Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Mường Tè - huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La. (Trang 29)

- Phương pháp phân tích thống kê: Được sử dụng để phân loại thu nhập theo các mức độ khác nhau: Hộ khác (trung bình, khá giả), hộ cận nghèo và hộ nghèo.

- Phương pháp phân tích giới: Cơ sở phân tích giới gồm sự khác biệt giữa nam và nữ vềđịa vị kinh tế - xã hội - chính trị; tác động của sự khác biệt này đối với công việc, khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và mức độ tham gia vào quá trình ra quyết định của nam và nữ.

- Phương pháp phân tích SWOT: Để phân tích được các yếu tố thuận lợi và cản trở việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn nghiên cứu.

Như vậy, bằng các phương pháp nghiên cứu trên cho phép tôi thu thập được những kết quả về thực trạng vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình và xã hội góp phần ở xã Mường Tè làm căn cứ đưa ra những phân tích, nhận xét và đánh giá đầy đủ chính xác các nội dung cần thiết phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 4.1: Bn đồ v trí ca xã Mường Tè - Huyn Vân H.

Xã Mường Tè nằm cách trung tâm của huyện Vân Hồ 50km ở phía Đông Bắc. Tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính của xã là 4.026,00ha, chiếm 1,95% diện tích tự nhiên của huyện, có vị trí giáp ranh sau:

- Phía Bắc giáp xã Song Khủa. - Phía Đông giáp Tỉnh Hoà Bình.

- Phía Đông Nam giáp xã Quang Minh. - Phía Nam giáp xã Mường Men.

- Phía Tây giáp xã Tô Múa.

4.1.1.2. Địa hình

Mường Tè là một xã miền núi có địa hình phức tạp bị chia cắt bởi các dãy núi. Hướng núi chạy theo hướng từ Tây Bắc - Đông Nam và có độ cao trung bình khoảng 1.000m. Hệ thống các khe, suối dẫn nước đa dạng tạo điều kiện cho việc

hình thành và phát triển các vùng sản xuất chuyên canh tập trung như cây ngô, trồng rừng, cây á nhiệt đới ở những thung lũng của các dãy núi.

4.1.1.3. Khí hậu

Do yếu tố độ cao và địa hình bị chia cắt mạnh nên xã Mường Tè là xã thuộc vùng khí hậu vùng cao biên giới nóng ẩm.

Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn các xã khu vực Vân Hồ, khí hậu xã có những đặc điểm chính như sau:

- Nhiệt độ trung bình trong năm là 15,80C. - Độẩm trung bình trong năm là 85%.

- Tổng lượng mưa bình quân là 1.640 mm/năm. - Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.910 giờ/năm.

4.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất

Theo kết quả tổng hợp được từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La tỷ lệ 1:100.000 trên địa bàn xã Mường Tè có những loại đất chính sau:

- Đất đỏ nâu trên đá vôi.

- Đất feralit mùn đỏ nâu trên đá vôi. - Đất feralit mùn vàng trên đá cát.

Bên cạnh đó còn có các loại đất khác. Nhìn chung tài nguyên đất của xã rất đa dạng có thể đưa được nhiều loại cây trồng đặc trưng của miền khí hậu Tây Bắc vào canh tác sản xuất.

* Tài nguyên nước:

- Nước mặt: Xã có suối Sơ Vin chảy qua, cùng với những suối, khe nhỏ khác. Đây là nguồn nước quan trọng phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong xã. Hệ thống suối, khe nhỏ khác là một trong những trữ lượng nước có thể cung cấp cho việc sinh hoạt cũng như trong sản xuất của nhân dân trong xã.

- Nước ngầm: Hiện tại nguồn nước ngầm của huyện cũng như trên địa bàn xã chưa có điều kiện để thăm dò.

* Tài nguyên rừng

Theo kết quả rà soát và quy hoạch lại 3 loại rừng tại Quyết định số 2955/QĐ-UBND ngày 17/12/2007 thì tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã Mường Tè tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 là 2.125,63 ha. Diện tích này

toàn bộ là đất lâm nghiệp có rừng. Trong đó, chủ yếu là diện tích rừng tự nhiên 1.993,90 ha, chiếm 93,80% tổng diện tích rừng; diện tích rừng trồng 131,76 ha, chiếm 6,20% tổng diện tích rừng.

