Trong lịch sử dân tộc người phụ nữ Việt Nam luôn là một lực lượng cách mạng quan trọng trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và kiến thiết đất nước.
Trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam cùng hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹđã thu hút nhiều thế hệ phụ nữ tham gia. Họ là học sinh, trí thức, là những người công nhân, nông dân, là thiếu nữ hay người vợ, người mẹ tiễn chồng rồi lại tiễn con, tiễn cháu lên đường chiến đấu. Trong chiến tranh, người phụ nữ có mặt ở khắp hậu phương, tiền tuyến, là chiến sĩ hay tướng cầm quyền, là người xoa dịu nỗi đau hay nạn nhân thầm lặng [10].
Không những giỏi việc nước mà họ còn đảm việc nhà. Trong hoàn cảnh sống còn nhiều khó khăn họ phải lo lắng cho gia đình đủ cơm ăn áo mặc, con cái được học hành và khỏe mạnh. Và khi người chồng đi vắng thì việc họ, việc làng người phụ nữ cũng là người lo toan hết. Thiên nhiên đã ban tặng cho phụ nữ chức năng sinh đẻ và nuôi dưỡng con cái, chăm sóc vun trồng mầm non của đất nước, bảo tồn và phát triển nòi giống. Để đảm đương trọng trách này người phụ nữ đã phải chịu bao nỗi cực nhọc nhưng họ cũng tìm thấy nguồn vui của mình. Mặt khác, họ cũng là người giữ gìn truyền thống, những giá trị tốt đẹp của thế hệ này qua thế hệ khác, gia đình Việt Nam hiện nay còn lưu giữu những phẩm chất tốt đẹp như tình nghĩa vợ chồng, lòng hiếu thảo của con đối với cha mẹ, lòng kính trọng biết ơn người già, sự giúp đỡ lẫn nhau trong họ hàng làng xóm.
Trong sản xuất, người phụ nữ cũng là người tạo ra phần lớn lương thực cho gia đình. Mọi việc đồng áng gần như dồn hết lên đôi vai gầy của người phụ nữ, nhất là ngày nay tình trạng nam giới đi kiếm việc lắm xa nhà càng nhiều. Các công việc như cày bừa ngày xưa dành cho nam giới khỏe mạnh thì bây giờ phụ nữ đảm nhận không còn là chuyện lạ. Bên cạnh việc trồng trọt họ còn làm thuê nhiều công việc phụ để tăng thu nhập cho gia đình như thuê, dịch vụ thương mại. Người phụ nữ Việt Nam góp phần xây dựng nền văn minh dân tộc bằng lao động sáng tạo và trí tuệ thông minh, bằng tình thương và đạo đức trong sáng của họ. Tuy nhiên, đến nay vị trí, vai trò của chị em trong gia đình và trong xã hộ chưa tương xứng với công lao mà họ bỏ ra. Do vậy, cần phải bù đắp xứng đáng cho phụ nữ và giúp đỡ để họ được khẳng định mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội [9].
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Là phụ nữ trong hoạt động phát triển kinh tế hộ tại xã Mường Tè - huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La.
- Phạm vi nghiên cứu: Xã Mường Tè - huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La.
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
- Địa điểm: Xã Mường Tè - huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La. - Thời gian thực tập: Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2014.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã Mường Tè - huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La.
- Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộở các nhóm hộđiều tra trên địa bàn xã.
- Các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ vào phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã.
- Những yếu tố thuận lợi và cản trở việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy và nâng cao vai trò của phụ nữ trong thời gian tới của xã Mường Tè - huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu
3.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:
Thu thập các số liệu thứ cấp trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu, số liệu thường có trong các báo cáo, các tài liệu từ UBND xã, hội phụ nữ.
3.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:
Sử dụng phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân. Tiến hành phỏng vấn người phụ nữở các hộ gia đình để thu thập số liệu cần thiết.
- Đối tượng: Số lượng phỏng vấn gồm 60 hộ dân trong xã.
