Tình hình chung ở các nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Mường Tè - huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La. (Trang 41)

4.1.4.1. Nguồn nhân lực, và trình độ của phụ nữ trong 3 nhóm hộ * Tuổi và nhân khẩu phân theo 3 nhóm hộ

Tuổi trung bình chung của chủ hộ là 44 tuổi và tương đối đồng đều giữu 3 nhóm hộ. Nhóm hộ cận nghèo có độ tuổi bình quân thấp nhất là 43 tuổi, thấp hơn độ tuổi bình quân chung là 1 tuổi, trong khi đó với nhóm hộ khác có độ tuổi bình quân cao nhất là (46 tuổi) cao hơn 2 tuổi so với bình quân chung. Như vậy, tuổi của chủ hộ không ảnh hưởng đến kinh tế hộ.

Số nhân khẩu trong 3 nhóm hộ có sự khác nhau, với hộ nghèo là 5 khẩu/hộ, hộ cận nghèo là 4,5 khẩu/hộ, nhóm hộ khác là 4 khẩu/hộ. Tỷ lệ nam trong 3 nhóm hộ tương đối đều nhau (2,0 - 2,5 khẩu), tỷ lệ nữ có sự khác biệt đối với nhóm hộ nghèo là 2,5 khẩu, cận nghèo là 1,96 khẩu. Như vậy, nhân tố khẩu không ảnh hưởng đến kinh tế hộ.

Trình độ văn hóa ảnh hưởng lớn đến kết quả đời sống và các hoạt động sản xuất. Kết quả diều tra cho thấy trình độ văn hóa cấp THPT của nhóm hộ khác cao hơn hẳn so với nhóm hộ cận nghèo và hộ nghèo. Nhóm hộ khác là nhóm có người đạt trình độ học hết cấp 3 và đã đi học chuyên nghiệp, và không có trình độ < cấp 1, trong khi đó nhóm hộ nghèo có trình độ văn hóa < cấp 1 lại chiếm cao nhất

- Giới tính không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế hộ.

- Tỷ lệ lao động việc làm trong các nhóm hộ có khác biệt nhau. Một thực trạng đáng buồn trên địa bàn đó là một số người chưa đến tuổi lao động và những người đã quá tuổi lao động vẫn là những lao động chính trong gia đình, và tập trung ở nhóm hộ nghèo và cận nghèo.

4.1.4.2. Đặc điểm về nguồn lực, nhà ở và tài sản

Nhà ở: Ở các nhóm hộđiều tra chủ yếu là nhà bán kiên cố (nhà sàn), nhà kiên cố chiếm 8,33% ở nhóm hộ khác, nhà dột nát 3,33% ở nhóm hộ nghèo.

Về phương tiện đi lại (xe máy): Có 52,94% hộ nghèo không có phương tiện đi lại là xe máy, 47,06% hộ nghèo có xe máy thì theo phỏng vấn cho thấy đa phần hộ mua xe với hình thức là trả góp và có giá trị < 10 triệu đồng/chiếc, hộ cận nghèo 92% có xe máy và hộ khác là 100% hộ có xe máy đi lại.

Phương tiện sinh hoạt: Bao gồm tivi, đài, đồ dùng và cả phương tiện sản xuất 70,58% hộ nghèo ở mức có nhưng rất ít, và phương tiện sinh hoạt rất đơn giản, một số hộ vẫn sử dụng tivi cũ chất lượng kém, các đồ dùng sinh hoạt khác cũng rát cũ, lạc hậu. Với loại hộ khác thì 61% ở mức từ trung bình đến tốt như: tivi màu và đầu đĩa, tủ lạnh, một số hộ trang bị đầy đủ các phương tiện đi lại, và phương tiện sản xuất như máy cày, máy say xát… Như vây, những hộ có kinh tế tốt hơn thì chất lượng cuộc sông gia đình họ cao hơn, đa dạng và phong phú hơn.

Số gia súc trâu bò: Đây là tài sản quan trọng trong đời sống cộng đồng, ở tại địa phương trâu bò chủ yếu dùng làm sức kéo trong lúa nước, chở sản phẩm. Đối với hộ nghèo thì số trâu bò có trung bình 2 con/hộ, với hộ nghèo thì 3 con/hộ và hộ khác thì 4-5 con/hộ.

Tổng tài sản của 3 nhóm hộ: Tổng tài sản của 3 nhóm kinh tế hộ không đồng đều nhau. Nhóm hộ nghèo tổng giá trị tài sản chủ yếu ở mức <10 triệu (58,82%), từ 10 - 20 triệu chiếm 41,18% không có hộ nào có tổng tài sản >20

triệu. Nhóm hộ khác tổng tài sản trung bình >30 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất trong 3 nhóm hộ và không có hộ nào có tổng giá trị tài sản là <10 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Mường Tè - huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La. (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)