầu tư vào buôn bán dịch vụ

4.4. Hãy cho biết những nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ ở địa phương

TT Nguyên nhân Đúng Không đúng

1 Phong tục tập quán 2 Định kiến giới 3 Gánh nặng công việc gia đình 4 Gánh nặng công việc sản xuất 5 Quyền quyết định 6 Cơ hội tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực còn hạn chế 7 Vấn đề tâm lý

8 Trình độ văn hóa, chuyên môn thấp 9 Thiếu việc làm, việc làm không ổn định 10 Không có nghề phụ làm thêm

11 Cơ sở hạ tầng chưa phát triển

Xin cảm ơn ông (bà)!

Người được phỏng vấn Người phỏng vấn

Ký và ghi rõ họ tên Ký và ghi rõ họ tên

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Mường Tè - huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La. (Trang 69)