- Chọn vùng nghiên cứu: Dựa vào vị trí địa lý, địa hình của xã để phân khu vực nghiên cứu.
* Khu bắc (bản Chiềng Ban) là bản nằm ở phía bắc trung tâm xã, các chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, có tổng số hộ là 60 hộ, tỷ lệ hộ nghèo 26,67%, hộ cận nghèo là 48,33%, hộ khác (trung bình, khá) là 25%.
* Khu nam (bản Mường Tè) là bản nằm ở phía nam trung tâm xã, các hộ trong thôn chủ yếu sản xuất nông nghiệp là chính, là thôn kém phát triển nhất ở trong xã có tổng số hộ là 55 hộ, có tỷ lệ nghèo là 36,36% hộ cận nghèo là 49,1%, hộ khác là 14,54%.
* Khu trung tâm xã (bản Nhúng) là bản nằm ở trung tâm của xã, có nhiều hộ buôn bán, dịch vụ nhỏ đa số là các hộ kiêm nông nghiệp và có tổng số hộ là 63 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 17,46%, hộ cận nghèo là 47,62%, còn nhóm hộ khác là 34,92%.
Chọn mẫu nghiên cứu:
- Chọn các thôn phân bố rải rác khắp cả xã, gồm thôn phát triển và thôn kém phát triển.
Lập danh sách các hộ khác (hộ trung bình, khá), hộ cận nghèo và hộ nghèo và chọn phi ngẫu nhiên có điều kiện 50% số hộ trong các danh sách này cụ thể như sau:
+ Danh sách nhóm hộ khác (hộ trung bình, khá) chọn ngẫu nhiên 18/45 hộ với khoảng cách 2 hộ chọn ra 1 hộđểđiều tra bảng hỏi.
+ Danh sách nhóm hộ cận nghèo chọn ngẫu nhiên 25/86 hộ với khảng cách 2 hộ chọn ra 1 hộđểđiều tra bảng hỏi.
+ Danh sách nhóm hộ nghèo chọn ngẫu nhiên 17/47 hộ với khoảng cách 2 hộ chọn 1 hộđểđiều tra bảng hỏi.
Số liệu thu thập được mang tính chất toàn xã, mỗi thôn 20 hộ và phân theo tỷ lệở các nhóm hộ.
Tiêu chí phân loại hộ gia đình: Theo quy định của thông tư thì tiêu chí để điều tra, rà soát là thực hiện theo Quyết định số 09/2011/QĐ- TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015.
Theo Chỉ thị số 1752/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Tiêu chí hộ nghèo khu vực nông thôn được quy định: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400 ngàn đồng/người/tháng trở xuống; khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 500 ngàn đồng/người/tháng trở xuống.
- Đối với tiêu chí hộ cận nghèo được xác định như sau: Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 - 520.000 đồng/người/tháng; khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 - 650.000 đồng/người/tháng. Đây là những quy định mới nhất về tiêu chuẩn nghèo để tiến hành điều tra, lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên toàn quốc.
- Nhóm hộ khác (hộ trung bình, khá giả): Là những hộ có mức thu nhập cao hơn so với nhóm hộ nghèo và cận nghèo.
Kết quả chọn mẫu được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1: Kết quả lựa chọn nhóm hộ điều tra Các
khu Tên Thôn
Số hộ điều tra
Phân theo mức sống Nghèo Cận nghèo Khác
Khu 1 Bản Nhúng 20 4 8 8
Khu 2 Bản Chiềng Ban 20 6 8 6
Khu 3 Bản Mường Tè 20 7 9 4
Tổng 3 60 17 25 18
- Số hộ nghèo, cận nghèo được tính bằng lấy số bảng hỏi của thôn nhân với số hộ nghèo, cận nghèo, trong thôn và chia cho tổng số hộ của thôn.
- Nội dung phỏng vấn: Hộ gia đình xem phụ lục.
