Gánh nặng công việc

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Mường Tè - huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La. (Trang 58)

4.3.2.1. Công việc sản xuất

Qua điều tra có 48/60 phiếu chiếm 80% ý kiến cho rằng phụ nữ còn tham gia rất nhiều các công việc sản xuất. Phân tích các hoạt động sản xuất của phụ nữở đây cho thấy hầu hết tất cả các hoạt động sản xuất đều có sự tham gia của nữ giới với tỷ lệ cao. Từ các hoạt động sản xuất nhẹ nhàng như trồng rau, chăm sóc rau đến các công việc nặng nhọc hơn như cấy lúa, làm đất, làm cỏ, trồng rau, hái măng, lấy củi, mặc dù đã có sự tham gia chia sẻ các công việc của nam giới nhưng các công việc đó không thể thiếu bàn tay của phụ nữ.

Hình 4.2: Thi gian lao động sn xut ca ph n các hđiu tra

Theo kết quả điều tra về thời gian lao động sản xuất của phụ nữ cho thấy thời gian nông nhàn (sau mùa vụ) phụ nữ trung bình mỗi ngày phải làm việc 9,3giờ (38,75%). Ngoài thời gian chăn nuôi trâu, bò, lợn gà, các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, đi làm thuê cộng với những công việc như làm cỏ vườn nhà, thu dọn vườn, rào lại vườn, làm cỏ nương…, những công việc chủ yếu do phụ nữ thực hiện hầu như không có sự tham gia của nam giới thì phụ nữ nghèo vẫn phải làm 8,3giờ/ ngày và hộ trung bình làm 9 giờ/ ngày. Thời gian phụ nữ ở 2 nhóm hộ này đi làm thuê không nhiều và chủ yếu là những công việc nặng nhọc như làm nương, rẫy cỏ…, cho nên thu nhập từ nguồn này không nhiều, và ít hơn nam giới.

Số giờ làm việc vào thời điểm nông nhàn của phụ nữ ở nhóm hộ khá vẫn cao nhất là 10,6 giờ chiếm 41,17% thời gian của một ngày, do những hộ này có diện tích đất lâm nghiệp lớn hơn, hoạt động kinh doanh, dịch vụ, và làm nghề phụ, quy mô chăn nuôi lớn cho nên phụ nữ ở nhóm hộ này phải làm việc cận lực do đó thu nhập của nhóm hộ này cũng cao hơn.

4.3.2.2. Công việc trong gia đình

Có 88,33% ý kiến cho rằng gánh nặng công việc gia đình là một rào cản khiến cho phụ nữ không có điều kiện vươn lên bình đẳng với nam giới. Đó là sự khó khăn của phụ nữ khi phải thực hiện chắc năng kép, là sự kết hợp giữa vai trò làm mẹ, làm vợ và những yêu cầu, đòi hỏi của công việc sản xuất.

Bảng 4.9: Thời gian làm nội trợ và nghỉ ngơi của phụ nữ Chỉ tiêu Chung Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá

Số giờ làm nội trợ trong ngày (giờ) 4,11 4,79 4,32 3,32 Tỷ lệ thời gian làm nội trợ trong ngày (%) 17,13 19,53 18,00 13,83 Số giờ nghỉ ngơi (giờ) 9,88 10,20 10,11 9,34 Tỷ lệ số giờ nghỉ ngơi trong ngày (%) 41,17 42,50 42,13 38,17

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Đối với phụ nữ trên địa bàn điều tra thì ngoài thời gian dành cho công việc đồng áng và chăn nuôi, thời gian dành cho nội trợ cũng chiếm 17,13% quỹ thời gian trong ngày tức là 4,11 giờ/ngày cho công việc nội trợ trong gia đình. Thời gian làm nội trợ cao nhất là nhóm hộ nghèo 4,7 giờ/ngày, thấp nhất là nhóm hộ khá 3,32 giờ/ngày điều này lí giải là do phụ nữ ở nhóm hộ khá đã có sự chia sẻ công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, con cái từ người chồng. Trách nhiệm làm công việc nội trợ luôn là một đòi hỏi hàng ngày đối với phụ nữ trong cuộc sống gia đình. Do vậy, phụ nữ ở đây còn ít thời gian nghỉ ngơi trong ngày, bình quân là 9,88giờ chiêm 41,17% quỹ thời gian một ngày. Quỹ thời gian nghỉ ngơi thấp nhất là ở nhóm hộ khá là 9,34giờ mặc dù công việc nội trợ của họ chiếm ít thời gian hơn 2 nhóm hộ nghèo và cận nghèo, nhưng trong những hộ khác ngoài thời gian làm nông nghiệp, lâm nghiệp, nội trợ thì một số hộ tham gia kinh doanh, dịch vụ hoặc làm thêm nghề phụ tăng thu nhập cho nên thời gian nghỉ ngơi của họ ít hơn. Như vậy, ở nhóm hộ có thời gian nghỉ ngơi ít nhất thì thu nhập của họ cao hơn, trình độ dân trí cũng cao hơn. Tuy nhiên, thời gian nghỉ ngơi ít đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, tới việc tái sản xuất sức lao động, ảnh hưởng tới thời gian học tập nâng cao nhận thức và giải trí.

