4.2.1.1. Đóng góp của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp
Trong cuộc sống hàng ngày của các hộ gia đình thì người phụ nữ và nam giới đều tham gia các hoạt động sản xuất để tạo thu nhập. Các hoạt động tạo thu nhập các hộ phong phú và đa dạng, ở mỗi loại hộ khác nhau đều có ít nhất 02 hoạt động tạo thu nhập, hộ nông dân chủ yếu vẫn là sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, ngoài ra một số hộ còn hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp, làm thuê,…
Bảng 4.3: Phân công lao động sản xuất nông nghiệp trong các hộở các điểm nghiên cứu năm 2013
ĐVT:%
Loại hộ Các khâu
Hộ nghèo (n=17) Hộ cận nghèo (n=25) Hộ khác (n=18) Nam Nữ Cả hai Thuê Nam Nữ Cả
hai Thuê Nam Nữ Cả hai Thuê 1. Trồng lúa - Làm đất 25,00 56,25 18,75 0 40 24 36 0 27,77 22,24 38,88 11,11 - Gieo trồng 12,50 62,50 25,00 0 20 28 52 0 16,67 44,44 22,22 16,67 - Làm cỏ 6,25 68,75 31,25 0 16 52 32 22,22 55,56 22,22 0 - Bón phân 18,75 56,25 25,00 0 32 32 36 0 22,23 44,44 33,33 0 - Phun thuốc 50,00 31,25 18,75 0 44 20 36 0 33,84 22,22 27,27 16,67 - Gặt 0,00 87,50 12,50 0 12 48 40 0 11,11 61,11 27,78 0 - Tuốt 56,25 25,00 18,75 0 56 24 20 0 55,56 22,22 22,22 0 - Phơi 18,75 50,00 31,25 0 16 44 40 0 33,33 33,33 33,34 0 2. Trồng màu - Làm đất 18,75 43,75 37,50 0 32 36 32 0 44,44 33,33 22,23 0 - Gieo hạt, trồng cây 18,75 31,25 50,00 0 20 52 28 0 22,23 44,44 33,33 0 - Bón phân 12,50 62,50 25,00 0 12 64 24 0 16,67 38,89 44,44 0 - Phun thuốc 56,25 25,00 18,75 0 60 12 28 0 22,22 16,67 38,89 22,22 - Thu hoạch 12,50 25,00 62,50 0 28 40 32 0 16,67 38,89 44,44 0 3. Chăn nuôi - Lấy (mua) thức ăn 18,75 50,00 31,25 0 16 52 32,00 0 22,22 50,00 27,78 0 - Chăm sóc 12,50 62,50 25,00 0 20 56 24,00 0 27,78 44,44 27,78 0 - Đi bán 18,75 43,75 37,50 0 16 56 28,00 0 16,67 50,00 33,33 0
Trong cuộc sống hàng ngày của các hộ gia đình thì người phụ nữ và nam giới đều tham gia các hoạt động sản xuất để tạo thu nhập. Các hoạt động tạo thu nhập ở các hộ phong phú và đa dạng, ở mỗi loại hộ khác nhau đều có ít nhất 02 hoạt động tạo thu nhập, hộ nông dân chủ yếu vẫn là sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, ngoài ra một số hộ còn hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp, làm thuê…
Do diện tích đất nông nghiệp không nhiều nên hoạt động trồng trọt của các nhóm hộ ở đây chủ yếu là trồng lúa, ngoài ra các hộ cũng trồng thêm các loại cây hoa màu khác như: ngô, lạc... Việc thực hiện các khâu trong hoạt động trồng lúa giữa nam và nữ ở các nhóm hộ có sự khác nhau. Đối với các công việc nặng nhọc trong khâu trồng lúa như: Làm đất, phun thuốc trừ sâu thì ở nhóm hộ khác (trung bình, khá) đã có sự tham gia của cả vợ và chồng, ngoài ra một số hộ còn thuê người để làm và phun thuốc trừ sâu hoặc thuê máy móc cày, bừa. Trong khi ở 2 nhóm hộ còn lại thì không thuê người làm và phương tiện máy móc vì diện tích lúa không nhiều và cũng không có tiền để thuê. Tất cả các khâu trong hoạt động sản xuất lúa của nhóm hộ nghèo thường là do phụ nữ làm một mình, trong khi 2 nhóm hộ còn lại thì có tỷ lệ cân bằng hơn giữa 2 giới hoặc cả 2 làm. Điều này chứng tỏ rằng ở nhóm hộ khác nhìn nhận về quyền bình đẳng giới đã có sự tiến bộ rõ rệt.