3.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Phương pháp phân tích thống kê: Được sử dụng để phân loại thu nhập theo các mức độ khác nhau: Hộ khác (trung bình, khá giả), hộ cận nghèo và hộ nghèo.
- Phương pháp phân tích giới: Cơ sở phân tích giới gồm sự khác biệt giữa nam và nữ vềđịa vị kinh tế - xã hội - chính trị; tác động của sự khác biệt này đối với công việc, khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và mức độ tham gia vào quá trình ra quyết định của nam và nữ.
- Phương pháp phân tích SWOT: Để phân tích được các yếu tố thuận lợi và cản trở việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn nghiên cứu.
Như vậy, bằng các phương pháp nghiên cứu trên cho phép tôi thu thập được những kết quả về thực trạng vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình và xã hội góp phần ở xã Mường Tè làm căn cứ đưa ra những phân tích, nhận xét và đánh giá đầy đủ chính xác các nội dung cần thiết phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 4.1: Bản đồ vị trí của xã Mường Tè - Huyện Vân Hồ.
Xã Mường Tè nằm cách trung tâm của huyện Vân Hồ 50km ở phía Đông Bắc. Tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính của xã là 4.026,00ha, chiếm 1,95% diện tích tự nhiên của huyện, có vị trí giáp ranh sau:
- Phía Bắc giáp xã Song Khủa. - Phía Đông giáp Tỉnh Hoà Bình.
- Phía Đông Nam giáp xã Quang Minh. - Phía Nam giáp xã Mường Men.
- Phía Tây giáp xã Tô Múa.
4.1.1.2. Địa hình
Mường Tè là một xã miền núi có địa hình phức tạp bị chia cắt bởi các dãy núi. Hướng núi chạy theo hướng từ Tây Bắc - Đông Nam và có độ cao trung bình khoảng 1.000m. Hệ thống các khe, suối dẫn nước đa dạng tạo điều kiện cho việc
hình thành và phát triển các vùng sản xuất chuyên canh tập trung như cây ngô, trồng rừng, cây á nhiệt đới ở những thung lũng của các dãy núi.
4.1.1.3. Khí hậu
Do yếu tố độ cao và địa hình bị chia cắt mạnh nên xã Mường Tè là xã thuộc vùng khí hậu vùng cao biên giới nóng ẩm.
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn các xã khu vực Vân Hồ, khí hậu xã có những đặc điểm chính như sau:
- Nhiệt độ trung bình trong năm là 15,80C. - Độẩm trung bình trong năm là 85%.
- Tổng lượng mưa bình quân là 1.640 mm/năm. - Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.910 giờ/năm.
4.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất
Theo kết quả tổng hợp được từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La tỷ lệ 1:100.000 trên địa bàn xã Mường Tè có những loại đất chính sau:
- Đất đỏ nâu trên đá vôi.
- Đất feralit mùn đỏ nâu trên đá vôi. - Đất feralit mùn vàng trên đá cát.
Bên cạnh đó còn có các loại đất khác. Nhìn chung tài nguyên đất của xã rất đa dạng có thể đưa được nhiều loại cây trồng đặc trưng của miền khí hậu Tây Bắc vào canh tác sản xuất.
* Tài nguyên nước:
- Nước mặt: Xã có suối Sơ Vin chảy qua, cùng với những suối, khe nhỏ khác. Đây là nguồn nước quan trọng phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong xã. Hệ thống suối, khe nhỏ khác là một trong những trữ lượng nước có thể cung cấp cho việc sinh hoạt cũng như trong sản xuất của nhân dân trong xã.
- Nước ngầm: Hiện tại nguồn nước ngầm của huyện cũng như trên địa bàn xã chưa có điều kiện để thăm dò.
* Tài nguyên rừng
Theo kết quả rà soát và quy hoạch lại 3 loại rừng tại Quyết định số 2955/QĐ-UBND ngày 17/12/2007 thì tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã Mường Tè tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 là 2.125,63 ha. Diện tích này
toàn bộ là đất lâm nghiệp có rừng. Trong đó, chủ yếu là diện tích rừng tự nhiên 1.993,90 ha, chiếm 93,80% tổng diện tích rừng; diện tích rừng trồng 131,76 ha, chiếm 6,20% tổng diện tích rừng.