*Tài nguyên khoáng sản

Là xã nằm trong vùng nghèo khoáng sản của huyện Vân Hồ. Cho đến nay chưa có tài liệu nào nghiên cứu hay nói đến nguồn khoáng sản của xã.

*Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn xã có 4 dân tộc (bao gồm: Kinh, Thái, Mường, Dao) cộng đồng các dân tộc đoàn kết, gắn bó cùng chung sống. Mỗi dân tộc đến nay vẫn giữ nét đặc trưng riêng trong đời sống, văn hoá.

Mường Tè là xã còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế và văn hoá của huyện Vân Hồ. Song cấp uỷ, chính quyền và nhân dân địa ph- ương đã thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới trong các khu dân cư, góp phần vượt qua những khó khăn thử thách. Trong những năm gần đây, được sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện, tỉnh và trung ương, bộ mặt của xã ngày càng khởi sắc, bước đầu đã đạt được những thành tựu quan trọng trên mặt trận kinh tế - xã hội và văn hoá, giữ vững an ninh trật tự - an toàn xã hội.

4.1.1.5. Hiện trạng sử dụng đất

Trước khi luật đất đai bổ sung sửa đổi năm 1993 ban hành, công tác quản lý đất đai được thực hiện trực tiếp dưới sự quản lý của tổng cục quản lý ruộng đất và sở nông- lâm nghiệp, việc quản lý nhà nước về đất đai được tiến hành trên cơ sở luật đất đai năm 1988. Xã đã hoàn thiện bản đồ giải thửa theo chỉ thị 299/TTG của chính phủ làm cơ sở bản cho công tác quản lý đất đai chặt chẽ, ổn định về mặt pháp lý.

Thời gian này, nhìn chung việc quản lý đất đai còn buông lỏng, đất đai chưa được quy chủ nên hiện trạng tranh chấp, khiếu nại về đất đai, sử dụng sai mục đích, diễn ra ở một số nơi trong xã.

Trong những năm trở lại đây, UBND xã Mường Tè, các ngành chức năng liên quan đã tổ chức học tập, tìm hiểu tuyên truyền, và quán triệt nội dung của luật đến nhân dân. Tên cơ sở các nội dung quản lý của Nhà nước về đất đai và công tác đo đạc bản đồ theo luật đất đai năm 2003.

Theo thống kê đất đai năm 2013, tổng diện tích tự nhiên của xã Mường Tè là 4.026 ha trong đó:

- Đất nông nghiệp: 2.722,71ha chiếm 67,63% diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: 220,11ha chiếm 5,47% diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: 1083,18ha chiếm 26,90% diện tích tự nhiên.

- Diện tích đất ở khu dân cư nông thôn là 112,56ha, chiếm 3,04% tổng diện tích tự nhiên.

Như vậy, tính đến nay diện tích đã dược đưa vào sử dụng là 2.942,82, chiếm 73,1% tổng diện tích tự nhiên.

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Mường Tè năm 2013

Chỉ tiêu Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%) A. Tổng diện tích tự nhiên 4.026,00 100,00

I. Tổng diện tích đất nông nghiệp 2.722,71 67,63

1. Đất trồng lúa 104,91 3,85 2. Đất trồng cây hàng năm 438,35 16,10 3. Đất trồng cây lâu năm 52,80 1,94 4. Đất phòng hộ 1.905,89 70,00 5. Đất rừng sản xuất 219,74 8,07 6. Đất nuôi trồng thủy sản 1,02 0,04

II. Đất phi nông nghiệp 220,11 5,47

1. Đất trụ sở, công trình 0,32 0,15

2. Đất di tích, danh thắng 9,85 4,48

3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 13,50 6,13

4. Đất sông, suối 141,82 64,43

5. Đất phát triển hạ tầng 36,91 16,77

6. Đất phi nông nghiệp khác - -

III. Đất chưa sử dụng 1.083,18 26,90

1. Đất có tiềm năng sản xuất lâm nghiệp - - 2. Đất có tiềm năng sản xuất nông nghiệp - -

(Nguồn: UBND xã Mường Tè)

* Diện tích đất nông nghiệp của toàn xã là 2.722,71ha, chiếm 67,63% tổng diện tích tự nhiên. Cụ thể như sau:

- Đất trồng lúa: Diện tích 104,91ha, chiếm 3,85% diện tích đất nông nghiệp. - Đất trồng cây hàng năm còn lại còn lại: Diện tích là 438,35ha, chiếm 16,10% diện tích đất nông nghiệp.

- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích 52,80ha, chiếm 1,94% diện tích đất nông nghiệp. - Đất rừng phòng hộ: Diện tích 1.905,89ha, chiếm 70% diện tích đất nông nghiệp. - Đất rừng sản xuất: Diện tích là 219,74ha, chiếm 8,07% diện tích đất nông nghiệp.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích là 1,02ha, chiếm 0,04% diện tích đất nông nghiệp.

* Diện tích đất phi nông nghiệp của toàn xã là 220,11ha, chiếm 5,47% tổng diện tích tự nhiên, gồm đất trụ sở, công trình, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông suối...

* Diện tích đất chưa sử dụng của toàn xã là 1.083,18ha, chiếm 26,90% tổng diện tích tự nhiên. Đây là những diện tích có độ dốc lớn, nhiều đá lộđầu, tầng canh tác mỏng, khó khăn về nguồn nước..., nên loại đất này chủ yếu được khai thác vào mục đích trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng. Nếu được khai thác tốt sẽ góp phần trong việc phát triển kinh tế - xã hội của xã, nâng cao đời sống, thu nhập của nhân dân.

Qua bảng số liệu ta thấy tổng diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn là 67,63%. Còn đất chưa sử dụng chiếm 26,90%, đất phi nông nghiệp là 5,47% vì vậy đại đa số người dân nơi đây vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp, tập trung chủ yếu vào sản xuất trồng lúa, ngô...

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động và việc làm việc

- Dân số: Năm 2013, toàn xã có 568 hộ với 2.957 khẩu, phân bố ở 9 bản. Trong đó chủ yếu là dân tộc Thái chiếm 76,6%; dân tộc Mường chiếm 23,0%; dân tộc Kinh chiếm 0,30%; dân tộc Dao chiếm 0,10%. Mật độ dân số bình quân có 86 người/Km2. Trong mấy năm gần đây được sự quan tâm của nhà nước tạo điều kiện cho bà con trong thị trấn ổn định sản xuất. Chương trình kế hoạch hoá gia đình được tuyên truyền nên tỷ lệ tăng dân số trong mấy năm gần đây của xã giảm. Tỷ lệ phát triển dân số năm 2013 hiện còn 1,48%.

+ Số hộ làm nông nghiệp: 529 hộ, chiếm 93,13% số hộ trong xã. + Số hộ kiêm: 49 hộ, chiếm 6,9% số hộ trong xã.

- Lao động và việc làm: Nguồn lao động trên địa bàn xã có 2.132 người, chiếm 72,1% dân số của toàn xã.

+ Số lao động làm nông nghiệp: 2.032 người, chiếm 95,31% số lao động. + Số lao động làm dịch vụ - thương mại: 100 người, chiếm 4,69% số lao động.

+ Số lao động qua đào tạo: 120 người, chiếm 5,63% tổng lao động. Với 95,31% lao động nông nghiệp hầu hết chưa qua đào tạo. Vì vậy, việc làm hiện đang là vấn đề cần quan tâm của chính quyền địa phương cũng như của người dân nhằm giải quyết lao động nông nhàn lúc kết thúc mùa vụ. Để giải quyết việc làm cho người lao động phải kết hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động phổ thông. Gắn mục tiêu giải quyết việc làm với chiến lược phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân và trật tự an toàn xã hội.

4.1.2.2. Tình hình phát triển các lĩnh vực về cơ sở hạ tầng a) Giao thông

Trong những năm qua Nhà nước, tỉnh, huyện quan tâm, đang dần đầu tư vốn nâng cấp nhiều tuyến đường từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, buôn bán trao đổi hàng hóa của nhân dân trong xã và giao lưu buôn bán với các xã lân cận. Đến nay tuyến giao thông chính nối liền với Song Khủa được nâng cấp trải nhựa nên đã tạo ra thuận lợi mới trong giao thông, đi lại của xã.

Ủy ban nhân xã và ban quản lý các bản luôn chủ động có kế hoạch tu sửa các tuyến đường liên xã, liên bản để đi lại thuận tiện với phương châm huy động sức dân lao động trực tiếp. Kết quả trong năm, toàn xã đã tổ chức sửa chữa thường kỳ 2 đợt với tổng số 34km đường và 1.610 ngày công.