4.2.3.3. Trình độ học vấn và chuyên môn của phụ nữ còn thấp

Trình độ học vấn chuyên môn và KHKT là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình và xã hội. Chỉ khi có trình độ học vấn và chuyên môn thì phụ nữ mới khẳng định được mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Qua khảo sát tôi thấy trình

độ chuyên môn của phụ nữ xã Mường Tè là khá cao so với mặt bằng chung của toàn huyện, nhưng so với nam giới vẫn còn thấp.

Tỷ lệ có trình độ học vấn là THCS và THPT của phụ nữ trong các nhóm hộđiều tra ở xã là 46,67% phụ nữ có trình độ THPT và 33,33% phụ nữ có trình độ THPT, số phụ nữ có trình độ TC- CĐ- ĐH rất thấp là 8,33, ở nam giới con số cao hơn 48,4% có trình độ học vấn là THPT và 16,4% là TC- CĐ- ĐH.

Xét về trình độ chuyên, KHKT thì giữa nam và nữ có sự chênh lệch không lớn thậm chí nhiều phụ nữ đã được tham gia tập huấn kỹ thuật còn nhiều hơn nam giới có 22/60 (tương đương 36,67%) đã tham gia tập huấn so với nam giới chỉ có 16/60 (tương đương 26,67%). Một điểm đặc biệt là ở trong nhóm hộ nghèo hầu như các hộ đều chưa tham gia tập huấn, họ tự lao động theo kinh nghiệm là chính và không quan tâm để ý đến các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất. Điều này cũng dễ hiểu do họ ít có cơ hội được học cao nên sự hiểu biết còn hạn chế. Mặt khác họ cũng ít có điều kiện để tham gia vì công việc tạo thu nhập và chăm sóc gia đình đã tốn quá nhiều thời gian của họ. Nhiều hộ nhiều khi muốn tham gia nhưng khi được hỏi họ lại thấy ngại rụt rè lo sợ nên lại thôi.

Hạn chế về trình độ học vấn và KHKT đã kìm hãm khả năng tiếp cận với những cái mới với sự phát triển của nhân loại từ đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả sản xuất. Không những vậy nó còn cản trở phụ nữ tham gia công tác xã hội làm cho họ mặc cảm tự ti không dám vươn lên tự khẳng định mình. Chính điều đó đã cản trợ nhiều đến việc tạo thu nhập cho gia đình. Vì vậy các tổ chức đoàn thể xã hội cần tạo nhiều điều kiện hơn nữa cho phụ nữ tiếp cận với KHKT, nâng cao trình độ học vấn từ đó giúp họ nâng cao vị trí và vai trò của mình trong gia đình và tự tin hơn trong cuộc sống xã hội.

4.3.2.4. Không có việc làm, việc làm không ổn định, không có nghề phụ để làm thêm

Kết quả điều tra cho thấy có 70% ý kiến cho rằng phụ nữ thiếu việc làm, và việc làm không ổn định. Nguyên nhân này có ảnh hưởng đáng kể, điều này chứng tỏ rằng số người đi thuê, hya có nghề phụ là không nhiều, không phổ biến, Thực chất của vấn đề là do các doanh nghiệp của tỉnh, của huyện chưa phát huy được thế mạnh, chưa có nhu cầu sử dụng lao động, mặt khác cũng

chưa có tổ chức nào đứng ra lo việc làm cho phụ nữ. Trong thời gian tới tỉnh, huyện cần có những biện pháp tuyên truyền hơn nữa về vấn đề này, vì mở rộng diện người đi làm thuê là yếu tố quan trọng tăng thu nhập cho người phụ nữ, đặc biệt là những lúc nông nhàn.

4.3.2.5. Vấn đề tâm lý

Có ý 45 ý kiến cho rằng nguyên nhân tâm lý ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ là do tâm lý của bản thân người phụ nữ. Đó là tâm lý ngại phải va chạm, ngại đương đầu với những khó khăn, ngại những ý kiến phản đối, ngại những mâu thuân nội bộ. Quan niệm phụ nữ chỉ làm công việc chăm sóc con cái, nội trợ bếp núc… được nhiều người ủng hộ. Thậm chí nhiều chị em cũng chấp nhận, không phản đối đấu tranh. Đó là tâm lý tự ti, rụt rè, không tự tin vào bản thân mình. Bởi vì, họ rất ít có thì giờ và điều kiện mở rộng các quan hệ giao lưu với xã hội để nắm bắt thông tin mới, đồng thời họ lại rất ít đọc sách báo, nghe đài, tivi để bổ sung vào việc giao lưu bạn bè ít. Như vậy, rõ ràng là so với người phụ nữ, người vợ thì nam giới, người chồng có ưu thế và điều kiện hơn trong việc nắm bắt các thông tin của thị trường vì giao lưu, các quan xã hội của họ rộng rãi. Rõ ràng đây là khuyết điểm chủ quan của chính bản thân phụ nữ. Công bằng mà nói, đây không phải là một khuyết điểm, nhưng nó đã cản trở sự vươn lên của phụ nữ về mọi mặt xã hội.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Mường Tè - huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La. (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)