Hoạt động chăn nuôi ở các nhóm hộ điều tra thường với quy mô nhỏ lẻ một phần phục vụ cho nhu cầu gia đình phần còn lại sẽ được các hộ đem bán tạo thu nhập. Cho nên các công việc chăn nuôi đều được người phụ nữ tranh thủ thực hiện trong lúc nhàn rỗi, tuy nhiên cũng có sự khác nhau giữa các nhóm hộ. Trong nhóm hộ nghèo thì từ công việc nhẹ nhàng như lấy thức ăn, chăm sóc cho đến công việc làm chuồng thì chủ yếu là phụ nữ thực hiện, một số hộ khác thì cả 2 giới cùng tham gia nhưng chiếm tỷ lệ ít.Ở 2 nhóm hộ khác (trung bình, khá) và hộ cận nghèo thì có sự tham gia đồng đều ở cả 2 giới. Khâu bán sản phẩm từ chăn nuôi ở cả 3 nhóm chủ yếu vẫn do phụ nữ đảm nhiệm, như vậy có thể thấy phụ nữ thường giữ vai trò quản lý chi tiêu trong gia đình.
Như vậy, qua bảng số liệu trên ta thấy mặc dù đã có sự chia sẻ từ chồng nhưng trong khâu công việc trong sản xuất nông nghiệp thì người phụ nữ vẫn đảm
nhận chính, họ tham gia vào tất cả các công việc từ nhẹ nhàng đến nặng nhọc, tuy nhiên vai trò của họ chưa được cộng đồng và gia đình đánh giá đúng mức.
4.2.1.2. Đóng góp của phụ nữ này trong sản xuất lâm nghiệp
Qua điều tra có 8/17 hộ nghèo, 10/25 hộ cận nghèo và 11/18 hộ khác (trung bình, khá) trồng rừng, chủ yếu là trồng các loại cây như: Keo, luồng… 60/60 hộ khai thác lâm sản ngoài gỗ: Lấy củi, nứa, măng, phong lan…để phục vụ cho nhu cầu gia đình hoặc đem bán tăng thêm thu nhập và một số thảo dược dùng chữa bệnh.
Bảng 4.4: Đóng góp của phụ nữ trong sản xuất lâm nghiệp ĐVT: % Loại hộ Các khâu Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ khác Nam Nữ Cả
hai Thuê Nam Nữ Cả
hai
Thuê
Nam Nữ Cả
hai Thuê
1. Trồng cây lâm nghiệp
- Trồng rừng 25,0 62,5 12,5 0 30 20 50 0 18,18 18,18 45,45 18,18
- Chăm sóc rừng 12,5 62,5 25,0 0 30 30 40 0 27,27 18,18 54,55 0
2. Khai thác lâm sản ngoài gỗ
- Lấy măng 0 87,5 12,5 0 10 70 20 0 27,28 45,45 27,27 0
- Khai thác củi 25,0 62,5 12,5 0 20 70 10 0 18,18 27,27 36,36 9,09
- Nấm, hoa chuối, mộc nhĩ 37,5 62,5 0 0 30 70 0 0 27,27 54,54 18,18 0
- Thảo dược chữa bệnh 25,0 62,5 12,5 0 40 50 10 0 27,27 54,54 18,18 0
Từ bảng số liệu 4.4 cho thấy tất cả các hoạt động trồng cây lâm nghiệp của các hộ thì hộ nghèo và cận nghèo người dân đều tự thực hiện và không thuê người khác làm, nguyên nhân do kinh tế khó khăn, diện tích đất lâm nghiệp ít, và người dân tận dụng nguồn nhân lực bao gồm cả trẻ em và người già tham gia. Sự tham gia của nữ giới trong hoạt động trồng rừng và chăm sóc cao nhất ở nhóm hộ nghèo >50%, hộ cận nghèo và hộ khác thì <30%. Nhưng sự tham gia của 2 giới ở nhóm hộ nghèo chỉ từ 12,50% đến 25%, trong khi 2 nhóm hộ còn lại chiếm >40%. Như vậy, sự tham gia của 2 giới khác nhau ở các nhóm hộ.
Trong hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ thì sự tham gia của nữ giới ở trong các công việc từ lấy măng cho đến lấy thảo dược chữa bệnh đều do phụ nữ làm là chính, nam giới chỉ tham gia phần nhỏ, kể cả nhưng công việc nặng cần đến sức khỏe như khai thác củi, nứa. Ở nhóm hộ khác thì tỷ lệ nam giới, và nữ giới tham gia vào các công việc đồng đều hơn, như vậy là phụ nữ ở nhóm hộ này có sự chia sẻ các công việc từ chồng, đây là lí do khiến thu nhập của hộ này cao hơn 2 nhóm hộ còn lại.