*Tài nguyên khoáng sản
Là xã nằm trong vùng nghèo khoáng sản của huyện Vân Hồ. Cho đến nay chưa có tài liệu nào nghiên cứu hay nói đến nguồn khoáng sản của xã.
*Tài nguyên nhân văn
Trên địa bàn xã có 4 dân tộc (bao gồm: Kinh, Thái, Mường, Dao) cộng đồng các dân tộc đoàn kết, gắn bó cùng chung sống. Mỗi dân tộc đến nay vẫn giữ nét đặc trưng riêng trong đời sống, văn hoá.
Mường Tè là xã còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế và văn hoá của huyện Vân Hồ. Song cấp uỷ, chính quyền và nhân dân địa ph- ương đã thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới trong các khu dân cư, góp phần vượt qua những khó khăn thử thách. Trong những năm gần đây, được sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện, tỉnh và trung ương, bộ mặt của xã ngày càng khởi sắc, bước đầu đã đạt được những thành tựu quan trọng trên mặt trận kinh tế - xã hội và văn hoá, giữ vững an ninh trật tự - an toàn xã hội.
4.1.1.5. Hiện trạng sử dụng đất
Trước khi luật đất đai bổ sung sửa đổi năm 1993 ban hành, công tác quản lý đất đai được thực hiện trực tiếp dưới sự quản lý của tổng cục quản lý ruộng đất và sở nông- lâm nghiệp, việc quản lý nhà nước về đất đai được tiến hành trên cơ sở luật đất đai năm 1988. Xã đã hoàn thiện bản đồ giải thửa theo chỉ thị 299/TTG của chính phủ làm cơ sở bản cho công tác quản lý đất đai chặt chẽ, ổn định về mặt pháp lý.
Thời gian này, nhìn chung việc quản lý đất đai còn buông lỏng, đất đai chưa được quy chủ nên hiện trạng tranh chấp, khiếu nại về đất đai, sử dụng sai mục đích, diễn ra ở một số nơi trong xã.
Trong những năm trở lại đây, UBND xã Mường Tè, các ngành chức năng liên quan đã tổ chức học tập, tìm hiểu tuyên truyền, và quán triệt nội dung của luật đến nhân dân. Tên cơ sở các nội dung quản lý của Nhà nước về đất đai và công tác đo đạc bản đồ theo luật đất đai năm 2003.
Theo thống kê đất đai năm 2013, tổng diện tích tự nhiên của xã Mường Tè là 4.026 ha trong đó:
- Đất nông nghiệp: 2.722,71ha chiếm 67,63% diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: 220,11ha chiếm 5,47% diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: 1083,18ha chiếm 26,90% diện tích tự nhiên.
- Diện tích đất ở khu dân cư nông thôn là 112,56ha, chiếm 3,04% tổng diện tích tự nhiên.
Như vậy, tính đến nay diện tích đã dược đưa vào sử dụng là 2.942,82, chiếm 73,1% tổng diện tích tự nhiên.
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Mường Tè năm 2013
Chỉ tiêu Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%) A. Tổng diện tích tự nhiên 4.026,00 100,00
I. Tổng diện tích đất nông nghiệp 2.722,71 67,63
1. Đất trồng lúa 104,91 3,85 2. Đất trồng cây hàng năm 438,35 16,10 3. Đất trồng cây lâu năm 52,80 1,94 4. Đất phòng hộ 1.905,89 70,00 5. Đất rừng sản xuất 219,74 8,07 6. Đất nuôi trồng thủy sản 1,02 0,04
II. Đất phi nông nghiệp 220,11 5,47
1. Đất trụ sở, công trình 0,32 0,15
2. Đất di tích, danh thắng 9,85 4,48
3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 13,50 6,13