Hiện trạng các tuyến giao thông trong xã có tổng chiều dài là 113,7km, trong đó:

- Các tuyến đường trục xã, liên xã với tổng chiều dài là 29,6km. - Các tuyến đường trục bản, liên bản với tổng chiều dài là 26,2km. - Các tuyến đường ngõ, xóm với tổng chiều dài là 25,1km.

- Các tuyến giao thông nội đồng với tổng chiều dài là 32,8km.

Nhìn chung, các tuyến đường trong xã chủ yếu là đường đất, đường rải cấp phối, hệ thống giao thông của xã đi lại còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong

thời gian tới cần nâng cấp, mở rộng các tuyến đường đảm bảo giao thông đi lại thuận lợi, góp phần ổn định đời sống và phát triển nền kinh tế của xã.

b) Thủy lợi và nước sinh hoạt

- Thuỷ lợi: Nhìn chung, trên địa bàn xã chưa có những hệ thống công trình thủy lợi lớn mang lại lợi ích trong việc phát triển kinh tế của xã mà hầu hết chỉ là công trình thuỷ lợi nhỏ, các hồ chứa tận dụng nguồn nước mưa vào việc sản xuất.

- Nước sinh hoạt: Toàn xã có 5 bản (bao gồm: Pơ Tào, bản Hinh, bản Hào, Săn Hiềng và Hua Pù) đã được đầu tư hệ thống nước sinh hoạt, còn lại 4 bản vẫn sử dụng nguồn nước mó và nước suối là chủ yếu. Hầu hết các công trình nước sạch này đã xuống cấp cần phải tu sửa lại.

c) Năng lượng, bưu chính viễn thông

- Về năng lượng: Hiện nay toàn xã có 9/9 bản đã có điện lưới Quốc gia, nguồn điện đã được sử dụng đến từng thôn bản, tỷ lệ hộ được sử dụng điện lưới là 100%. Nhìn chung, nguồn điện lưới đã đáp ứng được các nhu cầu cơ bản trong đời sống sinh hoạt của các hộ gia đình trong xã.

- Về bưu chính viễn thông: Trên địa bàn xã hiện có 1 bưu điện văn hoá xã phục vụ cho nhu cầu thông tin liên lạc của các cấp, các ngành và nhân dân trong xã. Tuy nhiên, chất lượng phục vụ chưa cao nhất là mạng điện thoại.

4.1.2.3. Tình hình phát triển các lĩnh vực xã hội * Ngành giáo dục và đào tạo

Công tác giáo dục luôn được sự chỉ đạo quan tâm của các cấp, các ngành, đặc biệt là xây dựng củng cố cơ sở vật chất cho nhà trường, đảm bảo đủ phòng học, đủ bàn ghế cho học sinh. Ban giám hiệu của 3 trường đã chủ động có kế hoạch mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. Chế độ chính sách đối với học sinh đã thực hiện theo đúng quy định như việc cấp phát giấy, bút cho học sinh. Đẩy mạnh công tác khuyến học, kịp thời động viên khen thưởng những người có nhiều thành tích trong học tập. Đồng thời phát huy và thực hiện có hiệu quả công tác hoạt động học tập tại cộng đồng như bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân.

Tình hình giáo dục của xã không có biến động nhiều qua vài năm trở lại đây: Đối với nhà trường luôn đảm bảo số lớp và số học sinh. Cụ thể trong năm học 2012-2013:

- Trường mầm non: Có 16 lớp, 140 học sinh và 21 cán bộ, giáo viên, trong đó nữ là 21. Các cháu đủ 6 tuổi, 100% được chuyển lên cấp tiểu học.

- Trường tiểu học: 24 lớp học, 200 học sinh và 33 cán bộ, giáo viên, trong đó nữ là 19. Tỷ lệ lên lớp đạt 99%.

- Trường THCS: Có 9 lớp, 185 học sinh và 24 cán bộ, giáo viên, trong đó giáo viên nữ là 9. Tỷ lệ lên lớp đạt 98%.

Nhìn chung, công tác giáo dục đã có nhiều đổi mới theo hướng tích cực và tiếp tục đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo hướng phát triển chung của cả nước.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Mường Tè - huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)