4.2.1.3. Vai trò của phụ nữ trong hộ hoạt động kinh doanh hàng hóa - dịch vụ
Bảng 4.5: Đóng góp của phụ nữ trong hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ ĐVT: % Hoạt động Nhóm Cận nghèo Nhóm khác Nam Nữ Cả hai Nam Nữ Cả hai
1. Ngành nghề tiểu thụ công nghiệp và nghề phụ
- Đi mua nguyên liệu 40 40 20 33,33 16,67 50,00
- Trực tiếp sản xuất 0 0 100 0 16,67 83,33
- Bán sản phẩm 0 60 40 0 66,67 33,33
2. Dịch vụ
- Quản lý thu, chi, thanh toán 20 60 20 0 83,33 16,67
- Đi mua hàng 0 40 60 33,33 0 66,67
- Vận chuyển, bốc dỡ, áp tải hàng 60 0 40 0 0 100 - Trực tiếp phục vụ hay bán hàng 0 60 40 0 33,33 66,67
Trong 17 hộ nghèo thì không có hộ nào tham gia vào các ngành nghề tiểu thụ công nghiệp và dịch vụ. Có 14 hộ làm nghề phụ và dịch vụ nhỏ, trong đó nhóm hộ cận nghèo (n=25) chỉ có 5 hộ làm nghề phụ và dịch vụ là bán hàng tạp hóa nhỏ và làm đậu; có 9 hộở nhóm hộ khác (trung bình, khá) có 2 nhóm hộ làm đậu, 2 hộ nấu rượu, 3 hộ bán hàng tạp hóa và 2 hộ sửa chữa đồ dùng.
Từ bảng số liệu 4.6 ta thấy các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ đều ở nhóm hộ khác (trung bình, khá) có sự tham gia đồng đều từ 2 giới, hoặc cả 2 cùng thực hiện. Riêng khâu thu, chi, thanh toán và phục vụ thì đều do phụ nữ đảm nhiệm. Khâu bốc dỡ vận chuyển hàng thì thường do nam giới thực hiện vì những công việc này đòi hỏi sức khỏe tốt.
Như vây, có thể khẳng định việc buôn bán hàng hóa - dịch vụ đã và đang là một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế hộ. Riêng các hộ nghèo muốn thoát nghèo thì cần biết kinh doanh dù rất nhỏ. Trong sự phát triển đó người phụ nữ đang thực sự là lực lượng đóng góp lớn. Điều này, càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của người phụ nữ trong việc tạo ra tiền mặt cho các hộ gia đình ở nông thôn.
4.2.1.4. Người ra quyết định trong các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp.
Qua điều tra ta thấy vai trò quyết định của phụ nữ ở các hộ điều tra vẫn chưa được coi trọng, và quan tâm đúng mức. Để tìm hiểu và đánh giá về vấn đề này tôi đã tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình, kết quả được thực hiện qua bảng 4.6.
Bảng 4.6: Người đưa ra quyết định trong các khâu trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh- dịch vụ
ĐVT: %
Loại hộ Các khâu
Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ khác (trung bình, khá) Nam Nữ Cả hai Nam Nữ Cả hai Nam Nữ Cả hai I. Nông nghiệp
1. Chọn cây chồng 64,70 23,53 11,77 48,00 20,00 32,00 33,33 27,28 38,89 2. Chọn vật nuôi 52,94 29,41 17,65 44,00 32,00 24,00 27,28 33,33 38,89 3. Mua công cụ sản xuất 76,47 11,77 11,77 32,00 28,00 40,00 44,45 22,22 33,33 4. Mua tư liệu NN khác 70,59 23,53 5,88 52,00 20,00 28,00 33,33 33,33 33,33 5. Thuê lao động, máy móc 0 0 0 0 0 0 40,00 26,67 33,33 6. Bán sản phẩm 47,06 23,53 29,41 44,00 24,00 32,00 27,78 27,78 44,44
II. Lâm nghiệp
1. Chọn cây lâm nghiệp 62,50 12,50 25,00 50,00 20,00 30,00 45,45 18,18 36,37 2. Diện tích trồng, kỹ thuật 50,00 25,00 25,00 60,00 10,00 30,00 36,36 9,10 54,54 3. Khai thác lâm sản ngoài gỗ 37,50 37,50 25,00 50,00 30,00 20,00 18,18 45,45 36,37 4. Bán sản phẩm 25,00 50,00 25,00 30,00 60,00 10,00 45,45 18,18 36,37
III. Kinh doanh hàng hóa và dịch vụ
1. Lựa chọn ngành nghề 0 0 0 57,14 14,28 28,57 33,33 11,11 55,56 2. Chọn hướng kinh doanh và loại hàng
kinh doanh 0 0 0 42,86 28,57 28,57 22,22 33,33 44,44
3. Mua nguyên vật liệu 0 0 0 42,86 42,86 14,28 11,11 44,44 44,44 4. Bán sản phẩm 0 0 0 28,57 42,86 28,57 22,22 33,33 44,44
Từ số liệu bảng 4.6 cho thấy trong tất cả các hoạt động sản xuất quyền quyết định chủ yếu thuộc về nam giới, tuy nhiên cũng có sự khác nhau giữa các nhóm hộ. Trong khi những người thực hiện những công việc đó phần lớn là do nữ giới làm. Quyền quyết định của nam giới ở 2 nhóm hộ nghèo và cận nghèo luôn cao hơn nữ giới.
