thuật tiến bộ và kiểm soát nguồn lực
4.2.3.1. Phụ nữ trong việc tiếp cận thông tin
Trong việc tiếp cận các kênh thông tin, nam giới thường đi hội họp, nghe đài, xem tivi, đọc sách báo…
Còn phụ nữ đảm nhiệm các công việc đồng áng, chăn nuôi, làm nội cho nên hàng ngày phụ nữ ít thời gian nghe đài, xem tivi, đọc sách báo… do vậy, họ ít được tiếp cận các kênh thông tin đại chúng để nâng cao nhạn thức và hiểu biết. Trong các loại hình tiếp cận thông tin thì họp: Họp thôn, họp cộng đồng diễn ra tại địa phương định kỳ theo tháng hay quý hoặc cũng có những cuộc họp đột xuất khác thì chủ yếu là nam giới sẽ tham gia.
Phụ nữ ởđây rất ít khi tham gia vào các cuộc họp bởi theo quan niệm của họ thì phụ nữ là những người yếu đuối lại ít học hơn nam giới, rụt rè, ít giao tiếp với xã hội bên ngoài. Vì quan niệm người chồng là chủ hộ và họ có vai trò quan trọng hơn trong việc đại diện gia đình bàn bạc, tham gia quyết định công việc thôn như xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế… Mặc dù, các quan điểm trên cũng đã được nghĩ thoáng hơn, và khi phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn, có thu nhập tốt hơn thì tỷ lệ nữ giới tham gia hội họp cũng được cải thiện cụ thể ở nhóm hộ cận nghèo là 32% và nhóm hộ khác là 33,33%, trong khi đó nhóm hộ nghèo chỉ có 11,75% tương ứng với 2 người đi hội họp.
Quỹ thời gian nghe đài và xem tivi của phụ nữ rất ít họ chỉ tranh thủ xem khi ăn cơm, ngoài thời gian đó ra trong lúc nam giới xem thì họ phải thực hiện công việc nội trợ, chăm sóc con, hay dạy con cái học. Nhóm hộ nghèo chỉ có 17,65% phụ nữ thường được nghe đài hay xem tivi, hộ cận nghèo là 36% và ở nhóm hộ khác là 20%, nhóm hộ khác phụ nữ ít có thời gian nghỉ ngơi nhất do vậy họ cũng có ít thời gian để xem phim và nghe đài.
Trong việc tiếp cận thông tin bằng đọc sách, đọc báo thì 17 hộ nghèo được điều tra thì họ gần như không tiếp cận được với loại hình thông tin này bởi một phần họ không biết đọc, biết viết và họ cũng không có điều kiện để mua sách vềđọc. Điều tra 25 hộ cận nghèo thì chỉ có 6 hộ quan tâm đến sách báo, và 6 hộ này thì có 2 hộ nắm bắt thông tin trong sách báo thông qua con cái họđọc cho. Ở 2 nhóm hộ cận nghèo và hộ nghèo có cuộc sống gần như tự cung tự cấp về mặt lương thực, thực phẩm, họ rất ít có sự giao lưu, trao đổi buôn bán hàng hóa do vậy họ là nhóm người ít chịu tác động của thị trường. Trong khi đó, ở nhóm hộ khác thì sản phẩm nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt hay lâm nghiệp nhiều hơn, ngoài ra họ còn kinh doanh, dịch vụ, làm thêm nghề phụ cho nên họ có sự trao đổi hàng hóa thường xuyên hơn, khi đó họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố của thị trường như vấn đề giá cả, thị trường, nơi mua, nơi bán, đầu vào, đầu ra cho sản phẩm… do vậy, bắt buộc họ phải nắm bắt thông tin nhiều hơn, kịp thời hơn thông qua đọc sách báo nghe đài hoặc xem tivi. Đồng thời đây cũng là nhóm hộ dễ tiếp thu cái mới do vậy họđọc sách báo để áp dụng những KHKT vào sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình.
Trong quan hệ dòng tộc như họp dòng họ, xây mồ mả, giỗ chạp thì vai trò và sự tham gia của phụ nữ thấp hơn nam giới vì những quan niệm trọng nam khinh nữ còn khá phổ biến. Ở 3 nhóm hộđều chủ yếu nam giới tham gia nhiều hơn, và sự chênh lệch về mức độ tham gia giữa 2 giới ở nhóm hộ nghèo cao nhất và thấp nhất là ở nhóm hộ khác.
4.2.3.2. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động tập huấn
Trong 17 hộ nghèo được điều tra thì có 11 hộ tham gia lớp tập huấn về trồng trọt trong đó có 8 nam và 4 nữ, chăn nuôi 9 hộ (6 nam và 2 nữ), lâm nghiệp là 8 người với 100% là nam giới. Trong khi toàn bộ các hoạt động sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp… đều do phụ nữ gánh vác thì người đi tập huấn này lại là nam giới. Và khi được hỏi lí do mà họ tham gia các lớp tập huấn này thì đa số người dân đều trả lời là họ tham gia vì được
trợ cấp với với tiền từ 10.000đ - 20.000đ trong khi chỉ cần đến ngồi và điểm danh, họ ít quan tâm đến thông tin hay chủđề của khóa tập huấn đó.