Cụ thể: Trong sản xuất nông nghiệp từ chọn giống cây trồng, chọn loại vật nuôi, mua vật tư nông nghiệp như: Thuốc trừ sâu, phân bón…, và mua công cụ sản xuất chủ yếu do nam giới quyết định.
Ở nhóm hộ nghèo quyền ra quyết định của nữ giới chỉ chiếm tỷ lệ 23,53% trong khi nam giới chiếm trên 50%. Trừ khâu bán sản phẩm cả 2 giới đều có quyền ra quyết định. Nhóm hộ cận nghèo và nhóm hộ khác thì tỷ lệ cân bằng ở cả nam và nữ trong việc ra quyết định các khâu trong nông nghiệp.
Ở nhóm hộ cận nghèo các hoạt động sản xuất chủ yếu vẫn là nam giới quyết định, nhất là trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ có sự quyết định của cả 2 vợ chồng cao hơn so với nhóm hộ nghèo.
Ở nhóm hộ khác (trung bình, khá) trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp thì tỷ lệ nam giới và nữ giới được ra quyết định tương đối cân bằng. Trong việc lựa chọn giống cây trồng hay loại vật nuôi nam giới và nữ giới đều chiếm 27,28% - 33,33%. Khâu thuê người làm, và công cụ máy móc thì quyền quyết định có nghiêng về nam giới nhiều hơn, và quyền quyết định bán sản phẩm cân bằng nhau. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp thì việc lựa chọn giống cây, diện tích, kỹ thuật nam giới cũng chiếm tỷ lệ cao hơn. Tuy nhiên, những hộ có sự tham gia của cả 2 giới trong việc ra quyết định ở nhóm hộ này lại hơn hẳn so với 2 nhóm hộ nghèo và cận nghèo, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Điều này, chứng tỏ hộ có điều kiện kinh tế tốt hơn, thu nhập cao hơn thì quyền lợi của phụ nữ cũng được coi trọng hơn.
4.2.1.5. Lao động đi làm bên ngoài tạo nên thu nhập của nam và nữ giới trong các nhóm hộ điều tra
Lao động bên ngoài tập trung ở 2 nhóm hộ nghèo và cận nghèo. Có 42 hộ nghèo và cận nghèo được điều tra thì chỉ có 16 hộ có người đi làm thêm, trong đó 9 hộ nghèo và 7 hộ cận nghèo với 11 phụ nữ và 9 nam giới. Tuy
nhiên, công việc làm thuê không ổn định, chủ yếu là đi làm thuê cho các hộ gia đình, thu nhập bấp bênh, công việc nặng nhọc phụ thuộc vào sức khỏe. Những công việc đó thường là: Làm cỏ cây nông nghiệp, thu hoạch ngô, cấy, phun thuốc sâu,… Thu nhập bình quân mỗi tháng của phụ nữ là 250.000đ, còn nam giới là 350.000đ, như vậy thu nhập của phụ nữ ít hơn nam giới là 100.000đ/tháng. Trong 1 năm thì bình quân nữ giới chỉ có 3 tháng là đi làm thuê, và bình quân 1 năm phụ nữ chỉ có thu nhập là 750.000đ từ đi làm thêm. Điều này chứng tỏ nữ giới trong khu vực điều tra đa số phải làm việc nhà, chăm sóc con cái và các công việc đồng áng và ít có công việc đi làm thêm.