Ở nhóm hộ khác (trung bình, khá) thì trung bình có từ 14- 15 người trên 18 hộ điều tra tham gia lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp với tỷ lệ nam nữ khá cân bằng , do vậy khả năng áp dụng những kiến thức, kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất của gia đình cũng cao hơn.
Tóm lại, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp còn thấp. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới điều này là do gánh nặng công việc gia đình: Chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái; và định kiến của xã hội đó là phụ nữ phải lo công việc nội trợ, đồng áng và gia đình, đàn ông là người đại diện gia đình được tham gia các cuộc hội thảo, tập huấn. Qua vấn đề này rút ra nhận xét về hiểu quả của công tác tuyên truyền ở địa phương. Các thông tin truyền đạt về kiến thức kỹ thuật chưa đến được người dân trực tiếp sản xuất, nhất là phụ nữ.
4.2.3.3. Quyền kiểm soát kinh tế và tài sản của phụ nữ ở các hộ điều tra
Tuy phụ nữ chịu trách nhiệm chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, dịch vụ và nội trợ nhưng trong kiểm soát kinh tế hộ vai trò của họ được đánh giá thấp hơn nam giới.
Bảng 4.8: Quyền kiểm soát kinh tế và tài sản của phụ nữ ở các hộ điều tra
ĐVT: % Chỉ tiêu Hộ nghèo (n=17) Hộ cận nghèo (n=25) Hộ khác (n=18) Nam Nữ Cả hai Nam Nữ Cả hai Nam Nữ Cả hai
Quyền kiểm soát
kinh tế, tài sản 64,71 11,75 23,54 44,0 20,0 36,0 27,78 22,22 50,00 Đứng tên trong sổ đỏ 70,59 5,88 23,53 40,0 12,0 48,0 33,33 11,11 55,56 Đứng tên đăng ký xe 77,78 22,22 0,00 62,5 37,5 0 66,67 33,33 0 Đứng tên vay vốn 47,06 23,53 29,41 36,0 32,0 32,0 22,22 27,78 50,00 Đứng tên sổ tiết kiệm 0 0 0 48,0 52,0 0 44,44 55,56 0
Quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế của gia đình: Ở nhóm hộ nghèo nam giới chiếm 64,71%, nhóm cận nghèo là 44% và nhóm hộ khác thì tỷ lệ này khá cân bằng nhau nam là 27,78% và nữ là 22,22%. Nhóm hộ nghèo là nhóm hộ mà phụ nữ ít quyền hành nhất trong việc kiểm soát kinh tế và tài sản gia đình mình. Người vợ tuy được đánh giá cao hơn trong quản lý tài chính của gia đình với trách nhiệm chi tiêu nhỏ lẻ hàng ngày nhưng việc quyết định mua sắm, làm công việc lớn lại do người chồng quyết định. Trong khi đó ở nhóm hộ khác (trung bình, khá) là nhóm hộ có cả nam và nữ đều được tham gia vào tất cả các khâu quản lý thu chi trong gia đình.
Theo luật Hôn nhân và Gia đình thì các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi đăng ký quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 27 bao gồm: Nhà ở, quyền sử dụng đất và những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu. Tuy nhiên, theo số liệu điều tra được thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản chung của rất nhiều hộ gia đình được điều tra nhưng lại chủ yếu đứng tên người chồng với tỷ lệ cao nhất ở nhóm hộ nghèo là 70,59%, tên vợ 5,88% và đứng tên cả 2 vợ chồng là 23,53%. Nguyên nhân một phần do phong tục tập quán của người dân ở đây cho nên tỷ lệ ly hôn thấp, cộng thêm sự kém hiểu biết về pháp luật cho nên các hộ cho rằng ai đứng tên cũng không quan trọng. Trong khi nhóm hộ khác (trung bình, khá) tỷ lệ cả 2 vợ chồng cùng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 55,56%.
Tất cả các hộ có xe máy thì hầu như cũng là nam giới đứng tên trong giấy tờ, một phần vì phụ nữ biết đi xe máy và hiểu biết về máy móc ít, do đó khi đi mua xe đều do nam giới đi mua. Trong các chương trình vay vốn dành cho phụ nữ thì do phụ nữ đứng tên. Tuy nhiên, ở nhóm hộ nghèo và cận nghèo khả năng tiếp cận với các nguồn vốn vay còn hạn chế do đó tỷ lệ hộ được vay vốn không cao. Đồng thời, việc sử dụng nguồn vốn sai mục đích hoặc chưa hợp lý cho nên không đem lại hiệu quả cao đối với 2 nhóm hộ này. Khi được hỏi sử dụng vốn vay để làm gì thì có một số ý kiến cho rằng họ sử dụng vốn vay để trả nợ, mua sắm phương tiện sinh hoạt hoặc để mua lương thực và thực phẩm... Tóm lại , hộ nghèo và cận nghèo thiếu vốn sản xuất là do khả năng tiếp cận nguồn vốn còn khó khăn, một phần do cách sản xuất của hộ
nghèo còn giản đơn, không biết thâm canh, thiếu kinh nghiệm sản xuất hoặc vay vốn về không biết làm gì.
Phụ nữ là người quản lý chi tiêu trong gia đình nên ở 2 nhóm hộ cận nghèo và nhóm hộ khác thì người đứng tên trong sổ tiết kiệm chủ yếu là phụ nữ.